Thứ bảy 20/04/2024 09:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Sở Xây dựng Thanh Hóa: 5 nhiệm vụ trọng tâm

15:00 | 01/01/2021

(Xây dựng) - Căn cứ các Nghị quyết của Trung ương và của tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Sở Xây dựng Thanh Hóa đã triển khai Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong ngành, xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020.

so xay dung thanh hoa 5 nhiem vu trong tam

Nhờ triển khai quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Ngành Xây dựng Thanh Hóa đã đạt được kết quả khá toàn diện trong mọi lĩnh vực trong năm 2020. Đáng chú ý, mặc dù phải thực hiện nhiệm vụ “kép”, vừa phòng chống dịch Covid -19 hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội, nhưng hầu hết các nhiệm vụ trọng tâm của ngành đều đạt và vượt kế hoạch.

Huy động vốn đầu tư phát triển ước đạt 135.000 tỷ đồng, tăng 12,5 cùng kỳ. Trong năm, tỉnh đã khánh thành nhiều dự án trọng điểm như: Nhà máy Thép Nghi Sơn giai đoạn 1; nhà máy sản xuất sợi dệt gai xanh Cẩm Thủy; nhà máy chế biến sữa gạo lứt giầu protein Lam Sơn; nhà máy chế biến nước dinh dưỡng tế bào mía Lam Sơn… khởi công nhiều dự án lớn như dự án Quảng trường biển Sầm Sơn, đường từ thành phố Thanh Hóa đi Cảng Hàng không Thọ Xuân, tổ hợp Nhà máy Xi măng Đại Dương, cảng Tổng hợp Quang Trung - Nghi Sơn…

Giá trị gia tăng ngành Xây dựng ước đạt 21.222 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2019. Giá trị sản xuất ngành Xây dựng ước đạt 68.860 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ dân số đô thị được dùng nước sạch đạt 95%. Đặc biệt, tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 35,22%, tăng 30,4% so với 2019. Trong tốc độ tăng trưởng GRDP dự kiến của tỉnh năm 2020 ước đạt 6%, ngành Xây dựng là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất, ước đạt 10,9%, đóng góp 1,76% trong 6% tốc độ tăng trưởng của tỉnh.

Năm 2020, Sở đã thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm: 1. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính: Ngay từ đầu năm, Sở đã ban hành các kế hoạch về cải cách hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính. Triển khai ứng dụng chữ ký số theo kế hoạch của tỉnh. Đến nay, tất cả văn bản, hồ sơ công việc của sở phát hành đã được ký số 100% và gửi đi trên môi trường mạng.

Đã trình Chủ tịch tỉnh ban hành 3 Quyết định công bố 18 danh mục, nội dung thủ tục hành chính; đã hoàn thiện và ký quyết định ban hành 11 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền. Hiện tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền trực tiếp của Sở tại Trung tâm hành chính công tỉnh là 52 thủ tục. Tham gia giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng đăng ký thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4.

2. Hoàn thành chỉ tiêu đô thị hóa năm 2020: Đến thời điểm hiện tại, Thanh Hóa đã hoàn thành mở rộng địa giới hành chính toàn bộ các thị trấn hiện có, thành lập thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị trấn Nưa; công nhận 4 khu vực đạt tiêu chí đô thị loại III; 3 khu vực đạt tiêu chí đô thị loại IV, 19 khu vực đạt tiêu chí đô thị loại V. Hiện toàn tỉnh có 32 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 35,22%, tăng 30,4% so với năm 2019. Hệ thống đô thị phát triển đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh.

3. Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng: năm 2020, Sở đã tăng cường kiểm tra, hướng dẫn về công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng. Qua đó, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, ngăn chặn những hành vi có biểu hiện tiêu cực, tránh thất thoát, lãng phí, nâng cao chất lượng công trình... đã kiểm tra 215 công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, thủy điện, công trình hạ tầng kỹ thuật. Kiểm tra công tác nghiệm thu, đưa vào sử dụng 141 công trình. Trong đó, không chấp nhận nghiệm thu 22 công trình do tồn tại về chất lượng xây lắp và chưa hoàn chỉnh hồ sơ hoàn thành công trình. Nhờ đó, tình hình chất lượng công trình xây dựng trong tỉnh đã tốt hơn, trong năm không xảy ra sự cố công trình.

4. Nâng cao hiệu quả công tác Quy hoạch- Kiến trúc gắn với quản lý trật tự xây dựng: Năm 2020, công tác quy hoạch tiếp tục được triển khai, chất lượng đồ án quy hoạch ngày càng tốt hơn, nâng cao tầm dự báo, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, thu hút nhiều dự án tại các đô thị, khu kinh tế. Việc lập quy hoạch xây dựng vùng huyện được quan tâm hơn, làm cơ sở thực hiện các quy hoạch chung đô thị, các khu chức năng và khu vực nông thôn các huyện một cách bài bản, có định hướng tổng thể.

Kết quả cụ thể về quản lý quy hoạch xây dựng năm 2020: đã báo cáo tỉnh phê duyệt 65 nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng (29 đồ án, 36 nhiệm vụ), gồm các đồ án: 2 quy hoạch vùng huyện, 9 quy hoạch chung, 6 quy hoạch phân khu, 12 quy hoạch chi tiết.

5. Tăng cường công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Đã tham mưu cho tỉnh ban hành Công văn về triển khai thực hiện các Thông tư của Bộ Xây dựng liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng; công văn về xử lý vướng mắc trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Trình UBND tỉnh công bố bảng giá ca máy và thiết bị thi công; đơn giá nhân công xây dựng, nhân công tư vấn xây dựng trên địa bàn; bộ đơn giá xây dựng công trình tỉnh Thanh Hóa.

Cùng với 5 nhiệm vụ trọng tâm. Năm 2020, Sở Xây dựng Thanh Hóa cũng đã tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn thuộc các lĩnh vực như: quản lý hạ tầng kỹ thuật, công tác thẩm định xây dựng, thanh tra xây dựng, quản lý vật liệu xây dựng; quản lý nhà và thị trường bất động sản và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong đó, về nhà ở xã hội đến nay đã có 6 dự án hoàn thành và đi vào sử dụng, 10 dự án đang triển khai, đáp ứng khoảng 418.513/960.000 m2 (theo kế hoạch).

Đào Nguyên xim

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bắc Kạn: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

    (Xây dựng) - Triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TU của Tỉnh ủy, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Bắc Kạn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện nhiệm vụ của các Chương trình mục tiêu quốc gia; chú trọng lồng ghép, sử dụng hiệu quả nguồn lực Nhà nước và các nguồn lực hợp pháp khác để các nhiệm vụ của Chương trình được triển khai đồng bộ, hiệu quả.

  • Ninh Bình: Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu

    (Xây dựng) – Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư trên 818 tỷ đồng thuộc Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho 4 tỉnh ven biển Bắc Trung bộ. Khi hoàn thành, Tiểu dự án này sẽ cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng đô thị nhằm ổn định duy trì kinh tế - xã hội đô thị Phát Diệm trong bối cảnh biến đổi khí hậu có nhiều diễn biến trầm trọng và phức tạp.

  • Ban Giao thông Thành phố Hồ Chí Minh dự phòng khả năng chấm dứt hợp đồng với Tập đoàn Thuận An

    (Xây dựng) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố Hồ Chí Minh (Ban Giao thông) đã có thông tin liên quan các gói thầu do Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An) thực hiện tại các dự án giao thông trọng điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Quảng Trị: Lốc xoáy làm hàng chục ngôi nhà bị sập và tốc mái

    (Xây dựng) – Trong các ngày từ 15-18/4, trên địa bàn các huyện Hướng Hóa và Hải Lăng (Quảng Trị) đã có mưa dông kèm theo lốc xoáy, mưa đá và gió giật mạnh xảy ra làm cho hàng chục ngôi nhà bị sập và tốc mái, nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp bị thiệt hại.

  • Tăng cường các chuyến bay đêm phục vụ dịp nghỉ lễ

    (Xây dựng) - Nhằm phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và cao điểm hè sắp tới, Vietnam Airlines đã mở bán tăng cường vé của 2.000 chuyến bay khai thác từ sau 21h hằng ngày, trên các đường bay giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang…

  • Đồng Nai: Bao giờ xong mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu?

    (Xây dựng) - Còn khoảng 40 ngày nữa là đến thời hạn tỉnh Đồng Nai phải bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (dự án thành phần 1, 2), tuy nhiên, nhiệm vụ này được xem là “bất khả thi” vì còn quá nhiều khó khăn, vướng mắc chưa thể xử lý dứt điểm.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load