Chủ nhật 28/04/2024 01:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tây Hồ và những di sản văn hóa vĩnh cửu đất Thăng Long

08:00 | 10/05/2023

(Xây dựng) - “Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương/Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”. Với vẻ lãng mạn, thơ mộng hiếm thấy đi cùng với những nét đẹp văn hóa ngàn năm, vùng đất Tây Hồ không chỉ là nơi các thi nhân mặc khách bao đời chiêm ngưỡng, mà đã sớm trở thành “miền đất hứa” quy tụ lối sống tinh hoa bậc nhất của giới thượng lưu Hà thành.

Tây Hồ và những di sản văn hóa vĩnh cửu đất Thăng Long
Chùa Trấn Quốc – Nét di sản văn hóa lịch sử tại Hồ Tây (Ảnh: Báo Môi trường du lịch).

“Chất thơ” đặc trưng từ mảnh đất giàu vẻ đẹp văn hóa lịch sử

Trong tâm thức của mỗi người dân Thủ đô ngàn năm văn hiến, không ai là không biết đến vùng đất Tây Hồ với những giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc, được mệnh danh là mảnh đất “rồng thiêng hội tụ” với thế đất “long phượng trình tường, phượng hoàng ẩm thủy”.

Trải qua nhiều thế kỷ, Tây Hồ được bồi đắp bởi bề dày trầm tích văn hóa phong phú với 71 di tích, trong đó có 40 di tích đã được xếp hạng và trở thành điểm đến nổi tiếng của các du khách trong và ngoài nước.

Đến với Tây Hồ, cảm giác yên bình tràn ngập trong tâm trí không chỉ bởi khung cảnh nên thơ nơi hồ nước phẳng lặng mà còn bởi những nét trầm mặc hòa trên mái ngói của những ngôi chùa cổ kính với kiến trúc mang giá trị nghệ thuật cao như chùa Trấn Quốc - một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam từ thời Lý, chùa Kim Liên - đại diện cho dấu ấn kiến trúc tôn giáo thời Lê - Trịnh, chùa Phổ Linh, Tào Sách, Thiên Niên, Tinh Lâu, Thông Thiên động, đình Yên Phụ...

Dưới màu non xanh nước biếc của Hồ Tây, Phủ Tây Hồ xuất hiện từ thời Lê – Trịnh, nơi thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh nổi tiếng linh thiêng, được coi như là một trong những “cái nôi” khởi nguồn Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

Du khách cũng như được trở về với không gian của những ngôi làng cổ ở Bắc bộ hàng trăm năm trước với mái đình, cây đa cùng nghề nấu xôi truyền thống tại Làng Phú Thượng - ngôi làng có nhiều di tích được xếp hạng với bề dày văn hóa - lịch sử sâu rộng được lưu truyền và gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Thời điểm các lễ hội truyền thống ở Tây Hồ diễn ra cũng luôn thu hút sự yêu thích của khách du lịch, tiêu biểu như lễ hội Phủ Tây Hồ, đền Đồng Cổ, đình Nhật Tân, đình Yên Phụ… được tổ chức để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, khơi dậy đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc Việt.

Tây Hồ và những di sản văn hóa vĩnh cửu đất Thăng Long
Lễ rước nước từ chùa Trấn Quốc về đình Yên Phụ (Ảnh: Báo Hà Nội mới).

Kết tinh giá trị của nhịp sống thời đại tại mảnh đất di sản

Ngày nay, theo dòng chảy không ngừng của đô thị hóa, hài hòa trong những nét trầm tích cổ kính của các ngôi làng tại quận Tây Hồ là sự xuất hiện xen kẽ của những tiềm năng phát triển mới, góp phần tiếp nối những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời.

Khởi đầu là cuộc đại dịch chuyển của 12 Bộ, ngành chuyển trụ sở về trung tâm hành chính mới tại quận Tây Hồ bao gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tư pháp, Xây dựng, Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Kết hợp với các tiện ích cao cấp như sự xuất hiện của khu trung tâm thương mại Lotte Mall Tây Hồ, các trường đại học gồm: Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội, Đại học Y tế công cộng, Đại học Mỏ - Địa chất, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông... cũng được đầu tư đồng bộ, sẵn sàng đem đến cho mọi cư dân của quận Tây Hồ một cuộc sống tiện nghi tiêu chuẩn quốc tế.

Các khu đô thị dành riêng cho giới thượng lưu được xây dựng và đang dần hình thành đông đúc từ các chủ đầu tư uy tín giúp quy tụ về đây một cộng đồng văn minh và khởi tạo một tiêu chuẩn sống sang trọng.

Tây Hồ và những di sản văn hóa vĩnh cửu đất Thăng Long
Kiến tạo giá trị sống bền vững giữa truyền thống và hiện đại tại Tây Hồ (ảnh: KITA GROUP).

Có thể thấy quận Tây Hồ từ ngàn xưa đến nay vẫn luôn là mảnh đất đầy hứa hẹn thu hút giới thượng lưu Hà thành về hình ảnh một chốn an cư lý tưởng với không gian sống thịnh vượng và giá trị sống bền vững.

Đứng trước những nhu cầu của giới thượng lưu về chốn sống tại quận Tây Hồ, sắp tới đây sự xuất hiện của Khu phức hợp tầm cỡ tại Nam Thăng Long với hệ tiện ích đẳng cấp all in one bao gồm các dãy Shop villa đa dạng, những khu biệt thự với kiến trúc Châu Âu hoa lệ, trung tâm thương mại, toà nhà văn phòng hạng A … chắc chắn sẽ kiến tạo nên một chốn sống đẳng cấp mà giới thượng lưu Hà thành đang khao khát kiếm tìm.

Nhi Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load