Thứ sáu 13/12/2024 02:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thanh Hóa: Hơn 8 tỷ đồng đầu tư dự án xây dựng kè chống sạt lở đê tả sông Hoạt

10:50 | 07/11/2024

(Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 4395/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án xây dựng kè chống sạt lở đê tả sông Hoạt đoạn từ K30+750-K31+070, xã Hà Vinh, huyện Hà Trung với tổng mức đầu tư khoảng hơn 8 tỷ đồng.

Thanh Hóa: Hơn 8 tỷ đồng đầu tư dự án xây dựng kè chống sạt lở đê tả sông Hoạt
Phê duyệt dự án xây dựng kè chống sạt lở đê tả sông Hoạt đoạn từ K30+750-K31+070, xã Hà Vinh, huyện Hà Trung.

Với mục tiêu đầu tư để đảm bảo an toàn cho công trình đê điều, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân trong khu vực bị ảnh hưởng, đưa công trình vào phục vụ công tác phòng, chống thiên tai nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, ổn định đời sống nhân dân, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong vùng dự án.

Quy mô đầu tư xây dựng kè chống sạt lở, bảo vệ đê tả sông Hoạt đoạn từ K30+750-K31+070 và một số hạng mục công trình phụ trợ. Theo hướng tuyến đê hiện tại, nắn chỉnh một số vị trí đảm bảo tuyến kè trơn thuận. Hình thức kè tường đứng kết hợp mái. Cụ thể, chân kè kiểu lăng thể tựa bằng đá hộc thả rối; mặt và mái từ cao trình đỉnh lăng thể (+0.00) m xuống cao trình (-0.50) m được chêm chèn chặt bằng đá lát khan dày 30cm; khóa đỉnh lăng thể bằng dầm bê tông cốt thép M250, kích thước = (0,4x0,6) m, dọc tuyến cứ 11,8m bố trí 01 khe lún chèn giấy dầu tẩm nhựa đường, đáy dầm được gia cố cọc bê tông cốt thép M300, kích thước (0,25x0,25)m.

Mái kè được gia cố bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn M250, kích thước (40x40x16) cm trong hệ khung dầm bê tông cốt thép M250 được tạo bởi các dầm dọc và ngang mái kè, tạo thành liên kết mảng mềm trong khung; dưới cấu kiện bê tông đúc sẵn là lớp đá dăm (1x2) cm dày 10cm và 01 lớp vải địa kỹ thuật ART-15 (hoặc tương đương); khóa đỉnh mái bằng dầm bê tông cốt thép M250, dọc tuyến cứ 11,8m bố trí 1 khe lún chèn giấy dầu tẩm nhựa đường. Tại một số vị trí mái bờ sông bị sạt lở, tụt hẫng so với mái thiết kế, được bù phụ tạo mái bằng đá dăm (1x2) cm trước khi gia cố mái bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn BTĐS theo thiết kế.

Đỉnh kè làm tường chắn đất trọng lực bằng bê tông cốt thép M250, phía trên đỉnh tường lắp lan can bằng ống thép mạ kẽm đảm bảo an toàn giao thông, chân tường bố trí hệ thống thoát nước giảm áp, đất đắp hoàn thiện sau lưng tường được đầm nện đảm bảo độ chặt yêu cầu K ≥ 0,95; hoàn trả phần mặt đê (bị ảnh hưởng bởi công trình) bằng bê tông thường M250, dưới là lớp cấp phối đá dăm loại 2. Bậc lên xuống tại đầu tuyến kè bố trí 01 bậc lên xuống, bề rộng lòng bậc B = 3 m; kết cấu bằng bê tông thường M200, dưới lót nilon tái sinh.

Địa điểm xây dựng tại xã Hà Vinh, huyện Hà Trung, thuộc nhóm C, công trình đê điều, cấp IV, với tổng mức đầu tư (làm tròn) là 8.396.000.000 đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2024-2025, từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Giao Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Hà Trung; Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn và Thủ trưởng các ngành, đơn vị liên quan, chịu trách nhiệm thi hành.

Tiến Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thí điểm sử dụng cát biển đắp nền đường tại dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau

    (Xây dựng) - Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (BĐSCL) có điều kiện đặc thù là vùng đất yếu, nguồn vật liệu sử dụng đắp nền cho các dự án giao thông là cát sông. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng hệ thống đập thuỷ điện tại thượng nguồn từ nhiều năm trở lại đây đã khiến việc bồi lắng phù sa tại khu vực BĐSCL giảm đáng kể và có xu hướng ngày càng khan hiếm. Vì vậy, lựa chọn nguồn cát biển thay thế cát sông đang được nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

  • Bình Định: Sạt lở đèo An Khê do mưa lớn

    (Xây dựng) - Trong những ngày qua, tại khu vực đèo An Khê (nút giao thông nối hai tỉnh Bình Định - Gia Lai) mưa lớn kéo dài khiến đoạn đường đang thi công trên đèo bị sạt lở, gây ách tắc giao thông.

  • Bài 2: Đề xuất giải pháp đột phá cho chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Nhiều đề xuất thiết thực đã được đưa ra, bao gồm hoàn thiện khung pháp lý, đầu tư hạ tầng công nghệ và bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhằm tạo đột phá cho quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

  • Hậu Giang có tân Bí thư Tỉnh ủy

    (Xây dựng) – Chiều 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang đã tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Theo Quyết định số 1729-QĐNS/TW của Ban Chấp hành Trung ương chuẩn y Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2020-2025.

  • Bài 1: Sắp xếp tinh gọn bộ máy, hướng tới đô thị loại I năm 2025

    (Xây dựng) – Sáng 11/12, Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026, vừa kết thúc thành công sau 2,5 ngày làm việc (từ ngày 9-11/12) với nhiều nội dung quan trọng.

  • Một số kiến nghị liên quan đến Chương trình phát triển đô thị Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030

    (Xây dựng) - Chương trình phát triển đô thị (Chương trình PTĐT) thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030 đã được HĐND thành phố thông qua tại Nghị quyết số 78/HĐND ngày 15/12/2022 và UBND thành phố ban hành Quyết định số 3431/UBND ngày 30/12/2022. Tuy nhiên đến nay kết quả thực hiện Chương trình PTĐT cho thấy một số chỉ tiêu chính đã đề ra rất khó hoàn thành.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load