Thứ tư 19/02/2025 09:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Tết tối giản – giữ nét xưa trong lòng Tết hiện đại

22:09 | 04/01/2020

(Xây dựng) – Đây là chủ đề của buổi giao lưu được Công ty Cổ phần Văn hóa truyền thông Sống tổ chức chiều 04/01 tại Hà Nội. Tại đây cũng sẽ diễn ra Lễ ra mắt cuốn sách Tết đoàn viên được tuyển chọn bởi nhà văn Nguyễn Quang Thiều.

tet toi gian giu net xua trong long tet hien dai
Cuốn sách thu hút được sự quan tâm của đông đảo độc giả.

Tranh cãi về việc có nên bỏ Tết hay gộp Tết cổ truyền cùng Tết Dương lịch lại được dấy lên mỗi dịp cuối năm dù chủ đề đã không còn mới. Có người cho rằng Tết cổ truyền tốn kém, lạc hậu, hay không còn phù hợp trong nền kinh tế ngày càng phát triển. Cũng có người nói rằng bởi phú quý thường sinh lễ nghĩa, những thủ tục “phải có” vào Tết ngày càng nhiều và nhiêu khê khiến người ta trở nên “sợ Tết”.

Vậy, Tết cổ truyền thật sự có ý nghĩa như thế nào và chỗ đứng ra sao trong đời sống của người dân Việt Nam? Ngày nay, khi tối giản đã trở thành một xu hướng thịnh hành, thì có nên tối giản Tết – bỏ đi những thủ tục rườm rà để có thể thật sự tận hưởng những giá trị của Tết hay không?

Để trả lời cho những câu hỏi trên, cũng như mong muốn bảo tồn và lan tỏa những giá trị văn hóa từ ngàn xưa của Tết cổ truyền, Công ty Cổ phần Văn hóa truyền thông Sống kết hợp cùng các tác giả, nhà văn, nhà báo và cây viết trẻ trong nhiều lĩnh vực tổ chức talkshow Tết tối giản – giữ nét xưa trong lòng Tết hiện đại và ra mắt cuốn sách Tết đoàn viên.

Tại talkshow, độc giả sẽ được trò chuyện, lắng nghe các nhà văn, nhà báo có uy tín trò chuyện về Tết xưa, Tết nay, cũng như những giá trị, vẻ đẹp của Tết, hay “Có nên ‘tối giản Tết’?” từ góc nhìn của nhiều thế hệ.

tet toi gian giu net xua trong long tet hien dai
Một cuốn sách hoàn hảo cho dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Buổi giao lưu có sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà báo có uy tín như nhà văn Y Phương, nhà văn Trung Sỹ, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, nhà báo Nick M, nhà văn Uông Triều, nhà báo Lữ Mai và các tác giả trong ấn phẩm Tết đoàn viên.

Có thể khẳng định, sẽ khó có thể có một cái tên nào khác phù hợp hơn cái tên Tết đoàn viên cho một cuốn sách viết về Tết. Yếu tố quan trọng nhất và cũng là bí mật lớn nhất của Tết là sự đoàn tụ. Mỗi tác giả trong cuốn sách này, bằng một cách riêng nói về những vẻ đẹp khác biệt của Tết. Mỗi bài viết mang đến một phong vị của từng vẻ đẹp của từng vùng, từng thời… làm nên vẻ đẹp của Tết. Những vẻ đẹp ấy hiển hiện trong trời đất, trong cây cỏ hoa lá, trong những ngôi nhà, căn bếp, trong mỗi gương mặt người, trong mỗi giọng nói, trong hương nến trên những ban thờ, trong hương vị của những món ăn truyền thống…

Tết đoàn viên được tuyển chọn bởi nhà văn Nguyễn Quang Thiều. Nguyễn Quang Thiều là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam, ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông hiện nay là Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội nhà văn Á – Phi.

Ngoài ra, ấn phẩm Tết đoàn viên còn nhận được sự góp sức của nhiều nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, họa sĩ, người nổi tiếng và các cây bút trẻ trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Y Phương, Phan Thị Thanh Nhàn, Đỗ Phấn, Văn Công Hùng, Trung Sỹ, Lê Minh Quốc, Uông Triều, Võ Thu Hương, Nguyễn Hùng Vỹ, Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Nguyễn Quang Thắng, Phạm Công Luận, Nguyễn Khoa Diệu Hà, Minh Tự, Vũ Thị Tuyết Nhung, Lữ Mai, Thành Nguyễn, Hồ Viết Thịnh, Hoàng Du, Thủy Nguyệt, Vi Phong, Nick M, Mi Ly, Lam Linh, Thành Chương, Kim Duẩn, Đặng Hồng Quân, Phạm Ngọc Điệp, Lương Trọng Hoàng Trung, Trắng Đen, Nguyễn Văn Song, Tommy Trương 79, Thảo Vân, Thanh Duy, Lộn Xộn Band, Lê Duy Niệm, Đoàn Thu Thủy, Hoàng Anh Tuấn, Wondrous World, Sullicious, Hoài Sa, Hoàng Ngọc Diệp, Hoàng Văn Lý, Huỳnh Minh Thảo, Hồ Thu Hương, Phương Thu Thủy, Huỳnh Wynn Trần, Yushi Kawarai.

Ánh Dương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Yên Bái: Lễ hội Gầu Tào của người Mông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    (Xây dựng) - Ngày 14/02 (tức ngày 17 tháng Giêng Ất Tỵ), tại sân vận động Trung tâm huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đã diễn ra Lễ công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Gầu Tào của người Mông huyện Trạm Tấu, huyện Mù Căng Chải và huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái). Đây là Di sản văn hóa phi vật thể thứ 8 trong tổng số 11 Di sản văn hóa phi vật thể ở Yên Bái đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

    19:41 | 15/02/2025
  • “Gốm sứ Bát Tràng” và “Dệt lụa Vạn Phúc” chính thức là thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo Thế giới

    (Xây dựng) - Tối 14/2, tại Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, UBND Thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ đón nhận 2 làng nghề “Gốm sứ Bát Tràng” và “Dệt lụa Vạn Phúc” là thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo Thế giới và khai mạc sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

    17:24 | 15/02/2025
  • Sông Lô (Vĩnh Phúc): Chung kết Lễ hội chọi trâu truyền thống Hải Lựu năm 2025

    (Xây dựng) – Sáng 14/2 (tức ngày 17 tháng Giêng), tại sân vận động xã Hải Lựu, huyện Sông Lô diễn ra vòng chung kết Lễ hội chọi trâu truyền thống năm 2025, với 4 cặp “ông cầu” tham gia thi đấu. Công tác an ninh và vệ sinh môi trường tại lễ hội được đảm bảo.

    19:42 | 14/02/2025
  • Hải Dương: Khai hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2025

    (Xây dựng) - Sáng 13/2 (tức 16 tháng Giêng) tại chùa Côn Sơn thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh), tỉnh Hải Dương tổ chức khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2025, tưởng niệm 691 năm Ngày viên tịch của Đệ Tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả (1334 - 2025), kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Côn Sơn (1965 - 2025) và phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác.

    10:04 | 14/02/2025
  • Vĩnh Phúc: Lễ hội chọi trâu Hải Lựu năm 2025 thu hút hàng vạn du khách

    (Xây dựng) – Sáng 13/2 (tức ngày 16 tháng Giêng), Lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu, huyện Sông Lô chính thức khai mạc. Đây là một trong những lễ hội cổ xưa nhất Việt Nam, thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương.

    19:40 | 13/02/2025
  • Hải Phòng: Cụm di tích Từ Lương Xâm nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt

    (Xây dựng) - Tối 12/2, quận Hải An (thành phố Hải Phòng) tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt khu vực Từ Lương Xâm – căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và khai mạc Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm năm 2025, kỷ niệm 1087 năm chiến thắng Bạch Đằng, 1081 năm Ngày mất của Đức vương Ngô Quyền.

    10:44 | 13/02/2025
  • Phú Thọ: Trang nghiêm lễ hội truyền thống đền làng Hữu Bổ hạ

    (Xây dựng) – Để tưởng nhớ và tri ân công đức của Đức thánh Đinh Công Tuấn, từ ngày 09 - 11/02/2025 (tức ngày 12 đến 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Ban tổ chức lễ hội Khu dân cư số 5 xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội truyền thống đền Hữu Bổ hạ với nhiều hoạt động trang nghiêm như rước kiệu, tế lễ… và các trò chơi hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của người dân và du khách thập phương.

    10:40 | 13/02/2025
  • Nam Định: Linh thiêng Lễ hội khai Ấn đền Trần Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) - Lễ khai Ân đền Trần là một trong những Nghi lễ truyền thống quan trọng (trong khuôn khổ Lễ hội khai Ấn đền Trần) diễn ra vào đêm 14 tháng Giêng hàng năm tại đền Thiên Trường, thuộc Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định). Lễ hội Khai ấn Đền Trần năm nay diễn ra từ ngày 3/2 đến ngày 17/2/2025 (tức ngày 6 đến ngày 20 tháng Giêng âm lịch). Trong đó, ngày 11 và 12 tháng Giêng đã diễn ra các nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ và rước Nước, tế Cá.

    16:45 | 12/02/2025
  • Hà Đông (Hà Nội): Tổ chức Lễ hội truyền thống Bia Bà

    (Xây dựng) – UBND phường La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) vừa tổ chức Lễ khai hội Bia Bà Xuân Ất Tỵ 2025. Đại diện lãnh đạo quận Hà Đông cùng lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị quận đã tới dự và dâng hương.

    16:31 | 12/02/2025
  • Nam Đàn (Nghệ An): Khai mạc Lễ hội đền Vua Mai năm 2025

    (Xây dựng) - Sáng 11/2 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ Vua Mai Hắc Đế, Đảng bộ, chính quyền huyện Nam Đàn long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm và khai mạc Lễ hội đền Vua Mai năm 2025, gắn với kỷ niệm 1.312 năm cuộc khởi nghĩa Hoan Châu.

    22:47 | 11/02/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load