Thứ bảy 02/11/2024 16:19 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Sử dụng tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức

10:41 | 28/02/2024

(Xây dựng) – Trong khuôn khổ dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành Công nghiệp Việt Nam (VSUEE), Bộ Công Thương phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Tọa đàm "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Việt Nam: Thách thức và cơ hội thúc đẩy thị trường tiết kiệm năng lượng". Qua đó nhiều góc nhìn từ các chuyên gia đầu ngành cho chúng ta thấy được còn rất nhiều việc phải làm để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm.

Sử dụng tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phát biểu.

Dự án VSUEE do Quỹ khí hậu xanh (GCF) tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới (World Bank). Dự án được xây dựng nhằm thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam, góp phần đạt mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng và triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu giảm phát thải nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chia sẻ về dự án, ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) khẳng định: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp trọng tâm giúp bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, bảo tồn nguồn tài nguyên, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 6 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Xác định được tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Việt Nam đã sớm ban hành các chính sách liên quan và đến hiện tại, khung pháp lý của Việt Nam tương đối hoàn thiện. Cụ thể, năm 2010, Chính phủ đã ban hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; các Nghị định và nhiều văn bản hướng cũng đã được ban hành kịp thời.

Bên cạnh đó, từ năm 2006 đến năm 2015, Bộ Công Thương đã triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hiện nay, Bộ này cũng đang triển khai Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030, trong đó Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững được giao làm đầu mối thực hiện.

Cũng theo ông Vũ, tiềm năng tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam còn rất lớn. Cường độ năng lượng của Việt Nam hiện nay còn cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Theo báo cáo thống kê năng lượng mới nhất của Bộ Công Thương, tổng cường độ năng lượng sơ cấp của Việt Nam là 100 triệu tấn dầu quy đổi, với quy mô GDP khoảng hơn 400 tỷ USD.

Cường độ sử dụng năng lượng này so với Nhật Bản cao hơn gấp 4 lần, còn so với các nước trong khu vực như Malaysia hay Thái Lan thì cũng đang cao hơn từ 50% đến 60%. Điều này cho thấy chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Sử dụng tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Bà Zayra Romo - Trưởng nhóm Cơ sở hạ tầng & Điều phối viên ngành Năng lượng, Ngân hàng Thế giới cho rằng việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng.

Đồng quan điểm với ông Trịnh Quốc Vũ, bà Zayra Romo - Trưởng nhóm Cơ sở hạ tầng & Điều phối viên ngành Năng lượng, Ngân hàng Thế giới bày tỏ: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có vai trò quan trọng vào việc giảm cường độ năng lượng cũng như đóng góp vào quá trình đạt được mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

“Quá trình này chắc chắn sẽ gặp phải nhiều thách thức. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chúng tôi cũng ghi nhận những sự tiến triển đáng kể, đặc biệt là sự tham gia tích cực của các ngân hàng thương mại và định chế tài chính trong việc cho vay nhằm thúc đẩy hơn nữa việc sử dụng năn lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Việt Nam”, bà Zayra Romo nhấn mạnh.

Theo ông Chu Bá Thi - Chuyên gia năng lượng cao cấp, Ngân hàng Thế giới, mặc dù tiết kiệm năng lượng đã được coi là một trong các giải pháp hiệu quả, thiết thực trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, ổn định phát triển kinh tế. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc đầu tư tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp nói chung còn chưa tương xứng với lợi ích mà đổi mới công nghệ để tiết kiệm năng lượng mang lại. Tọa đàm này sẽ thảo luận các cơ hội, thách thức và giải pháp để thúc đẩy mạnh mẽ hơn chuyển dịch thị trường tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam trong thời gian tới.

Sử dụng tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Ông Chu Bá Thi - Chuyên gia năng lượng cao cấp, Ngân hàng Thế giới chia sẻ tại buổi tọa đàm.

Chia sẻ về quá trình triển khai việc cho vay đầu tư thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng, bà Ngô Thu Hà - Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cho biết: “Bên cạnh những thuận lợi còn đó nhiều khó khăn. Có một số dự án tiết kiệm năng lượng mà ngân hàng tài trợ về thiết bị công nghệ, thì những thiết bị này cũng chỉ là một phần trong toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp, nên ngân hàng phải tính toán, đánh giá hiệu quả đầu tư, thời gian hoàn vốn… sao cho phù hợp”.

Một khó khăn nữa, theo bà Hà, trong bối cảnh hiện nay, do ảnh hưởng sau đại dịch Covid-19 nên nhiều doanh nghiệp cân nhắc rất kỹ trước khi ra quyết định đầu tư. Nếu nguồn vốn dồi dào, việc thực quyết định đầu tư sẽ thuận lợi hơn. Do đó, để triển khai dự án tốt hơn thì Ngân hàng Thế giới có thêm những trao đổi, hỗ trợ để các ngân hàng trong nước tham gia dự án.

Sử dụng tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Bà Ngô Thu Hà – Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), đơn vị quản lý Quỹ chia sẻ rủi ro.

Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, các đại biểu tham dự đã được lắng nghe các chuyên gia giới thiệu khung chính sách tiết kiệm năng lượng và Hợp phần Hỗ trợ kỹ thuật của Dự án VSUEE. Với vai trò là đơn vị quản lý Quỹ chia sẻ rủi ro (RSF) của dự án, đại diện SHB đã giới thiệu những thông tin chi tiết về Quỹ RSF và tiến độ triển khai.

Theo đó, Quỹ RSF có quy mô 75 triệu USD từ nguồn vốn hoàn lại do Quỹ khí hậu xanh cấp thông qua Ngân hàng Thế giới. Quỹ được thành lập để cung cấp giảm thiểu rủi ro tín dụng của các tổ chức tài chính tham gia khi cho vay các dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng dưới hình thức phát hành bảo lãnh tín dụng RSF.

Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam (VSUEE) được triển khai từ tháng 3/2022 đến tháng 01/2026 trên phạm vi cả nước. Được Bộ Công Thương chủ trì chịu trách nhiệm chung kết quả thực hiện dự án.

Dự án bao gồm 02 hợp phần:

Hợp phần 1: Vận hành Quỹ chia sẻ rủi ro (Risk Sharing Facility - RSF): Hợp phần 1 có kinh phí là 03 triệu USD viện trợ không hoàn lại, dùng để triển khai các hoạt động của Quỹ chia sẻ rủi ro.

Hợp phần 2: Hỗ trợ kỹ thuật: Hợp phần 2 có kinh phí 8,3 triệu USD, dùng để Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực cho các bên tham gia Dự án, xây dựng và hoàn thiện khung chính sách, hướng dẫn thực hiện, hỗ trợ các hoạt động tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam (VSUEE) được triển khai từ tháng 3/2022 đến tháng 01/2026 trên phạm vi cả nước. Được Bộ Công Thương chủ trì chịu trách nhiệm chung kết quả thực hiện dự án.

Dự án bao gồm 02 hợp phần:

Hợp phần 1: Vận hành Quỹ chia sẻ rủi ro (Risk Sharing Facility - RSF): Hợp phần 1 có kinh phí là 03 triệu USD viện trợ không hoàn lại, dùng để triển khai các hoạt động của Quỹ chia sẻ rủi ro.

Hợp phần 2: Hỗ trợ kỹ thuật: Hợp phần 2 có kinh phí 8,3 triệu USD, dùng để Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực cho các bên tham gia Dự án, xây dựng và hoàn thiện khung chính sách, hướng dẫn thực hiện, hỗ trợ các hoạt động tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ một số dự án đầu tư kéo dài

    (Xây dựng) – Văn phòng UBND Thành phố vừa có Văn bản số 506/TB-VP ngày 31/10/2024, thông báo kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố tại cuộc họp về tình hình triển khai một số dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng trên địa bàn Thành phố.

  • Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

    (Xây dựng) - Ngày 01/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

  • Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

    (Xây dựng) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng.

  • Chủ tịch HACC làm việc với Hiệp hội Hàn Quốc và Tập đoàn Samsung về hợp tác phát triển thành phố thông minh Hải Phòng

    (Xây dựng) - Ông Nguyễn Thế Mạnh, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng thành phố Hải Phòng, Việt Nam vừa đến Hàn Quốc làm việc và thảo luận về các biện pháp hợp tác dự án Phát triển thành phố mới thành phố Hải Phòng với Hiệp hội Công nghiệp nhà thông minh AI Hàn Quốc, Tập đoàn điện tử Samsung, LG, KT cùng một số đối tác doanh nghiệp lớn trong ngành Xây dựng, Bất động sản, Vật tư, Thiết bị.

  • Vĩnh Phúc: Sẽ công khai thông tin xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các đơn vị liên quan nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật Đấu thầu trên địa bàn tỉnh theo các quy định pháp luật mới; đảm bảo quá trình đấu thầu đáp ứng các yêu cầu về cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm giải trình.

  • Bài 2: “Trải thảm đỏ” hút đầu tư

    (Xây dựng) - Với “thiên thời - địa lợi - nhân hoà”, tỉnh Bắc Ninh đang quyết tâm kiến tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, minh bạch, khẳng định "thủ tục sẵn sàng - dự án thành công"; cùng hàng loạt khu đô thị hiện đại, đa tiện ích cùng định hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc hứa hẹn là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load