Thứ bảy 02/11/2024 20:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Thanh Hóa: Cần gỡ khó trong cấp quyền khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp

14:38 | 26/09/2023

(Xây dựng) - Giai đoạn 2023-2025, nhu cầu sử dụng đất, đá làm vật liệu san lấp mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là rất lớn. Do đó, việc tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong cấp quyền khai thác các mỏ làm vật liệu xây dựng, phương án cấp quyền khai thác nguồn đất tại mỏ để phục vụ công tác san lấp, cần được các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Thanh Hóa: Cần gỡ khó trong cấp quyền khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp
Hiện tại, người dân sinh sống gần khu vực mỏ đá xã Vĩnh Thịnh không nhiều, chủ mỏ đá hoạt động lâu nay đã bỏ kinh phí ra nâng cấp tuyến đường.

Được biết, ngày 17/8/2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm họp, nghe báo cáo giải quyết khó khăn, vướng mắc về nguồn cung cấp vật liệu xây dựng thông thường (đất đắp, cát, đá các loại) cho các dự án giao thông, gồm: Đường giao thông từ Khu công nghiệp Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa và tuyến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa…

Đây là các dự án quan trọng, góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông liên hoàn trong khu vực, kết nối giao thông đối ngoại với các địa phương lân cận, mở ra những không gian phát triển mới cho địa phương. Để các dự án triển khai đúng tiến độ, ngoài việc đảm bảo mặt bằng sạch, việc đáp ứng nguồn đất đá phục vụ cho công tác san lấp mặt bằng đóng vai trò rất quan trọng. Thực tế thời gian qua cho thấy, không ít dự án trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn về vật liệu san lấp mặt bằng đã khiến cho dự án bị chậm tiến độ. Vì vậy, việc chủ động và có sự chuẩn bị sẵn sàng đối với nguồn vật liệu san lấp dự án được đặt lên hàng đầu.

Theo Thông báo số 132/TB-STNMT của Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa về việc lựa chọn tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản, trên địa bàn có mỏ đất san lấp tại xã Vĩnh Thịnh, cách thị trấn Vĩnh Lộc, khoảng 16km về phía Đông - Đông Bắc, diện tích mỏ 6ha với nguồn tài nguyên dự báo: 870.000m3 đất san lấp.

Khu vực này chưa được thăm dò, chưa cấp phép cho tổ chức, cá nhân nào, hiện các cơ quan ban ngành đang hoàn thiện các thủ tục cấp phép khai thác. Liên quan đến khu vực đấu giá, UBND huyện Vĩnh Lộc cũng đã phối hợp với các ngành chức năng để rà soát các vấn đề có liên quan và báo cáo tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định.

Tuy nhiên, do trình tự các bước triển khai cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản khá phức tạp, gồm 15 bước nên để hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý thường mất khá nhiều thời gian. Nhằm sớm có nguồn đất đá này phục vụ các dự án, UBND huyện Vĩnh Lộc đang phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng… để triển khai các bước theo quy định của pháp luật.

Thanh Hóa: Cần gỡ khó trong cấp quyền khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp
Vị trí cấp mỏ đất cách xa một khu mộ khoảng hơn 100m.

Ông N. V. B thôn 13 xã Vĩnh Thịnh chia sẻ: “Hiện tại gần nhà tôi đã có một mỏ đá đang khai thác và hình như sắp tới sẽ cấp thêm mỏ đất nữa, về phát triển kinh tế - xã hội thì tôi ủng hộ, nhưng cần triển khai để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Tuyến đường qua trước nhà tôi dài khoảng hơn 2km nối với Quốc lộ 217, trước đây là đường cấp phối thì bụi lắm, nhưng khoảng 2 năm trở lại đây, chủ mỏ đá đã đầu tư nâng cấp, rải nhựa thì đời sống của các hộ sống 2 bên đường đỡ hơn rất nhiều. Về phần mộ, khu vực ngoài đầu núi Côn Sơn có nhiều, gần khu vực mỏ đá thì ít hơn”.

Thiết nghĩ các Sở, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cấp quyền khai thác mỏ đất, xây dựng phương án tận dụng nguồn đất đá mỏ theo đúng quy định. Đồng thời, làm việc với nhà đầu tư (trúng đấu giá) để xem xét tính khả thi, yêu cầu có cam kết về tiến độ, có lộ trình, mốc thời gian cụ thể, nếu không đảm bảo, địa phương sẽ thu hút các nhà đầu tư khác. Về công tác quản lý, các địa phương sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất tại cơ sở nếu để xảy ra vi phạm trong khai thác đất đá làm vật liệu san lấp, các dự án chỉ sử dụng đất đá phục vụ san lấp rõ nguồn gốc, đầy đủ thủ tục.

Tiến Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Quảng Ninh: Quản lý chặt khoáng sản làm vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) – Quảng Ninh là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú làm vật liệu xây dựng với các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh có trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh. Từ nhiều năm qua, tỉnh luôn chú trọng công tác quản lý nhằm đảm bảo cho khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên này.

    08:37 | 31/10/2024
  • Quảng Nam: Tăng cường quản lý trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Nam Hưng đã có Công văn 8334 gửi các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

    18:41 | 29/10/2024
  • Tăng cường sử dụng nguyên liệu thay thế và tận dụng nhiệt thừa để giảm phát thải khí nhà kính

    (Xây dựng) – Đó là kinh nghiệm của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) về giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất xi măng.

    23:02 | 28/10/2024
  • Thanh Hóa: Chưa công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 15755/UBND-KTTC về việc chưa công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất làm vật liệu san lấp tại xã Yên Lạc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.

    19:23 | 28/10/2024
  • Vật liệu xanh từ tre và gỗ biến tính: Giải pháp bền vững chống biến đổi khí hậu

    (Xây dựng) – Hiện nay, sau thời gian dài sử dụng vật liệu hóa thạch, xuất hiện một xu hướng là con người muốn quay về sử dụng vật liệu tự nhiên bản địa. Chính vì thế, trong những năm gần đây, gỗ, tre biến tính - vật liệu tương tự gỗ tự nhiên đã trở nên rất phổ biến như một vật liệu kiến trúc cao cấp với độ bền, tính bền vững và tính thẩm mỹ cao; được các kiến trúc sư và nhà thiết kế trên khắp thế giới ưa chuộng.

    15:39 | 28/10/2024
  • Không tăng giá sản phẩm, doanh nghiệp ximăng khó duy trì hoạt động

    Hơn chục ngày sau khi Tập đoàn EVNquyết định tăng giá điện, hàng loạt doanh nghiệp ximăng đã cân đối và công bố áp dụng bảng giá bán mới với mức tăng phổ biến 50.000 đồng/tấn sản phẩm.

    14:24 | 28/10/2024
  • Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường

    Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng 1 vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

    20:14 | 27/10/2024
  • Bài 2: Bán vật liệu xây dựng không xuất hóa đơn là vi phạm pháp luật

    (Xây dựng) - Chế tài xử phạt đối với hành vi khai thác khoáng sản “chui”, khai thác vượt công suất, khai thác ngoài mốc giới, trốn thuế tài nguyên thu lợi bất chính, bất hợp pháp nguồn tài nguyên khoáng sản đang là vấn đề mà các cơ quan quản lý Nhà nước lúng túng trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

    13:51 | 27/10/2024
  • Cân đối nguồn vật liệu thi công các công trình giao thông phía nam

    Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang triển khai nhiều dự án đường bộ cao tốc, cần khối lượng lớn cát, đất đắp để gia cố nền đường. Trước tình trạng nguồn cát sông ở các địa phương phía nam không đủ cung ứng, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai thí điểm sử dụng cát biển và tính toán đến việc tìm nguồn cát nhập khẩu từ Campuchia.

    09:32 | 27/10/2024
  • Ngành Xi măng Việt Nam hướng tới phát triển bền vững

    (Xây dựng) – Đó là nội dung chính được đề cập tại Hội thảo “Hướng đi xanh cho doanh nghiệp xi măng phát triển bền vững và giảm dấu chân carbon” do Tạp chí Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị đối tác tổ chức ngày 25/10 tại Hà Nội theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

    07:28 | 26/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load