Thứ bảy 21/12/2024 22:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Thành phố Hồ Chí Minh xin cơ chế tài chính triển khai tuyến đường sắt đô thị

14:37 | 17/02/2024

(Xây dựng) - Ngày 16/2, báo cáo tại cuộc họp Hội đồng tư vấn triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và Tổ chuyên gia tư vấn xây dựng, phát triển hệ thống đường sắt đô thị thành phố, đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị cho biết, Ban đã điều chỉnh nội dung tập trung vào 14 cơ chế nhằm giúp Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thuận lợi hơn trong việc triển khai tuyến đường sắt đô thị.

Thành phố Hồ Chí Minh xin cơ chế tài chính triển khai tuyến đường sắt đô thị
Cuộc họp Hội đồng tư vấn triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và Tổ chuyên gia tư vấn xây dựng, phát triển hệ thống đường sắt đô thị thành phố (ảnh: Minh Hiệp).

Cụ thể: Cho phép Thành phố Hồ Chí Minh được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố liên quan đến hệ thống đường sắt đô thị gắn liền với vùng phụ cận các nhà ga nhằm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo những chuẩn mực của các thành phố đã thành công trên thế giới, đạt được các mục tiêu về phát triển đô thị xác định tại các Nghị quyết của Trung ương và của thành phố theo trình tự, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng do thành phố quyết định; cho phép thành phố thực hiện thu hồi đất dự án tổng thể toàn hệ thống đường sắt đô thị và dự án phát triển đô thị vùng phụ cận các nhà ga để thực hiện mô hình phát triển giao thông công cộng (TOD) ngay sau khi chủ trương đầu tư dự án tổng thể toàn hệ thống đường sắt đô thị được Quốc hội quyết định; được đấu giá quyền sử dụng đất với mục đích phát triển dự án khu đô thị TOD theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và sử dụng toàn bộ số tiền thu được để đầu tư trực tiếp cho dự án phát triển hệ thống đường sắt đô thị.

Được phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình hoặc các hình thức huy động vốn hợp pháp khác không phụ thuộc vào hạn mức trần nợ công áp dụng cho thành phố theo từng năm và trong cả giai đoạn đến năm 2035 để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại mỗi thành phố; được sử dụng ngân sách thành phố để đặt hàng các cơ sở giáo dục chất lượng cao trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực đường sắt đô thị theo nhu cầu; cho phép ban hành mức thu nhập, chế độ đãi ngộ hấp dẫn đối với các nhân sự làm việc cho Tập đoàn Đường sắt đô thị - TOD để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn phục vụ mục tiêu xây dựng và phát triển đường sắt đô thị từ nguồn ngân sách thành phố…

Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng tư vấn và tổ chuyên gia đã góp ý về Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị (metro) kết hợp mô hình phát triển đô thị theo mô hình TOD trên địa bàn.

Theo Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, nhiệm vụ làm 220km đường sắt đến năm 2035 theo Kết luận 49 của Bộ Chính trị đối với thành phố là rất khó khăn, khi trên thực tế tuyến Metro số 1 mất tới 20 năm.

Thành phố Hồ Chí Minh xin cơ chế tài chính triển khai tuyến đường sắt đô thị
Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều cơ chế thuận lợi trong việc triển khai tuyến đường sắt đô thị.

Đối với đề án này, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đề xuất cần có tổ hợp đa ngành bởi có nhiều vấn đề nằm ngoài tầm với của Ban Quản lý đường sắt đô thị như quy hoạch, tài chính, quản lý. Đồng thời, thống nhất với đề xuất thành lập Tập đoàn Đường sắt đô thị và Tập đoàn TOD. Tập đoàn này khi thành lập sẽ như một Công ty cổ phần, trong đó thành viên sẽ là các Sở, ban, ngành tham gia Đề án, còn UBND Thành phố Hồ Chí Minh là “nhạc trưởng”, là cơ quan có cổ phần cao nhất trong Tập đoàn, điều phối nhịp nhàng các Sở, ngành. Các Sở, ngành liên quan đều tham gia vào việc lập đề án và thực hiện.

Góp ý cho thành phố về hoạt động của Hội đồng tư vấn Nghị quyết 98, PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh, nhiệm vụ trong năm 2024 của thành phố còn thiếu các chương trình đào tạo nhân lực. Việc đào tạo nhân lực của thành phố cần gắn với hệ sinh thái và đặc thù phát triển thành phố, chuyển đổi cấu trúc phát triển sang các ngành công nghệ cao.

TS. Trần Du Lịch cho rằng các ý kiến chuyên gia tư vấn phong phú, trong đó hầu hết các ý kiến ủng hộ xây dựng đề án tổng thể và sau đó các cấp thẩm quyền phê duyệt, phân cấp cho chính quyền thành phố phê duyệt từng đề án cụ thể. Thống nhất có một số cơ chế đặc thù, mô hình, cách tổ chức để triển khai trong thời gian ngắn. Các ý kiến cũng thể hiện thống nhất 14 kiến nghị; về tài chính cần làm rõ hơn, dự kiến nguồn ngân sách, huy động từ TOD, các nguồn khác cần làm rõ chi tiết; trong đó khẳng định làm rõ không xin ngân sách Trung ương, mà xin cơ chế TOD, cơ chế phát hành trái phiếu…

Thành phố Hồ Chí Minh xin cơ chế tài chính triển khai tuyến đường sắt đô thị
Thành phố Hồ Chí Minh xin cơ chế tài chính triển khai tuyến đường sắt đô thị để không xin ngân sách Trung ương.

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi khẳng định, không chỉ liên quan đến đường sắt đô thị mà đối với các vấn đề khác, UBND thành phố đều chỉ đạo tiếp cận đa ngành, tổng thể theo mục tiêu phát triển bền vững và lấy người dân làm trung tâm.

Cụ thể, khi xây dựng hệ thống metro, ông Mãi cho biết tư duy đa ngành được thành phố tiếp cận ngay từ đầu, trong đó Ban Quản lý đường sắt đô thị đóng vai trò thường trực, các Sở, ngành liên quan phối hợp dưới sự chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố.

UBND thành phố sẽ rà soát, có phân công cụ thể để làm rõ việc liên ngành, trách nhiệm và các mốc thời gian, kiểm soát đồng bộ, để tăng hiệu quả. Đối với đề xuất thành lập Tập đoàn metro và TOD, ông Mãi cho biết sẽ nghiên cứu thêm vấn đề này, có thể xem xét thêm đề xuất các bên liên quan cần tham gia từ đầu để có sự đồng thuận.

Về vấn đề tài chính thực hiện đề án, ông Mãi khẳng định, thành phố không xin ngân sách Trung ương, mà xin cơ chế tài chính để thành phố thực hiện. Việc làm thực hiện thí điểm, dự kiến thí điểm 1-3 năm, khi xong chuẩn bị dự án, bắt tay làm tiếp các gói còn lại, vẫn giữ mốc thời gian năm 2035 theo Kết luận 49 để thực hiện dự án.

Về thời gian triển khai, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị trong quý I/2024 sẽ thông qua đề án trình Bộ Chính trị và Quốc hội, nếu đủ điều kiện sẽ trình Quốc hội trong kỳ họp giữa năm nay.

Quang Hải

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đồng Nai: Khởi công đường Vành đai 1 thành phố Long Khánh hơn 1.300 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Dự án đường Vành đai 1 thành phố Long Khánh có tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng vừa được khởi công. Đây là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai và thành phố Long Khánh nhằm kết nối hạ tầng giao thông, giải quyết áp lực về giao thông cho tuyến Quốc lộ 1.

  • Thái Bình sẽ sớm khắc phục bất cập việc cấp nước sạch nông thôn

    (Xây dựng) – Đây là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lại Văn Hoàn tại cuộc họp ngày 20/12, do UBND tỉnh tổ chức về tình hình khắc phục các vướng mắc trong vấn đề nước sạch nông thôn tại trạm cấp nước xã Hồng Minh (huyện Hưng Hà) và xã Thượng Hiền (huyện Kiến Xương).

  • Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công hoàn thành 3.000km đường cao tốc vào cuối năm 2025

    (Xây dựng) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.

  • Quảng Bình: Khắc phục hư hỏng cầu bản Cồn Cùng

    (Xây dựng) - Cầu bản Cồn Cùng, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy hư hỏng nghiêm trọng sau bão số 6. Do vậy, UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để khắc phục hư hỏng của cây cầu này.

  • Khánh thành công trình đường kiểm tra cột mốc 1244 Cửa khẩu Chi Ma

    (Xây dựng) - Vừa qua, tại xã Tú Mịch (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn), Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chi Ma đã phối hợp với Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) tổ chức lễ khánh thành công trình đường kiểm tra cột mốc, bảo vệ biên giới số 1244, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024).

  • Lào Cai: Công bố mở Cảng cạn Đông Phố Mới

    (Xây dựng) – Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Quyết định số 1549/QĐ-BGTVT công bố mở Cảng cạn Đông Phố Mới (Lào Cai). Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load