Thứ bảy 21/12/2024 18:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thành phố Hồ Chí Minh: Thông xe cầu Nam Lý hơn 700 tỷ đồng, giảm ùn tắc cửa ngõ phía Đông

15:45 | 02/10/2024

(Xây dựng) - Sáng 02/10, cầu Nam Lý trên đường Đỗ Xuân Hợp (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) có vốn đầu tư gần 732 tỷ đồng đã chính thức thông xe, góp phần giảm ùn tắc, chỉnh trang đô thị khu Đông thành phố.

Thành phố Hồ Chí Minh: Thông xe cầu Nam Lý hơn 700 tỷ đồng, giảm ùn tắc cửa ngõ phía Đông
Ông Lê Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố Hồ Chí Minh (chủ đầu tư) cho biết, dự án xây dựng cầu Nam Lý (thay thế đập Rạch Chiếc) là dự án trọng điểm giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024, tổng mức đầu tư 731,772 tỷ đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông xe cầu Nam Lý hơn 700 tỷ đồng, giảm ùn tắc cửa ngõ phía Đông
Về quy mô của dự án xây dựng mới 2 cầu bê tông cốt thép, cách nhau 0,5m, mỗi cầu dài 449m, rộng 10m với 2 làn xe. Đồng thời, xây dựng 301m đường 2 đầu cầu và đường dân sinh 2 bên cầu theo lộ giới quy hoạch. Xây dựng hệ thống chiếu sáng, trồng cây xanh, hệ thống thoát nước, tổ chức giao thông đồng bộ với công trình.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông xe cầu Nam Lý hơn 700 tỷ đồng, giảm ùn tắc cửa ngõ phía Đông
Dự án đã được khởi công ngày 8/10/2016, đến tháng 4 năm 2019 đã hoàn thành mố M2, một phần nhịp dẫn, nhịp chính, hệ thống thoát nước và tuyến đường tránh phía quận 2 cũ, tổng khối lượng đạt khoảng 40% giá trị hợp đồng. Sau đó, dự án đã phải ngừng thi công chờ bàn giao mặt bằng.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông xe cầu Nam Lý hơn 700 tỷ đồng, giảm ùn tắc cửa ngõ phía Đông
Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, sự hỗ trợ, chung tay của các Sở, ban, ngành, thành phố Thủ Đức và trên hết là sự chia sẻ, cảm thông, đồng tình, ủng hộ của người dân trong vùng thực hiện dự án đã tạo sự đồng thuận vô cùng to lớn để góp phần đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đến tháng 4/2023 đã cơ bản bàn giao đủ mặt bằng để tiếp tục tổ chức thi công công trình.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông xe cầu Nam Lý hơn 700 tỷ đồng, giảm ùn tắc cửa ngõ phía Đông
Sau khi tiếp nhận phần mặt bằng đã bàn giao, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố đã cùng các đơn vị thi công và đơn vị tư vấn triển khai ngay công tác tập kết vật tư, thiết bị, chuẩn bị mặt bằng tổ chức thi công... Đến nay, đã hoàn thành phần cầu và đường dẫn 2 đầu cầu để đưa vào khai thác, phục vụ người dân. Hạng mục đường dân sinh và các công tác hoàn thiện còn lại sẽ tiếp tục thi công để hoàn thành toàn bộ công trình trong tháng 12/2024.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông xe cầu Nam Lý hơn 700 tỷ đồng, giảm ùn tắc cửa ngõ phía Đông
Theo Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố, cầu Nam Lý có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thủ Đức nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Về đường bộ, cầu Nam Lý kết nối tuyến đường Đỗ Xuân Hợp là tuyến trục qua các phường: An Phú, Bình Trưng Tây, Phước Long A, Phước Long B, Phước Bình phục vụ lưu thông giữa các khu dân cư lân cận và kết nối giữa tuyến đường Võ Nguyên Giáp với tuyến đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông xe cầu Nam Lý hơn 700 tỷ đồng, giảm ùn tắc cửa ngõ phía Đông
Về đường thủy, Rạch Chiếc có quy hoạch là tuyến sông cấp 4 đảm bảo yêu cầu của tuyến giao thông thủy qua ngã Rạch Chiếc sau khi khai thông tuyến đường thủy nối từ sông Sài Gòn - sông Đồng Nai. Do đó, việc xây mới cầu Nam Lý có ý nghĩa lớn đối với giao thông vận tải hàng hóa thủy, bộ và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong khu vực, góp phần phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị tại địa phương.

Thông tin công trình

Gói thầu: Xây lắp cầu và đường đầu cầu thuộc Dự án xây dựng cầu Nam Lý (thay thế đập Rạch Chiếc)

Đơn vị thi công: Tổng Công ty Thăng Long-CTCP.

Tên dự án: Xây dựng cầu Nam Lý (thay thế đập Rạch Chiếc).

Gói thầu số 6: Xây lắp cầu và đường đầu cầu.

Địa điểm xây dựng: Thành phố Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông.

Nhà thầu Liên danh: Liên danh Thành An 117 – Thăng Long – Bạch Đằng – Phương Đông.

Đơn vị thi công: Tổng Công ty Thăng Long – CTCP thi công toàn bộ phần cầu dầm hộp đúc hẫng từ trụ T4 đến T7 (bao gồm kết cấu nhịp dầm hộp BTCT DƯL, kết cấu phần dưới trụ cầu BTCT và móng cọc khoan nhồi đường kính D1,5m).

Tổng giá trị hợp đồng: 474.074.200.483 đồng. Trong đó giá trị của Tổng Công ty Thăng Long – CTCP thi công: 123.658.790.165 đồng.

Giá trị hợp đồng được điều chỉnh theo PLHĐ số 11/PLHĐ-BQLDAGT-ĐB2 ngày 18/1/2024 là 470.553.508.095 đồng. Trong đó giá trị của Tổng Công ty Thăng Long – CTCP thi công: 124.470.186.061 đồng.

Thời gian thi công: Khởi công: 08/10/2016; Hoàn thành cầu đúc hẫng: Tháng 10/2024.

Loại, cấp công trình: Công trình giao thông cầu đường bộ cấp II.

Quy mô đầu tư dự án:

a. Phần cầu: Cầu thiết kế vĩnh cửu bằng BTCT và BTCT DƯL. Chiều dài toàn cầu 448.9m (tính tới đuôi tường cánh mố). Bề rộng cầu: 20m.

- Sơ đồ nhịp cầu: 4x40m+(47+70+47)m+3x40m.

- Cầu chính: Cầu dầm hộp BTCT DƯL liên tục 3 nhịp thi công đúc hẫng, bề rộng mỗi dầm hộp 9,45m.

- Cầu dẫn: Gồm 9 nhịp dầm hộp BTCT DƯL đúc trên đà giáo nhịp 40m, sơ đồ nhịp 4x40m và 3x40m.

- Kết cấu phần dưới: mố trụ cầu bằng BTCT đổ tại chỗ, trên hệ móng cọc khoan nhồi đường kính D1200mm và D1500mm, chiều dài cọc từ 55-59m.

b. Phần tường chắn đường đầu cầu: Đoạn nền đường đắp cao tiếp giáp sau mố sử dụng kết cầu tường chắn BTCT dạng chữ U chiều dài 10m trên nền móng cọc. BTCT 30x30cm; sau đoạn tường chắn chữ U là kết cấu tường chắn BTCT dạng chữ L trên nền móng cọc BTCT 30x30cm và trên nền móng cừ tràm.

c. Thoát nước: Sử dụng ống cống đường kính 300mm, 400mm, 600mm, 800mm, 2000mm, BTCT M300, chiều dài đốt cống 1m÷4m thiết kế với tải trọng H-30.

Phần việc do Tổng Công ty Thăng Long - CTCP đảm nhận thi công:

- Thi công các trụ biên T4, T7 bằng BTCT bao gồm toàn bộ 16 cọc khoan nhồi đường kính D1500mm chiều dài 58m và bệ thân trụ bằng BTCT đổ tại chỗ.

- Thi công các trụ chính T5, T6 bằng BTCT bao gồm toàn bộ 30 cọc khoan nhồi đường kính D1500mm chiều dài 57m và bệ thân trụ bằng BTCT đổ tại chỗ.

- Thi công hệ móng khối đúc trên đà giáo nhịp T4-T5 và T6-T7 hai bên trái tuyến – phải tuyến: Bê tông C30 cọc vuông BTCT 40*40cm dài 38m, ép cọc BTCT 40*40cm, bê tông C25 bệ cọc.

- Thi công kết cấu nhịp dầm cầu chính: Trái tuyến và phải tuyến kết cấu dầm hộp BTCT DƯL đúc hẫng bằng BTCT C40. Bề rộng mỗi dầm hộp 9,45m thi công DƯL bằng phương pháp kéo sau; Chiều dài nhịp (47+70+47)m.

- Cung cấp, lắp đặt khe co giãn và gối chậu.

- Thi công bó vỉa C25, móng hệ thống chiếu sáng C25, lan can thép trên cầu.

Viết Dũng – Bình An

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load