Thứ hai 06/05/2024 01:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thái Nguyên: Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh trật tự trong xây dựng Nông thôn mới

17:51 | 15/12/2022

(Xây dựng) - Với mục tiêu đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn, tạo điều kiện cho người dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh trật tự trong xây dựng Nông thôn mới, giai đoạn 2021 -2025.

Thái Nguyên: Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh trật tự trong xây dựng Nông thôn mới
Công an tỉnh Thái Nguyên tổ chức lớp bồi dưỡng về an ninh, trật tự phục vụ xây dựng Nông thôn mới cho cán bộ, chiến sỹ.

Mục tiêu cụ thể mà tỉnh Thái Nguyên hướng tới trong Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh trật tự trong xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 -2025 là: Tập trung đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn. Kiềm chế và kéo giảm các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông và vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự so với năm trước, mỗi địa phương kéo giảm ít nhất 5% số vụ phạm tội về trật tự xã hội so với thống kê năm 2019 (khi chưa xảy ra dịch Covid-19).

Trên cơ sở đó, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đến hết năm 2025 có 99% số xã đạt chỉ tiêu 19.2 của tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; 50% số xã đạt chỉ tiêu số 19.2 của tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã Nông thôn mới nâng cao theo hướng bền vững; có ít nhất 60% đơn vị cấp huyện đạt chỉ tiêu 9.4 của tiêu chí số 9 về Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện Nông thôn mới; 25% đơn vị cấp huyện đạt chị tiêu 9.1 của tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính trong Bộ tiêu chỉ quốc gia về huyện Nông thôn mới nâng cao.

Để hoàn thành mục tiêu trên, tỉnh Thái Nguyên cũng đã đề ra các giải pháp cụ thể như: Hoàn thiện các văn bản pháp lý làm cơ sở cho việc thực hiện chương trình, trong đó chỉ đạo rà soát, nghiên cứu và ban hành văn bản hướng dẫn tiêu chí về an ninh, trật tự trong xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025; chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung vào các văn bản về việc xác định xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự phù hợp với tình hình thực tế.

Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự góp phần xây dựng Nông thôn mới: Tập trung tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, chính xác chủ trương, chính sách, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của địa phương trong xây dựng Nông thôn mới đến các cấp chính quyền cơ sở và mọi tầng lớp nhân dân nhằm tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, để từ đó người dân tự nguyện, tự giác, tích cực tham gia bảo vệ an ninh, trật tự góp phần xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm là Quyết định số 357/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 7/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Đổi mới nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, dễ vận dụng, phù hợp với từng đối tượng, từng vùng miền trong cả nước; hướng tới những nội dung sinh động, hấp dẫn, cập nhật kịp thời được những gương người tốt, việc tốt, những mô hình hoạt động thường xuyên, hiệu quả, điển hình tiên tiến tích cực tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn; kết quả triển khai thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng Nông thôn mới cũng như kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở địa bàn nông thôn của lực lượng Công an nhân dân.

Đổi mới hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Internet và các nền tảng mạng xã hội: Zalo, Facebook... trong đó tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin chú trọng chuyển hướng từ thông tin một chiều, định hướng từ trên xuống dưới sang thông tin đa chiều, tăng cường đối thoại, tương tác với nhân dân, lắng nghe thông tin thực tiễn từ cơ sở để phản ánh chính thống, trung thực, định hướng dư luận xã hội trong đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch về những thành quả trong xây dựng Nông thôn mới.

Thái Nguyên xác định lực lượng Công an phát huy vai trò nòng cốt, tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành, tổ chức, đoàn thể xã hội trong truyền; lồng ghép nội dung tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự góp phần xây dựng Nông thôn mới gắn với thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Mỗi cán bộ, chiến sĩ công an phải trở thành những cán bộ tuyên truyền để vận động nhân dân tích cực tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn góp phần xây dựng Nông thôn mới.

Tại tỉnh Thái Nguyên, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã đạt được nhiều thành tựu, ngày càng đi vào chiều sâu và tỉnh chú trọng nâng cao chất lượng tiêu chí.

Ông Trần Nho Hưởng - Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên cho biết: Đến nay, Thái Nguyên có 109/137 xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 79,56% (trong khi vùng miền núi phía Bắc mới đạt 44%, cả nước 71,2%); có 11 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao; 63 xóm được UBND cấp huyện công nhận đạt nông thôn mới kiểu mẫu; bình quân toàn tỉnh đạt 17,9 tiêu chí/xã. Thái Nguyên cũng có 3/9 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới.

Nguyễn Thành

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load