Thứ ba 05/11/2024 19:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Thành phố Hạ Long: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì sự phát triển bền vững

15:05 | 16/12/2023

(Xây dựng) - Hội thảo khoa học với chủ đề "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển bền vững thành phố Hạ Long” do Thành ủy Hạ Long và Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia phối hợp tổ chức vừa diễn ra ngày 15/12/2023 tại thành phố Hạ Long. Đây là một trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm thành lập thành phố Hạ Long (1993-2023).

Thành phố Hạ Long: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì sự phát triển bền vững
Bí thư Thành ủy Hạ Long Vũ Quyết Tiến phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, Bí thư Thành ủy Hạ Long Vũ Quyết Tiến cho biết: Hạ Long là một trong những vùng đất hình thành lâu đời trên lãnh thổ Việt Nam, là một trong các nôi văn hóa của người Việt cổ với 3 nền văn hóa nổi tiếng nối tiếp nhau từ thời tiền - sơ sử, đó là Văn hóa Soi Nhụ, Văn hóa Cái Bèo, Văn hóa Hạ Long. Đặc biệt với Văn hóa Hạ Long còn là một trong bốn nền văn hóa biển có vị trí rất quan trọng trong nền cảnh văn hóa tiền sử Việt Nam. Trên cơ sở xác định rõ lợi thế, những năm qua, thành phố Hạ Long đã có nhiều nỗ lực để gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế, du lịch, bảo đảm hài hòa, hợp lý giữa bảo tồn di tích lịch sử văn hóa với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Trên địa bàn thành phố Hạ Long hiện có 96/638 di tích lịch sử - văn hóa của toàn tỉnh; trong đó có 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt là Danh thắng vịnh Hạ Long; 06 di tích cấp quốc gia; 16 di tích lịch sử cấp tỉnh; 73 di tích nằm trong danh mục được kiểm kê, phân loại, cùng nhiều di tích khảo cổ thời sơ sử và tiền sử, phản ánh sự kế tiếp lịch sử từ khi con người xuất hiện ở vùng đất này cách hàng ngàn năm về trước, được phân bố rộng trên địa bàn với những giá trị khác nhau, bản sắc khác nhau, chứa đựng nhiều dấu ấn của nền văn minh Việt cổ, tích hợp tầng sâu của văn hóa Việt Nam.

Đồng thời, có 11 lễ hội văn hóa truyền thống có nguồn gốc lịch sử từ xa xưa, xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng, phản ánh đặc điểm sinh hoạt của cư dân nông nghiệp, như thờ cúng Tổ tiên, thờ Mẫu, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng vạn vật hữu linh... Hệ thống lễ hội được bảo tồn, lưu giữ cả phần lễ - hội - trò diễn tại các địa phương, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, nổi bật là lễ hội Đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn, lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tổ, lễ hội Cấp sắc của dân tộc Dao, Hội làng Dao Thanh Y xã Bằng Cả, lễ hội đình Giang Võng, hát giao duyên trên thuyền, tục hát “đúm” trên vịnh Hạ Long và đặc biệt lễ hội Carnaval Hạ Long hàng năm đã trở thành thương hiệu sản phẩm văn hóa đặc trưng riêng có của Thành phố.

Cùng với hệ thống di sản văn hóa, thành phố Hạ Long có nhiều cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh độc đáo, ẩm thực đặc sắc, các thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư đồng bộ hiện đại góp phần thu hẹp khoảng cách thụ hưởng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và cũng định vị thêm cho Hạ Long nguồn tài nguyên giàu giá trị, là lợi thế để phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch lễ hội, du lịch ẩm thực, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trải nghiệm... góp phần bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Tuy nhiên trên thực tế cho thấy, ngoài việc khai thác giá trị cảnh quan của vịnh Hạ Long hàng năm đón hàng triệu lượt khách du lịch đến thăm quan thì các điểm di tích văn hóa khác trên địa bàn thành phố Hạ Long chưa phát huy được tối đa hiệu quả. Tại Hội thảo, ông Vũ Quyết Tiến bày tỏ mong muốn qua Hội thảo khoa học "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển bền vững thành phố Hạ Long”, thành phố Hạ Long được tiếp thu các quan điểm và nhận thức khoa học mới cũng như các ý kiến tư vấn, gợi mở của các nhà khoa học và các vị đại biểu góp phần làm sáng tỏ những giá trị về lịch sử; phương thức để bảo tồn các di sản; huy động các nguồn lực để triển khai các dự án nhằm biến di sản thành tài sản văn hoá, biến tài sản văn hoá thành sản phẩm du lịch có hàm lượng trí tuệ cao và gia tăng giá trị kinh tế góp phần thiết thực thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hoá của Quảng Ninh nói chung và Hạ Long nói riêng.

Thành phố Hạ Long: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì sự phát triển bền vững
Quang cảnh Hội thảo khoa học "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển bền vững thành phố Hạ Long”.

Trên 50 bài tham luận và phát biểu tại Hội thảo đã tập trung làm rõ những nội dung chính: Nhận diện tiềm năng, thế mạnh từ các di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Hạ Long; Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa; Định hướng, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, phục vụ cho sự phát triển bền vững thành phố Hạ Long trong giai đoạn mới. Qua đó đã chỉ ra những tiềm năng, thế mạnh của thành phố Hạ Long về mặt di sản văn hóa, đề xuất các mô hình phát triển và giải pháp thích hợp để bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa với tư cách là nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa phục vụ việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa mà địa phương có ưu thế.

Hoàng My

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Khách du lịch trong tháng 10 tăng hơn 18%

    (Xây dựng) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội tháng 10 ước đạt 586 nghìn lượt người, tăng 18,1% so với tháng trước và tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load