Thứ sáu 26/04/2024 19:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thăm quan ngôi chùa cổ kính làng chài Võng Thị

16:55 | 19/11/2019

Với bề dày thời gian đáng kính và địa thế đẹp đẽ của mình, chùa Võng Thị là một điểm đến trong quần thể du lịch Tây Hồ đang hấp dẫn nhiều viễn khách từ thập phương.

Thăm quan ngôi chùa cổ kính làng chài Võng Thị
Chùa Võng Thị (quận Tây Hồ) được Bộ Văn hóa xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)

Chùa Võng Thị còn có tên là Vĩnh Khánh tự nằm ở 75 Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Khuôn viên chùa rộng chừng 5.000m2, nằm ở góc Tây-Nam ven bờ hồ Tây. Đất này thuộc về một ngôi làng cổ của Hà Nội.

Nơi đây từng có một chợ bán lưới cho những ngư phủ quanh hồ Tây nên làng có tên là Võng Thị (Chợ Lưới).

Chùa Võng Thị khởi dựng dưới đời vua Lý Nhân Tông (1072—1128). Đến năm 1947, chùa từng bị san phẳng, toàn bộ tượng Phật bị đốt.

Trải qua hơn 9 thế kỷ, chùa từng được trùng tu và tôn tạo nhiều lần, diện mạo bị thay đổi gần hết.

Trong chùa các kiến trúc được trang hoàng lộng lẫy, có nhiều hoành phi, câu đối và những cửa võng chạm khắc tinh tế.

Năm 1965, một hầm trú ẩn của Thành ủy Hà Nội đã được xây dựng dưới sân chùa và là nơi chỉ huy quân dân thủ đô trong cuộc chiến tranh chống không quân Mỹ.

Hiện nay chùa chính có mặt bằng hình chữ Tam và xoay hướng đông-nam. Sau dãy tường dài, ở phía trái toà tam bảo là hồ nước và xung quanh chùa có vườn cây mát mẻ.

Với bề dày thời gian đáng kính và địa thế đẹp đẽ của mình, chùa Võng Thị đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Mời quý độc giả đón xem clip giới thiệu về chùa Võng Thị:

Theo Minh Hiếu (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load