Thứ bảy 21/12/2024 22:11 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Thành phố Lai Châu: Hướng đến xây dựng thành phố đạt đô thị loại II

16:08 | 26/04/2021

(Xây dựng) - Sự phát triển đô thị ngày càng nhanh đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với thành phố Lai Châu trong công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý đất đai, trật tự xây dựng nói riêng. Việc nâng cao công tác này nhằm hướng đến xây dựng thành phố đạt đô thị loại II trong tương lai.

thanh pho lai chau huong den xay dung thanh pho dat do thi loai ii
Góc nhìn toàn cảnh thành phố Lai Châu, công tác quản lý quy hoạch đô thị được định hướng và có tầm nhìn (Ảnh: Internet).

Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn thành phố Lai Châu diễn ra nhanh chóng, dân số đô thị tăng nhanh; các công trình xây dựng tăng mạnh cả về số lượng và quy mô, đa dạng về nguồn vốn làm thay đổi nhanh diện mạo đô thị và các vùng lân cận, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng nhưa của tỉnh. Chính sự phát triển đó khiến công tác quản lý đô thị được chú trọng đặc biệt ở các cấp, các ngành của thành phố.

Định hướng công tác quản lý đô thị theo quy hoạch

Thành phố đã có nhiều thay đổi trong công tác thực hiện quy hoạch, quản lý quy hoạch và thu hút đầu tư, tạo diện mạo của một đô thị mới, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư. Các dự án dân cư, du lịch sinh thái, thương mại dịch vụ các công trình công cộng; các tuyến đường giao thông trục chính đã bê tông nhựa hoá, hệ thống hạ tầng phát triển tương đối đồng bộ với sự phát triển kinh tế - xã hội của của thành phố. Cùng với đó thành phố đã chủ động phối hợp với Sở Xây dựng cùng các ngành chức năng của tỉnh rà soát điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố Lai Châu và vùng phụ cận đến năm 2035 (Quyết định số 581/QĐ-UBND ngày 20/5/2020); Chủ trì xây dựng trình UBND thành phố phê duyệt Quy chế quản lý đô thị thành phố (Quyết định số 2853/QĐ-UBND ngày 28/12/2018); hoàn thành việc xây dựng quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc (Quyết định số 43/2018/QĐ-UBND ngày 14/12/2018); đầu tư xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh; triển khai xây dựng Chương trình phát triển đô thị thành phố Lai Châu giai đoạn 2017-2030 (Quyết định số 234/QĐ-UBND ngày 12/3/2018) đây là cơ sở pháp lý quan trọng phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đô thị, phát triển đô thị thành phố.

Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, thành phố đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, khẳng định được vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, là đầu tầu trong phát triển kinh tế của tỉnh. Tính trước thời điểm xác nhập xã Sùng Phài một số chỉ tiêu về hạ tầng kinh tế - xã hội đã đạt được cụ thể: 100% đường giao thông nông thôn được cứng hóa mặt đường; 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% tuyến đường chính, 90% ngõ hẻm được lắp đặt điện chiếu sáng; 85% các tuyến đường khu vực nội thị được đầu tư trồng cây xanh, thảm cỏ; 100% dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% dân số nội thị, 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch. Hệ thống giao thông được quy hoạch và đầu tư đồng bộ, tạo cơ hội và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Trên cơ sở số liệu đã được tiến hành kiểm tra, rà soát sơ bộ các tiêu chí đô thị loại II, hiện tại thành phố đạt 66/100 điểm trong đó: Có 34 tiêu chí đạt điểm tối đa, 10 tiêu chí đạt điểm tối thiểu, 15 tiêu chí chưa đạt điểm. Một số tiêu chí như: Quy mô dân số; thu nhập bình quân đầu người, cơ sở giáo dục; đào tạo cấp đô thị; tỷ lệ nước thải được xử lý đạt quy chuẩn còn ở mức thấp.

thanh pho lai chau huong den xay dung thanh pho dat do thi loai ii
Thành phố Lai Châu nổi bật lên giữa những dãy núi trùng điệp (Ảnh: Internet).

Các giải xây dựng hướng tới đô thị loại II

Theo ông Lương Chiến Công - Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Lai Châu: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý đô thị, xây dựng thành phố Lai Châu hướng tới đô thị loại II, thành phố cần thực hiện một số những giải pháp trong thời gian tới như sau:

Một là, xác định tầm quan trọng của công tác quy hoạch, không ngừng đẩy mạnh vai trò công tác lập quy hoạch và nâng cao chất lượng quy hoạch. Trong quản lý đô thị công tác quy hoạch phải được ưu tiên đầu tư đi trước một bước, là tiền đề để định hướng và bảo đảm tính đồng bộ trong quá trình xây dựng phát triển cũng như cải tạo và chỉnh trang đô thị; công khai các thông tin về quy hoạch, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc cảnh quan đến các địa bàn dân cư để công dân biết rõ, chấp hành.

Hai là, huy động các nguồn tài chính từ ngân sách, đặc biệt chú trọng việc đổi mới cơ chế, chính sách phát triển đô thị trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, nhà ở, quản lý khai thác sử dụng công trình đô thị, kết hợp với các chính sách phù hợp để huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, nội lực trong nhân dân, thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư cho phát triển đô thị để tập trung đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, nâng cao chất lượng, tiện nghi, môi trường sống cho nhân dân thành phố.

Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm, triệt để các hành vi phạm; cương quyết phá dỡ, tổ chức cưỡng chế phá dỡ các công trình xây dựng không phép, sai quy hoạch, sai phép để răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm khác. Thường xuyên tuyên truyền, vận động cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhân dân biết về chủ trương thực hiện. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động tới nhân dân gắn với thực hiện nghiêm quy chế quản lý đô thị.

Bốn là, cần đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới tư duy trong quản lý Nhà nước về đô thị, cải cách thủ tục hành chính đi đôi với việc nâng cao phẩm chất, năng lực và trình độ cán bộ quản lý đô thị các cấp. Tăng cường phân cấp quản lý đô thị, nâng cao quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền địa phương, tổ chức bộ máy tinh giản, gọn nhẹ nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực quản lý, đồng thời chú trọng hơn nữa công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.

Năm là, khẩn trương hoàn chỉnh quy hoạch các khu đô thị mới làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng, chỉnh trang đô thị trong giai đoạn 2020 - 2025; Ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã Sùng Phài triển khai lập danh mục đầu tư, cải tạo, nâng cấp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đảm bảo kết nối hạ tầng đô thị khu vực; phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Lai Châu các giai đoạn tiếp theo.

thanh pho lai chau huong den xay dung thanh pho dat do thi loai ii
Quy hoạch đô thị Thành phố Lai Châu sáng, xanh, sạch, đẹp (Ảnh: Internet).

Gắn việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý đô thị và xây dựng thành phố Lai Châu hướng tới đô thị loại II vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IV, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đây chính là dấu ấn, tiền đề quan trọng để Đảng bộ Thành phố Lai Châu tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đoàn kết, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Thành phố Lai Châu phát triển toàn diện và bền vững.

Hà Khánh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thành phố Huế trực thuộc Trung ương trụ sở 2 quận mới đặt ở đâu?

    (Xây dựng) - Từ đầu năm 2025, thành phố Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương, bộ máy chính quyền chính thức đi vào vận hành. Lúc này, trụ sở quận mới Phú Xuân, Thuận Hóa được đặt ở đâu, nhân sự thế nào?

  • Chủ động, linh hoạt trong phân vùng môi trường

    Triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch và các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo phân vùng trên địa bàn; hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, phương tiện gây ô nhiễm.

  • Hạ Long (Quảng Ninh): Đặt mục tiêu bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2025

    (Xây dựng) - Ngày 19/12, thành phố Hạ Long đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và xác định phương hướng nhiệm vụ cho năm 2025. Thành phố đặt quyết tâm bứt phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế năm 2025, xây dựng đô thị kiểu mẫu và bảo vệ môi trường bền vững.

  • Thành phố Huế: Đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng đô thị sau khi thành lập 2 quận mới

    (Xây dựng) - Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc thành phố Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND thành phố Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

  • Kiến An (Hải Phòng): Đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, thu hút đầu tư, tăng cường chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Ngày 18/12, Quận ủy Kiến An tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Trong năm 2024, kinh tế - xã hội quận tiếp tục phát triển, tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 1.005 tỷ đồng, bằng 188% kế hoạch thành phố giao, đạt 195% so với cùng kỳ.

  • Tuyên Quang tăng cường thực hiện quy hoạch, phát triển hạ tầng đô thị

    (Xây dựng) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII của tỉnh Tuyên Quang nhấn mạnh: “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị động lực, công nghệ thông tin đồng bộ, theo hướng hiện đại” là 1 trong 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020 – 2025. Để hiện thực hóa mục tiêu của Đại hội, tỉnh Tuyên Quang ban hành các Nghị quyết, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nhanh chóng triển khai Nghị quyết theo chuyên môn, nhiệm vụ từng ngành.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load