Thứ tư 22/01/2025 12:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Thanh Hóa: Phát huy vai trò lãnh đạo trong xây dựng nông thôn mới

11:38 | 10/12/2024

(Xây dựng) - Với quan điểm “Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”, thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng giai đoạn 2021-2025.

Thanh Hóa: Phát huy vai trò lãnh đạo trong xây dựng nông thôn mới
Ông Cao Văn Cường, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh, kiểm tra các đơn vị đạt chuẩn nông thôn mới.

Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể xã hội, của các doanh nghiệp, các nhà khoa học và đặc biệt là sự chủ động vươn lên của người dân, vì thế quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt là vai trò lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý của chính quyền các cấp. Vì vậy, phong trào xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tiếp tục được đẩy mạnh ở khắp các địa phương. Theo đó, bộ mặt nông thôn ở nhiều địa phương đã thay đổi, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng, chú trọng phát triển hạ tầng giao thông, tăng thu nhập, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ đói nghèo, tình hình chính trị - xã hội ổn định. Tính đến ngày 9/10/2024, toàn tỉnh đã có 14 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có 369 xã và 727 thôn, bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; 116 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 27 xã và 525 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 531 sản phẩm OCOP được công nhận. Diện mạo nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã có sự đổi mới mạnh mẽ, trong đó cái được lớn nhất là sự tin cậy của nhân dân, điều kiện, chất lượng cuộc sống và tư duy sản xuất hàng hóa của người dân được nâng lên rõ rệt.

Ông Hoàng Văn Đồng, Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân chia sẻ: “Tranh thủ tối đa sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương, tỉnh, trong quá trình thực hiện Chương trình phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy Đảng, chính quyền, cùng với sự vào cuộc của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, tạo sự đồng thuận hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân trên địa bàn huyện, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới một cách hiệu quả. Trên cơ sở bám sát vào chủ trương của cấp trên, cấp ủy ban hành chủ trương, nghị quyết để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu phù hợp với thực tiễn của địa phương”.

Thanh Hóa: Phát huy vai trò lãnh đạo trong xây dựng nông thôn mới
Một góc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ông Cao Văn Cường, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa cho hay: Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền các cấp cần phải phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng cán bộ, công chức chuyên môn phụ trách từng tiêu chí và hướng dẫn thực hiện, cùng với xây dựng kế hoạch, việc làm cụ thể. Các cá nhân được phân công phụ trách thường xuyên giao ban để nắm bắt tình hình, nguyện vọng của của nhân dân và những khó khăn cần tháo gỡ để chủ trương, kế hoạch đi vào thực hiện. Trong đó, phát huy vai trò gương mẫu của người đứng đầu chính quyền, đoàn thể để vận động nhân dân tự giác thực hiện, từ đó tạo phong trào sâu rộng trong cộng đồng dân cư và toàn dân. Cần làm tốt công tác huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đồng thời ban hành các cơ chế khuyến khích, khen thưởng đối với các đơn vị đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo luôn quán triệt quan điểm không chủ quan, nóng vội, vừa làm, vừa học tập kinh nghiệm, vừa đúc kết thực tiễn, vừa gắn chặt với những đặc điểm, tình cảm của người dân tại địa phương, vận dụng tốt các quy định của cấp trên, lấy hiệu quả là mục tiêu quan trọng để đánh giá các tiêu chí. Chủ động thực hiện có hiệu quả việc huy động nguồn lực, đa dạng các hình thức huy động nhưng tuyệt đối không gò ép người dân. Mặt khác, cần rà soát lại quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới để phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương, trong đó chú trọng đến phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân nông thôn.

Tiến Anh - Lan Hương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load