Thứ ba 07/05/2024 09:07 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thành phố Thanh Hóa: Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc trong dịp Tết Giáp Thìn 2024

09:07 | 13/01/2024

(Xây dựng) - Để phục vụ nhân dân vui Tết, đón xuân, thành phố Thanh Hóa sẽ tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao sôi động. Theo kế hoạch, các hoạt động chào mừng năm mới sẽ kéo dài từ trước Tết Nguyên đán đến qua rằm tháng Giêng, diễn ra tại nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn thành phố.

Thành phố Thanh Hóa: Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc trong dịp Tết Giáp Thìn 2024
Nhiều hoạt động được tổ chức tại công viên Hội An.

Mở đầu cho chuỗi sự kiện trên là các hoạt động tổ chức tại công viên Hội An (từ 25 tháng Chạp năm Quý Mão đến mùng 4 Tết). Khách du xuân tham dự tại đây sẽ được đắm mình trong không gian Tết xưa của phố cổ Hội An với những hình ảnh Tết cổ truyền mang đậm màu sắc dân gian, những món ẩm thực hấp dẫn. Điểm vui chơi này còn có mô hình linh vật năm Giáp Thìn với hình tượng con rồng dũng mãnh trong truyền thuyết dân gian. Dự kiến sẽ là điểm check-in lý tưởng cho các bạn trẻ, muốn lưu lại những hình ảnh đẹp ngày xuân. Cùng với đó là nhiều hoạt động mang dấu ấn xưa như: Vẽ tranh, viết chữ thư pháp, phác họa chân dung, nặn tò he, trưng bày sinh vật cảnh và các gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP.

Thành phố Thanh Hóa: Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc trong dịp Tết Giáp Thìn 2024
Các gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Ngày mùng 4 Tết, lễ hội trình diễn thư pháp và cho chữ đầu xuân sẽ diễn ra tại Khu văn hóa tưởng niệm Bác Hồ, cũng tại đây còn tổ chức trưng bày các hình ảnh, thông tin nêu bật những sự kiện kinh tế - chính trị tiêu biểu của thành phố và tỉnh Thanh Hóa trong năm 2023.

Đáng chú ý, tại làng cổ Đông Sơn sẽ diễn ra hoạt động văn hóa mang chủ đề “Tết xưa làng cổ”. Diễn ra từ ngày 25 tháng Chạp năm Quý Mão đến mùng 6 Tết Giáp Thìn, nhiều chương trình mang nội dung xa xưa, thú vị như: Tái hiện chợ Tết quê, các món ăn truyền thống ngày Tết, thi gói bánh chưng... Cùng với đó là các hoạt động thi đấu, giao lưu văn hóa, thể thao, các trò chơi, trò diễn dân gian…

Cùng thời gian trên, tại Thái Miếu nhà Hậu Lê sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội, tôn vinh công đức tiền nhân, bao gồm: Tế lễ khai xuân, các trò chơi kéo chữ “Đồng xuân thưởng lạc”, “Thiên hạ thái bình”; trò múa Xuân Phả, vật cù, cờ thẻ, cờ người, viết thư pháp, đấu vật, kéo co…

Thành phố Thanh Hóa: Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc trong dịp Tết Giáp Thìn 2024
Nhiều hoạt động thú vị sẽ diễn ra tại khu vực Tượng đài Lê Lợi.

Cùng với các hoạt động trên, vào mùng 4 Tết tại khu vực Tượng đài Lê Lợi, sẽ diễn ra Hội diễn Vovinam các câu lạc bộ tỉnh Thanh Hóa. Đây sẽ là lễ hội Vovinam lớn nhất từ trước tới nay, nhân sự kiện Vovinam – Việt võ đạo được chính thức công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp quốc gia. Lễ hội sẽ đem đến cho người xem những tiết mục mang tính thượng võ như: Trình diễn lân sư rồng; các bài thi biểu diễn quyền, trình diễn nội công…

Để chuẩn bị cho các hoạt động trên diễn ra tốt đẹp, trong những ngày đầu năm 2024, UBND thành phố Thanh Hóa đang tập trung cùng các Sở, ngành, đơn vị liên quan phối hợp triển khai công tác chuẩn bị tổ chức, đảm bảo tinh thần vui tươi, lành mạnh, trang trọng và tiết kiệm.

Đào Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đặc sắc Chương trình nghệ thuật "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" với sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

  • Về với Điện Biên

    (Xây dựng) - Những ngày này, cả nước đang cùng hoà chung không khí nô nức Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu” của quân - dân ta (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhạc sĩ - nhà báo Tào Khánh Hưng, Phó tổng biên tập Báo Xây dựng đã sáng tác ca khúc “Về với Điện Biên”. Đây là bài hát hưởng ứng cuộc vận động của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “Ủng hộ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên” (lễ phát động ngày 14/5/2023); cùng “Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ” của Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam và UBND tỉnh Điện Biên phát động (19/3/2024).

  • Tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đến với người dân Hà Nội bằng công nghệ 3D mapping

    (Xây dựng) - Từ tối 3/5 đến hết ngày 7/5/2024, người dân Hà Nội có thể chiêm ngưỡng bức tranh panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại khu vực tượng đài Cảm tử (41 Hàng Dầu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những bức tranh đề tài chiến tranh lớn nhất thế giới.

  • Khánh thành bức Phù điêu Bài ca chiến thắng ở Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Bức Phù điêu “Bài ca Chiến thắng” của tác giả Nguyễn Đức Luận, cao 2,7m, rộng 3,7m, có điểm nhấn là hình ảnh đoàn quân chiến thắng, nhân dân các dân tộc Tây Bắc cầm cờ, hoa chào đón bộ đội Cụ Hồ.

  • Những Thủy tổ vùng đất thiêng Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Vùng đất Bắc Ninh – Kinh Bắc, không chỉ được biết đến là cái nôi của Thủy tổ Quan họ (nơi có đền thờ Đức Vua Bà, người khai sinh ra làn điệu Dân ca Quan họ nổi danh năm Châu) mà ở vùng đất thiêng này, còn là nơi khởi nguồn của rất nhiều Thủy tổ khác.

  • Hạ Long (Quảng Ninh): Khai hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn năm 2024

    (Xây dựng) - Sáng 1/5, tại Cụm Di tích lịch sử Quốc gia Núi Bài Thơ, thành phố Hạ Long, đã diễn ra khai mạc Lễ hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn năm 2024. Lễ hội nằm trong chuỗi sự kiện thuộc Tuần Du lịch Hạ Long 2024, nhằm góp phần gìn giữ văn hóa tín ngưỡng và quảng bá, kích cầu du lịch địa phương.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load