(Xây dựng) - Ngày 30/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn Đèo Cả và Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã tỗ chức “Lễ công bố thành lập Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả”. Đây là là bước hợp tác đào tạo có tính chất đột phá trong việc kết hợp lý thuyết đưa thực tiễn vào nhà trường.
Lễ ký hợp tác giữa Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả với các đơn vị. |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch Tập đoán Đèo Cả khẳng định: “Đây là bước đột phá phát triển con người mà trọng tâm là nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao đủ trình độ năng lực cho sự phát triển của đất nước thì cần có sự quan tâm của nhà nước để đào tạo được nguồn nhân lực cho các ngành còn hạn chế trong đó có ngành Giao thông vận tải”.
Ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả phát biểu tại lễ thành lập viện. |
Ông Hoàng cho biết, Tập đoàn Đèo Cả đã có 38 năm hình thành và phát triển đã trở thành nhà đầu tư, tổng thầu thi công hạ tầng giao thông hàng đầu trong nước và từng bước vươn ra quốc tế. Để phát triển bền vững chúng tôi xác định “con người và văn hóa khi xác định là 2 thứ không thể vay mượn được”. Với con người thì phải tự đào tạo, rèn luyện. Với văn hóa thì phải dày công xây dựng. Chính vì thế, Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả được ra đời nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kết hợp lý thuyết với thực tiễn của doanh nghiệp; tiên phong nghiên cứu, tư vấn công nghệ thi công hiện đại; là đầu mối hợp tác quốc tế nâng tầm doanh nghiệp.
Trong những năm qua Tập đoàn Đèo Cả đã hợp tác với nhiều trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước đồng thời tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ nhân viên của Tập đoàn. Nhưng để thực hiện chiến lược kết nối, tránh sân chơi chỉ có một mình chúng tôi nhận thấy cần lan tỏa tinh thần kết nối đào tạo để góp phần nâng cao năng lực cho chính doanh nghiệp mình, các đối tác chiến lược và ngay cả hệ thống quản lý nhà nước.
Ví dụ điển hình là tại Quyết định 258 ngày 17/3/2023 Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu áp dụng BIM bắt buộc đối với các công trình cấp I, cấp đặc biệt của dự án đầu tư công nhưng câu hỏi đặt ra là cả doanh nghiệp, tư vấn, ban Quản lý dự án của ngành đã thật sự am hiểu về BIM và đã được trang bị máy móc thiết bị đáp ứng nhu cầu này chưa? Chúng tôi cho rằng chương trình đào tạo hiện nay chưa hoàn toàn đáp ứng được tính thực tiễn, từ khâu quản lý dự án, tổ chức thi công, thanh quyết toán dự án… đặc biệt việc đào tạo về đường sắt, metro, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhận tạo là xu thế tất yếu của thế giới hiện nay khi chúng ta hòa nhập nhưng vẫn còn thiếu và yếu, cần nhìn nhận nghiêm túc để có giải pháp giải quyết.
Banh lãnh đạo viện tại Lễ thành lập Viện. |
Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả thành lập là bước đi tiên phong của nhà trường và doanh nghiệp để cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ. Với nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giao thông. Với doanh nghiệp là đào tạo năng lực của mình, để kết nối thực tiễn từ khối tư nhân đến nhà nước, từ bên thực hiện đến bên quản lý điều hướng về tiêu chí: tiến độ, chất lượng, minh bạch.
Mô hình Viện đào tạo của một doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hạ tầng giao thông có thể xem là mới mẻ ở Việt Nam, nhưng trên thế giới rất được xem trọng đã có nhiều trung tâm đào tạo nổi tiếng như Land Rover trong Đại học Warwick, Astra Zeneca tại Đại học Oxford hay trường đại học của Tập đoàn Sany tại Trung Quốc…
Xác định “học đi đôi với hành”, Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả sẽ sử dụng đội ngũ trí thức là các thành viên hội đồng cố vấn, hội đồng quản trị và các cán bộ có trình độ sẵn có của Tập đoàn Đèo Cả, các giảng viên của Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời tuyển dụng và mời các chuyên gia tham gia vào công tác giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo.
Quang cảnh lễ thành lập Viện. |
Trên cơ sở thống nhất với Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng quản lý Viện, Ban lãnh đạo Viện, sẽ thực hiện một số yêu cầu sau:
Đối với Tập đoàn Đèo Cả sẽ: “Tự tổ chức đánh giá các thành công trong quá trình đầu tư, thi công, quản lý vận hành, mô hình quản trị đúc kết thành lý thuyết để biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy cho học sinh, sinh viên nâng cao hiệu quả đào tạo. Cấp học bổng cho các sinh viên có ý chí cầu tiến, tiếp nhận các sinh viên ngành giao thông để hướng dẫn thực tập nhằm tạo điều kiện cho các em hiểu về doanh nghiệp ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, rút ngắn quy trình đào tạo, thử việc tại doanh nghiệp”.
Với Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh: “Phối hợp với doanh nghiệp để xây dựng tiêu chí đánh giá, tuyển chọn đội ngũ giảng viên có đủ năng lực và trình độ cả về lý luận lẫn thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nghiên cứu những ứng dụng khoa học trong nước và thế giới, nhập khẩu chương trình đào tạo để biên soạn giáo trình trên cơ sở lý luận và thực tiễn tại các dự án của doanh nghiệp. Kiến nghị tới Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho trường nhằm mục đích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, thực hành”.
Các doanh nghiệp đồng nghiệp, các đối tác chiến lược: “Xác định qua công việc chúng ta phát sinh ra mối quan hệ và quan hệ chỉ bền vững khi cùng văn hóa, cùng quan điểm về cách làm, với phương châm “muốn thông đường thực địa thì phải thông đường trách nhiệm” để cùng có sự chuẩn bị chu đáo mà trong chuẩn bị con người là khâu trọng yếu”.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Cường - Cục trưởng Cục đường bộ Việt Nam nhấn mạnh: “Chính phủ đã xác định rõ phát triển cơ sở hạ tầnglà một trong 3 trụ cột chínhđể phát tiển nền kinh tế quốc gia. Theo đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 cả nước có 3.000 km đường cao tốc, đến năm 2030 Việt Nam đạt 5.000 km và tầm nhin đến 2050 đạt 10.000 km đường cao tốc.
Bên cạnh đó, chiến lược đầu tư xây dựng đường cao tốc và hệ thống tàu điện ngầm đã được xác định thực thi trong giai đoạn 2025 - 2030 này là rất lớn, do vậy đòi hỏi sẽ huy động nhiều nguồn lực của xã hội, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao mới có thể đáp ứng được mục tiểu của kế hoạch này”.
Tại buổi lễ ra mắt Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả (DCI) đã ký kết hợp tác đầu tư, đào tạo với các trường đại học, cao đẳng và các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải và các doanh nghiệp thành viên của Đèo Cả Group.
Lê Cương - Minh Anh
Theo