Thứ bảy 14/12/2024 15:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thành lập Tổ công tác điều phối Việt Nam – Nhật Bản để đẩy nhanh tiến độ các dự án kinh tế trọng điểm

09:54 | 17/10/2024

(Xây dựng) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 16/10/2024 thành lập Tổ công tác điều phối Việt Nam – Nhật Bản để đẩy nhanh tiến độ các dự án kinh tế trọng điểm được nêu tại Bản danh mục nội dung hợp tác kinh tế (Tổ công tác).

Thành lập Tổ công tác điều phối Việt Nam – Nhật Bản để đẩy nhanh tiến độ các dự án kinh tế trọng điểm
Ảnh minh họa.

Theo Quyết định, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng Tổ công tác. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ phó.

Các Ủy viên gồm: Đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Văn phòng Chính phủ, Ngoại giao, Tài chính, Tư pháp, Giao thông vận tải, Công Thương, Y tế, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội, UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hậu Giang, Cần Thơ.

Đề xuất phương hướng giải quyết những vướng mắc mang tính liên ngành

Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vướng mắc mang tính liên ngành liên quan tới các dự án kinh tế trọng điểm đã nêu tại Bản danh mục nội dung hợp tác kinh tế.

Đồng thời giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc giải quyết những vấn đề liên ngành liên quan tới các dự án kinh tế trọng điểm đã nêu tại Bản danh mục nội dung hợp tác kinh tế.

Các thành viên Tổ Công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ công tác.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Tổ công tác

Quyết định nêu rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Tổ công tác, sử dụng bộ máy hiện có của mình để thực hiện nhiệm vụ giúp việc Tổ công tác, bảo đảm không làm tăng đầu mối tổ chức và biên chế.

Các cơ quan có thành viên tham gia Tổ công tác sử dụng bộ máy hiện có của mình để giúp việc thành viên Tổ công tác trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo phân công của Tổ trưởng Tổ công tác.

Tổ công tác tổ chức họp để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tùy theo tính chất, nội dung cuộc họp, Tổ trưởng Tổ công tác quyết định mời các thành viên Tổ công tác có liên quan và đại diện các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, cá nhân khác tham dự cuộc họp của Tô công tác.

Trường hợp không tổ chức họp, thành viên Tổ công tác có ý kiến bằng văn bản về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thành viên Tổ công tác có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Tổ công tác và chuẩn bị nội dung báo cáo phần việc được phân công. Trường hợp vắng mặt, thành viên Tổ công tác có trách nhiệm báo cáo Tổ trưởng hoặc Tổ phó và cử người có trách nhiệm dự họp thay.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng tính kịp thời trong điều hành của Tổ công tác. Các bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động chuẩn bị các điều kiện về kỹ thuật, vật chất phục vụ các cuộc họp trực tuyến khi cần thiết.

Kinh phí hoạt động của Tổ Công tác do ngân sách Nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/10/2024.

Anh Thư

Theo

Từ khóa: #Tổ công tác
Cùng chuyên mục
  • Đề xuất các giải pháp phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

    Phát biểu tại “Phiên họp Thứ nhất Ban chỉ đạo Quốc gia về Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn”, được tổ chức tại Hà Nội, sáng 14/12, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, bán dẫn là một ngành công nghiệp đặc thù, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, yêu cầu cao về nhân lực và công nghệ.

  • Bình Phước: Khánh thành giai đoạn 1 nhà máy sản xuất lốp xe 500 triệu đô la Mỹ

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Haohua (Việt Nam) với tổng vốn 500 triệu đô la Mỹ được đưa vào hoạt động sau hơn 1 năm triển khai.

  • Hưng Yên: Nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản yêu cầu các Sở, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.

  • Bình Dương: Hành trình 28 năm và hướng tới tương lai

    (Xây dựng) - Bình Dương đã trải qua một chặng đường phát triển ấn tượng trong 28 năm qua, vươn mình từ một địa phương còn nhiều khó khăn trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội năng động bậc nhất cả nước. Sự thành công này là kết quả của nhiều yếu tố, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh, đến sự năng động, sáng tạo của doanh nghiệp và sự đồng lòng, chung sức của người dân.

  • Cần Thơ: Tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho doanh nghiệp phát triển

    (Xây dựng) - Sáng 13/12, Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức Tọa đàm “Đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ”.

  • Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Thu ngân sách Nhà nước ước đạt trên 2.825 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Năm 2024, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, sự điều hành quyết liệt, linh hoạt của UBND thành phố, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự chung tay của các tầng lớp nhân dân, thành phố Vĩnh Yên đã thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và các chỉ tiêu, nhiệm vụ Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy giao.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load