Chủ nhật 05/05/2024 10:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thái Nguyên: Muốn phối hợp chặt chẽ với EVNNPC trong triển khai các dự án công trình điện

19:07 | 27/07/2023

(Xây dựng) - Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng, trong buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) mới đây, trước nhu cầu sử dụng điện rất lớn của tỉnh hiện nay nhất là để đảm bảo cung ứng cho các khu, cụm công nghiệp.

Thái Nguyên: Muốn phối hợp chặt chẽ với EVNNPC trong triển khai các dự án công trình điện
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đánh giá cao vai trò quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và EVNNPC, đồng thời muốn phối hợp chặt chẽ với EVNNPC trong thực hiện các dự án công trình điện.

Theo báo cáo của EVNNPC về cung ứng điện, khu vực Thái Nguyên nhận điện từ 3 TBA 220kV, tổng dung lượng 1.500 MVA và các đường dây 110kV liên lạc với các TBA 220kV lân cận tại Hà Nội, Tuyên Quang, Bắc Kạn. Công tác vận hành lưới điện được bảo đảm ổn định, an toàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Giai đoạn 2016 - 2020, điện thương phẩm toàn tỉnh tăng trưởng bình quân 8,8%/năm; lũy kế 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 2.675 tr.kWh, tăng 2,95% so với cùng kỳ (trong đó công nghiệp - xây dựng chiếm 80%). Nhằm đáp ứng cung cấp điện giai đoạn 2023 - 2025, nhu cầu công suất tăng trung bình 10,1%, điện thương phẩm đến năm 2025 tăng trưởng bình quân 6,05%/năm (tương đương khoảng 6.700 tr.kWh), EVNNPC đã và đang đầu tư 12 dự án lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh với tổng mức đầu tư 971,5 tỷ đồng sử dụng vốn trong nước; đã và đang triển khai thực hiện đầu tư lưới điện trung hạ áp là 988,86 tỷ.

Đối với Thái Nguyên, EVNNPC kiến nghị UBND tỉnh có văn bản chấp thuận để EVNNPC, Điện lực Thái Nguyên triển khai các công trình điện trên địa bàn làm cơ sở để lập các phương án đầu tư, thông qua các danh mục; chỉ đạo các Sở, ban, ngành phối hợp và hỗ trợ EVNNPC trong công tác phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư đối với các dự án lưới điện phân phối; tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ EVNNPT, EVNNPC trong công tác thỏa thuận hướng tuyến, bồi thường GPMB đối với các dự án đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên...

Thái Nguyên: Muốn phối hợp chặt chẽ với EVNNPC trong triển khai các dự án công trình điện
Theo đánh giá của EVNNPC, Thái Nguyên là một trong 8 tỉnh ở miền Bắc có nhu cầu sử dụng điện lớn nhất.

Cũng theo Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNNPC Đỗ Nguyệt Ánh: Thái Nguyên là một trong 8 tỉnh ở miền Bắc có nhu cầu sử dụng điện lớn nhất, với các chính sách đúng đắn về tổ chức thực hiện các dự án đầu tư công trình điện, đã thu hút số lượng lớn các nhà đầu tư. Dự báo trong giai đoạn 2023 – 2025, công suất sẽ tăng thêm khoảng 75% để đảm bảo cung ứng cho các khu, cụm công nghiệp, các nhà đầu tư cũng như nhu cầu của nhân dân. Bà Ánh cũng đề nghị tỉnh phối hợp chặt chẽ trong việc đẩy nhanh tiến độ các thủ tục về chủ trương đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên, trong đó cần chi tiết về phương án phát triển mạng lưới cấp điện, sơ đồ lưới điện, quy mô... để các dự án về điện nhanh chóng được triển khai thực hiện.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng khẳng định vai trò quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và EVNNPC trong thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của các nhà đầu tư cũng như các khu, cụm công nghiệp của tỉnh hoạt động ổn định; đồng thời, cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với EVNNPC thực hiện các thủ tục đầu tư, đảm bảo công tác đầu tư theo đúng thời gian, lộ trình và quy định của pháp luật; đồng chí cũng yêu cầu các sở, ngành, địa phương rà soát các công trình, dự án, nhu cầu sử dụng để đề xuất vào kế hoạch thực hiện quy hoạch mạng lưới điện trong giai đoạn tiếp theo; thực hiện đúng thỏa thuận hợp tác và tiếp tục rà soát, bổ sung một số nội dung trong thỏa thuận đã ký với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc trước đó; cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, rà soát sắp xếp, hỗ trợ tái định cư đối với các hộ dân nằm trong hành lang lưới điện để tạo mặt bằng sạch trong công tác đầu tư hệ thống điện. Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi dự thảo kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh để xin ý kiến của Điện lực miền Bắc, Truyền tải điện quốc gia tham gia, qua đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án về điện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Việt Hoan – Thanh Mai (Ảnh: thainguyen.gov.vn)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bài 1: Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ

    (Xây dựng) – Ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 368/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch). Trong đó, 3 cụm động lực phát triển kinh tế là Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ.

  • Phê duyệt duy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 02 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.

  • Thái Bình: Cần đẩy nhanh triển khai xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện LNG

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình nằm trong Quy hoạch Trung tâm Điện - Khí LNG xây dựng tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy. Dự án do Tập đoàn Tokyo gas, Công ty Điện lực Kyuden của Nhật Bản và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam là nhà đầu tư, với quy mô công suất 1.500MW. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD, sử dụng công nghệ sản xuất điện bằng tuabin khí, chu trình hỗn hợp hiện đại và có hiệu suất cao, nhiên liệu sử dụng chính là khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu.

  • Lào Cai: Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Thông báo số 108/TB-VPUBND về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

  • Phấn đấu đến năm 2030 vùng trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng phát triển xanh

    (Xây dựng) - Ngày 4/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 369/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  • Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ: Đột phá, tiên phong và liên kết

    Trả lời phỏng vấn của Báo Điện tử Chính phủ về quy hoạch vùng Đông Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nội dung quy hoạch lần này của vùng tập trung vào 3 yếu tố: Đột phá, tiên phong và liên kết. Quy hoạch là cơ sở quan trọng để tháo gỡ các điểm nghẽn và các nút thắt, khơi thông nguồn lực giúp vùng Đông Nam Bộ giải phóng nguồn lực, phát triển mạnh mẽ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load