Thứ năm 12/12/2024 00:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Thái Nguyên: Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững sáng tạo

17:35 | 10/12/2024

(Xây dựng) – Thái Nguyên không chỉ có thế mạnh phát triển loại hình du lịch văn hóa, lịch sử về nguồn, sinh thái nghỉ dưỡng mà trong những năm gần đây, tỉnh còn chú trọng phát triển du lịch cộng đồng trải nghiệm, đặc biệt là tại các vùng nông thôn. Không những góp phần đưa hình ảnh nông nghiệp Thái Nguyên đến gần với cộng đồng, mặt khác còn đem lại giá trị phát triển kinh tế du lịch cho địa phương. Đây là hướng đi mới của tỉnh Thái Nguyên, góp phần xây dựng nông thôn mới phát triển bền vững, sáng tạo.

Thái Nguyên: Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững sáng tạo
Xóm Tân Sơn, xã La Bằng, huyện Đại Từ trở thành điểm du lịch nông thôn đang thu hút tại Thái Nguyên hiện nay.

Định hướng du lịch là xu thế trong xây dựng nông thôn mới

Thái Nguyên được biết đến là vùng đất có về bề dày lịch sử và văn hóa, giàu truyền thống cách mạng; có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi, cộng với truyền thống cần cù, tâm huyết, sáng tạo, người dân đã làm ra những đặc sản vùng, miền, mẫu mã, đóng gói đẹp, có giá trị kinh tế cao; trên địa bàn có cảnh quan đẹp. Hội tụ những điều đó, Thái Nguyên có tiềm năng phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, sản phẩm OCOP, làng nghề. Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng.

Theo thống kê mới nhất, hiện nay tỉnh Thái Nguyên có hơn 1.000 di tích lịch sử và văn hóa đã được kiểm kê, bao gồm 1 di tích quốc gia đặc biệt, 57 di tích cấp quốc gia và 237 di tích cấp tỉnh; có 277 làng nghề được công nhận (trong đó có 256 làng nghề chè truyền thống nổi tiếng) đã tạo cho Thái Nguyên không chỉ có thế mạnh phát triển loại hình du lịch văn hóa, lịch sử về nguồn, sinh thái nghỉ dưỡng mà còn có tiềm năng lớn trong việc phát triển sản phẩm nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, sản phẩm dịch vụ du lịch kết hợp với sản xuất nông nghiệp, văn hóa truyền thống và lịch sử dân tộc.

Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên đã công nhận 11 điểm du lịch cấp tỉnh. Những điểm này được phát triển theo hướng sinh thái và cộng đồng, tận dụng lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Các khu điểm du lịch tiêu biểu như: Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải, không gian văn hóa trà Tân Cương, và nhiều địa danh khác phản ánh sự đa dạng văn hóa và lịch sử của Thái Nguyên.

Năm 2023, tỉnh Thái Nguyên đã ghi nhận nhiều hoạt động du lịch tích cực, với tổng lượt khách du lịch đạt khoảng 2,5 triệu và tổng thu từ du lịch ước đạt 2.114 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 18,75% so với năm trước. Tỉnh cũng chủ trương phát triển các sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp, văn hóa trà và tích cực chuyển đổi số nhằm quảng bá và thu hút khách du lịch .

Phát triển du lịch nông thôn chính là trên cơ sở thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, góp phần hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí nông thôn mới. Phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững, bao trùm và đa giá trị, phù hợp với nhu cầu thị trường trên cơ sở sử dụng hiệu quả, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làng nghề, các hoạt động nông nghiệp và môi trường sinh thái đặc trưng vùng miền, gắn với chuyển đổi số và đổi mới, sáng tạo. Phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng; thúc đẩy sự tham gia tích cực và chủ động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế khác vào phát triển kinh tế du lịch nông thôn thông qua các hình thức liên kết chuỗi giá trị du lịch hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng bền vững trên nền tảng tăng trưởng xanh, gắn với phát triển du lịch nông thôn, sản phẩm OCOP và các giá trị tài nguyên văn hóa bản địa, thế mạnh của từng địa phương. Đồng thời triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, xây dựng mạng lưới điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới. Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu góp phần phát huy lợi thế của nông nghiệp, nông thôn để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn, vừa góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, vừa nâng cao thu nhập, đời sống của người nông dân từ hoạt động du lịch mang lại.

Theo Báo cáo của Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên cho thấy những kết quả đáng ghi nhận như:

Tỉnh đã phối hợp với với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham gia không gian quảng bá du lịch nông thôn tại Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 23; tổ chức 05 Chương trình Famtrip - Press Trip quảng bá, truyền thông phát triển du lịch nông thôn và 04 hội nghị - tọa đàm: “Kích cầu du lịch gắn với phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Thái Nguyên”; “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng gắn với phát triển du lịch nông thôn trong giai đoạn mới”; “Liên kết giới thiệu, phát triển điểm đến du lịch cộng đồng, nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”; “Đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với phát triển các sản phẩm OCOP, nông sản và làng nghề tỉnh Thái Nguyên”…

Thái Nguyên: Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững sáng tạo
Di tích lịch sử Quốc gia.

Hỗ trợ các điểm du lịch nông nghiệp nông thôn trong thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng các mô hình chuỗi du lịch nông nghiệp nông thôn đặc thù liên kết các điểm đến, hình thành các tour du lịch” với hình thức hỗ trợ trồng cây hoa trang trí, lắp đặt biển quảng cáo, chỉ dẫn để cải tạo cảnh quan thu hút khách du lịch. Tư vấn, hỗ trợ số hoá các điểm đến, xây dựng bản đồ số kết nối mạng lưới điểm đến về du lịch trên địa bàn tỉnh, quảng bá du lịch trên các trang mạng xã hội và các ứng dụng tìm kiếm…

Tổ chức ngày hội kết nối cung - cầu du lịch nông nghiệp nông thôn, giới thiệu sản phẩm OCOP Thái Nguyên với nhiều hoạt động quảng bá về du lịch, sản phẩm OCOP của tỉnh và các sự kiện, lễ hội, ngày hội, hội nghị, hội thảo, hội thi... về du lịch nông nghiệp nông thôn lồng ghép với chương trình kết nối nông sản và chương trình OCOP…

Đặc biệt nhất là công tác triển khai xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường vào điểm du lịch nông thôn hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ tại các điểm du lịch, cải tạo cảnh quan kiến trúc và môi trường không gian các điểm du lịch. Hỗ trợ các điểm du lịch cộng đồng, mô hình du lịch, xây dựng các mô hình trải nghiệm cho khách du lịch như mô hình hái, sao chè trải nghiệm, mô hình check in, mô hình trải nghiệm câu cá... Tổ chức các lễ hội truyền thống hàng năm của địa phương (Lễ hội Lồng Tồng, huyện Định Hoá, Lễ hội Đền Đuổm huyện Phú Lương, Lễ hội Tết nhảy, huyện Đại Từ...) ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch...

Phát triển du lịch – nhiệm vụ song hành cùng xây dựng nông thôn mới

Thái Nguyên: Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, hướng đi bền vững sáng tạo
Thái Nguyên cũng mở rộng các điểm du lịch nghỉ dưỡng dạng homestay. Nằm ở lưng chừng đồi, được bao quanh bởi những nương chè xanh mướt của xã La Bằng (huyện Đại Từ), homestay La Bằng bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/2021, thu hút khá đông du khách đến tham quan và trải nghiệm.

Thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, Thái Nguyên đã và đang phát triển các điểm du lịch nông thôn gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới phù hợp với tiềm năng phát triển du lịch và kết nối với các tuyến du lịch trọng điểm của vùng, địa phương. Các cấp, ngành đang triển khai việc thiết kế, cải tạo cảnh quan kiến trúc và môi trường không gian các điểm du lịch được lựa chọn vừa bảo tồn bản sắc truyền thống, vừa đảm bảo điều kiện vệ sinh, thuận tiện, sinh thái. Cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống điện, nước sạch, nhà vệ sinh, điểm và bãi đỗ xe, hệ thống chỉ dẫn, chỉ báo, hạ tầng số và kết nối viễn thông, thu gom và xử lý rác thải, nước thải đồng bộ tại các điểm du lịch này, đảm bảo hài hòa với không gian, cảnh quan gắn với đặc trưng văn hóa vùng miền. Bố trí, xây dựng các điểm, trung tâm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề truyền thống, đồ lưu niệm,... đạt chất lượng phục vụ khách du lịch. Tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, khác biệt, gắn với bản sắc, đặc trưng vùng miền, có tính trải nghiệm, giá trị gia tăng cao, theo định hướng của thị trường và phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng. Chú trọng đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, có tính cạnh tranh cao, bắt kịp với xu hướng và thị hiếu của khách du lịch. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch, kiến thức thị trường, ngoại ngữ, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp, người lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch ở khu vực nông thôn để quảng bá, thu hút và hấp dẫn du khách.

Với những hướng đi đúng đắn, những năm gần đây, sản phẩm du lịch của Thái Nguyên đã dần khẳng định được thương hiệu và hình ảnh, trở thành một điểm đến hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế. Hiện nay, Thái Nguyên tập trung xây dựng, phát triển 4 dòng sản phẩm du lịch chính: du lịch văn hóa, tâm linh, lịch sử, về nguồn; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng, nông thôn gắn với văn hóa trà; du lịch MICE, thể thao, khám phá hang động mạo hiểm.

Theo lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cho biết, tỉnh xác định phát triển du lịch cộng đồng gắn liền với phong trào xây dựng nông thôn mới, với định hướng phát triển du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp nông thôn bền vững. Theo đó, hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm đặc sản sẽ tạo ra sản phẩm du lịch, phục vụ khách du lịch, từ đó du lịch sẽ kích cầu lại ngành nông nghiệp với việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập và sinh kế của người dân.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung nguồn lực hỗ trợ phát triển 5 điểm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà, du lịch về nguồn theo Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ việc lập dự án, đầu tư hạ tầng, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, tập huấn, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch, hỗ trợ tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch.

Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên tích cực hoàn thiện các quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch chi tiết cho những điểm tham quan du lịch, từng khu du lịch và hạ tầng du lịch trên cơ sở đó thu hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tham gia vào du lịch cộng đồng.

Tỉnh cũng quan tâm trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội theo đúng định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch; huy động cộng đồng tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương -nguồn tài nguyên trong phát triển du lịch cộng đồng.

Đinh Vũ – Thảo Phương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Dương xây dựng Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 3496/QĐ-UBND về Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2025 áp dụng cho các xã đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; làm cơ sở để UBND các xã tiếp tục giữ vững, duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt.

  • Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk): Xã Ea Kao quyết tâm đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong thời gian sớm nhất

    (Xây dựng) - Trong không khí hân hoan khi xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn mới nâng cao, lãnh đạo cùng người dân nơi đây nêu quyết tâm tiếp tục phấn đấu nhằm đưa xã Ea Kao lên chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của thành phố trong thời gian tới.

  • Yên Thế (Bắc Giang): Huyện miền núi chuyển mình nhờ xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) – Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với tinh thần quyết tâm cao, cùng sự vào cuộc quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) tại huyện miền núi Yên Thế (Bắc Giang) đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, nhiều vùng nông thôn đang dần trở thành những miền quê đáng sống.

  • Hương Sơn (Hà Tĩnh): Sôi nổi phong trào ra quân xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - Thực hiện chỉ đạo của huyện Hương Sơn về đợt cao điểm xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh chào mừng kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, trong những ngày này, nhiều địa phương tổ chức ra quân hưởng ứng với khí thế thi đua sôi nổi.

  • Đan Phượng (Hà Nội): Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) – Là một vùng đất cổ với nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hóa đặc sắc, huyện Đan Phượng (Thành phố Hà Nội) đang có nhiều cơ hội để phát triển đa dạng các loại hình du lịch, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Xem thêm
  • Bắc Giang: Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2025

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

    16:46 | 10/12/2024
  • Quốc Oai (Hà Nội): Sức bật từ phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

    (Xây dựng) - Với sự bền bỉ, quyết tâm cùng những cách làm hay, linh động và hiệu quả, huyện Quốc Oai đã tạo nên sức bật trong xây dựng nông thôn mới, đưa phong trào phát triển sâu rộng, nhận được sự vào cuộc, đồng thuận, ủng hộ tích cực từ chính quyền các cấp đến bà con nhân dân các địa phương.

    15:46 | 10/12/2024
  • Hà Nội: Huyện Mê Linh tăng tốc về đích nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mê Linh (Hà Nội) trong thời gian qua đã làm thay đổi toàn diện bức tranh thôn quê, hình thành những miền quê đáng sống. Diện mạo thôn quê nhờ đó khởi sắc về mọi mặt, đời sống tinh thần và vật chất của người dân không ngừng được tăng lên.

    15:42 | 10/12/2024
  • Sóc Sơn (Hà Nội): Phát triển sản phẩm và mô hình nông nghiệp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) – Các sản phẩm OCOP của huyện Sóc Sơn (Hà Nội) hiện đã và đang khẳng định được uy tín, chất lượng, thương hiệu sản phẩm với thị trường, cùng với đó là nhiều mô hình nông nghiệp kết hợp với du lịch. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt. Công tác xây dựng nông thôn mới ngày càng có hiệu quả tại địa phương.

    15:29 | 10/12/2024
  • Hòa Bình dự kiến có 86 xã đạt chuẩn nông thôn mới

    (Xây dựng) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh Hòa Bình đã huy động mọi nguồn lực để tập trung thực hiện các tiêu chí theo quy định.

    11:39 | 10/12/2024
  • Thanh Hóa: Phát huy vai trò lãnh đạo trong xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - Với quan điểm “Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”, thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng giai đoạn 2021-2025.

    11:38 | 10/12/2024
  • Lai Châu: Phấn đấu xây dựng Tam Đường thành huyện nông thôn mới

    (Xây dựng) - Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đạt nhiều thành tựu, diện mạo nông thôn khang trang, hiện đại hơn; đời sống người dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt trên 46 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, huyện Tam Đường hướng tới xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch cộng đồng và đẩy mạnh sản xuất.

    10:33 | 10/12/2024
  • Hà Giang: Phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - Việc phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng (VHDLCĐ) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) là một định hướng quan trọng của tỉnh Hà Giang. Đến nay, toàn tỉnh đã phát triển trên 50 làng VHDLCĐ…

    23:33 | 09/12/2024
  • Yên Thế (Bắc Giang): Xã Đồng Hưu tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới

    (Xây dựng) - Với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, xã Đồng Hưu, huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024. Những kết quả này không chỉ cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân mà còn thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

    23:29 | 09/12/2024
  • Sơn La: Nâng cao tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - Năm 2024, tỉnh Sơn La phấn đấu có 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Để hoàn thành tiêu chí số 17 về môi trường và tiêu chí 18 về chất lượng môi trường sống, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã chủ động xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các xã triển khai thực hiện đảm bảo theo quy định.

    23:27 | 09/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load