Thứ sáu 26/04/2024 21:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tầm long điểm huyệt và câu chuyện “Thánh nhân mắt mù”

14:40 | 23/04/2020

(Xây dựng) - Khi tìm hiểu về phong thủy, mọi người chắc đều được nghe nói đến long mạch và chuyện tầm long điểm huyệt. Vậy tầm long điểm huyệt là gì và nó có vai trò thế nào trong phong thủy?

tam long diem huyet va cau chuyen thanh nhan mat mu
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Làng tôi nằm giữa vùng đồng bằng Bắc bộ. Vào thập niên 60 của thế kỷ trước từng xảy ra chuyện lạ. Trong một thời gian ngắn, trong làng liên tục xảy ra các vụ cháy nhà. Có nhà phát cháy từ bếp, mọi người đồ rằng do củi lửa bất cẩn để lửa từ bếp đun lan ra. Có nhà cháy từ trong nhà, mọi người cho là do thắp hương… Nhưng có nhà tự dưng ngọn lửa lại từ nóc nhà bốc lên thì ai cũng khó hiểu? Các cụ cao niên cực chẳng đã phải đi hỏi thầy, thầy nói làng bị động long mạch. Lần tìm mãi thì phát hiện con ngòi giữa làng thoát nước ra ngoài cánh đồng bị đào bới chạm vào long mạch. Sau khi cúng lễ và hàn lại long mạch thì làng cũng hết cháy thật.

Kể lại câu chuyện trên không phải để cổ súy cho mê tín dị đoan, mà tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến câu chuyện long mạch trong tiềm thức người Việt nói chung và trong phong thủy nói riêng. Việc lập làng, xây thành ngày trước đều phải tìm và lựa thế theo long mạch. Những quan tước hay nhà giàu ngày trước thường nhờ thầy tìm các thế đất lựa theo long mạch để chôn hài cốt, gọi là tầm long điểm huyệt. Việc đầu tiên của thầy địa lý là trèo đèo lội suối tầm long. Khi tìm ra long mạch rồi thì từ đó lần ra huyệt (điểm huyệt), là nơi tụ khí, đất kết có thể đặt mộ. Những ngôi mộ đặt đúng huyệt dân gian gọi là mộ kết, con cháu sẽ đỗ đạt, vinh hiển, giàu có.

Dân gian vẫn lưu truyền nhiều câu chuyện về mộ kết hay tầm long điểm huyệt của các thầy địa lý ngày xưa, trong đó có chuyện “Thánh nhân mắt mù” nói về long mạch hay huyệt quay ngược ở mộ của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, người được gọi là Trạng Trình nổi tiếng với những câu sấm dự đoán thế sự tới 500 năm sau, thường gọi là sấm Trạng Trình. Câu chuyện được lưu truyền như sau:

Trước khi chết, Trạng có ghi vào gia phả và dặn con cháu rằng: “Bình sinh ta có tấm bia đá sẵn và đã sơn kia. Khi ta nhắm mắt rồi, chúng bay phải nhớ, hễ hạ quan tài xuống phải để tấm bia đá ấy lên nắp rồi mới lấp đất. Chờ khi nào có khách tới viếng mộ và nói rằng: "Thánh nhân mắt mù", thì phải lập tức mời người ấy vào nhà, nhờ họ đổi hướng lại ngôi mộ cho ta. Nếu trái lời ta, dòng dõi về sau sẽ suy tần, lụn bại đấy”.

Con cháu nghe lời, làm y như đã dặn. Nhưng chờ mãi đến năm mươi năm sau, mới có người khách từ phương xa đến, nhìn mộ cụ một lúc rồi nói: “Cái huyệt ở đằng chân sờ sờ thế kia mà không biết, lại tự đem để mả thế này. Vậy mà thánh nhân gì chớ, họa chăng là thánh nhân mắt mù”.

Người trong họ nghe được, chạy về báo với trưởng tộc. Ông này vội vàng ra đón người khách Tầu kia về nhà, xin chỉ dạy cách đặt lại mộ. Thì ra đó là một thầy địa lý cũng nổi danh ở phương Bắc. Ông ta sang là để đi tìm xem di tích của Trạng mà bấy lâu ông ta đã nghe tiếng đồn.

Khi nghe vị trưởng tộc nói, ông ta sẵn lòng làm ngay, và tự đắc cho rằng mình giỏi hơn Trạng Trình. Vị khách bảo: “Không cần phải đem đi đâu xa cả, chỉ đào mộ lên rồi xoay lại, nhích đi một chút là được”.

Ông trưởng tộc bèn tụ họp con cháu lại, đưa thầy địa lý Tầu ra hướng dẫn cách đặt lại ngôi mộ. Lúc đào lên thấy tấm bia đá nhưng lại chôn trong mộ, ông ta lấy làm lạ bảo xem viết gì trên đó. Khi tấm bia được rửa sạch, lớp sơn bong ra mới lộ lên mấy câu thơ, tạm dịch nghĩa: "Ngày nay mạch lộn xuống chân/ Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu/ Biết gì những kẻ sinh sau!/ Thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ?".

Đọc tới đâu, vị khách Tầu kinh ngạc đến đấy. Bấy giờ, vị trưởng tộc mới kể lại lời dặn dò của Trạng. Nghe đến đó, vị khách cũng là thầy địa lý Tầu kia mới thực sự bái phục tài của Trạng, không chỉ biết năm mươi năm sau huyệt đổi hướng, mà còn biết cả chuyện ông ta sẽ đến viếng mộ và nhìn ra hướng huyệt mới, thậm chí còn biết cả việc mình sẽ nói câu “Thánh nhân mắt mù”. Bấy giờ, thầy địa lý Tầu kia mới đổ mồ hôi hột, thầm kinh hãi mà tự nhận mình cũng chỉ đáng là học trò của Trạng mà thôi.

Kỳ sau, chúng tôi sẽ trao đổi thế nào là long mạch và cách xác định long mạch khi chọn đất làm nhà trong thời đại ngày nay.

Tuệ Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đặc điểm và phân loại các loại hình nhà phố

    (Xây dựng) - Hiện nay, nhà phố đã trở thành kiểu kiến trúc nhà ở rất phổ biến đối với nhiều gia đình, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Loại hình nhà ở này không chỉ tối ưu hóa không gian sống trong diện tích hẹp mà còn mang lại nhiều lợi ích. Hãy cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của nhà phố cũng như các loại hình nhà phố hiện nay.

  • Các đặc trưng thiết kế nổi bật phong cách Địa Trung Hải

    (Xây dựng) - Phong cách Địa Trung Hải không chỉ mang lại cảm giác thoải mái, tinh tế mà còn thể hiện tinh thần tự do và lãng mạn. Vậy phong cách Địa Trung Hải là gì? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm và cách áp dụng phong cách này vào không gian sống.

  • 100 mẫu vẽ tranh tường quán cafe, trà sữa, trà chanh đẹp giá rẻ độc đáo hút khách

    (Xây dựng) - Hiện nay xu hướng vẽ tranh tường trang trí các quán cafe, trà sữa, trà chanh được rất nhiều các chủ đầu tư lựa chọn vì không gian quán sẽ rất ấn tượng, độc đáo. Hãy cùng tìm hiểu về giá, các phong cách được vẽ.

  • Top 100 mẫu vẽ tranh tường văn phòng trang trí đẹp xu hướng hiện nay

    (Xây dựng) - Xu hướng trang trí vẽ tranh tường văn phòng, công ty khá phổ biến hiện nay, được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Hãy cùng hoihoasivietnam.com tham khảo 100 mẫu tranh tường văn phòng đẹp ấn tượng nhất.

  • 9 mẹo thiết kế nhà phố gần gũi thiên nhiên có nhiều cây xanh

    (Xây dựng) - Tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, nơi khói bụi và tiếng ồn luôn hiện hữu, nhu cầu sở hữu một không gian sống xanh mát, gần gũi thiên nhiên ngày càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, việc thiết kế nhà phố hài hòa với thiên nhiên trong bối cảnh diện tích đất hạn hẹp lại là một thách thức không nhỏ.

  • Những nguyên tắc, tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non

    (Xây dựng) - Thiết kế mầm non là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, các cơ sở giáo dục cần chú trọng đầu tư vào việc này. Cùng tìm hiểu các tiêu chuẩn và kinh nghiệm trong quá trình thiết kế, xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load