Thứ tư 24/04/2024 09:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quyết tâm đưa Thủ đô về trạng thái bình thường mới

16:26 | 19/09/2021

(Xây dựng) - Trải qua 4 lần giãn cách cùng với việc đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng và tăng cường bao phủ tiêm vắc xin cho người dân, Hà Nội đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19. Minh chứng là số ca bệnh có chiều hướng giảm dần, các điểm phong tỏa cũng được thu hẹp so với thời điểm chưa giãn cách… Điều này một lần nữa cho thấy sự nỗ lực, những giải pháp đúng đắn của chính quyền, sự đồng lòng của người dân… trong công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh Covid-19.

quyet tam dua thu do ve trang thai binh thuong moi
Ảnh minh họa.

4 đợt giãn cách và những tín hiệu tích cực

Những ngày chưa giãn cách trước tháng 7, từ ngày 27/4-23/7/2021 (88 ngày), Hà Nội bắt đầu xuất hiện trở lại các ca dương tính với SARS-CoV-2, trung bình 10,4 ca/ngày; các ngày sau đó, số ca mắc tăng cao dần, bao gồm cả các ca ngoài cộng đồng. Cùng với đó, từ giữa tháng 7, còn xuất hiện những chùm ca bệnh phức tạp như tại: Cơ sở khám chữa bệnh, nhà máy trong khu công nghiệp, chợ, khu dân cư… nguy cơ bùng phát dịch trở nên lớn hơn bao giờ hết.

Trước tình hình trên, toàn bộ hệ thống chính trị của Thành phố được kích hoạt “chế độ” sẵn sàng đối phó với dịch bệnh. Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy, trực tiếp đồng chí Bí thư Thành ủy, đồng chí Chủ tịch UBND TP đã có hàng loạt chỉ đạo quyết liệt để các cấp, các ngành vào cuộc triển khai sớm ngăn chặn dịch lây lan…. Trên thực tế, thời điểm này Hà Nội đã thực hiện Chỉ thị 15 nhưng có nhiều biện pháp trên mức Chỉ thị 15, các ngành, các cấp đã chủ động xây dựng phương án, kịch bản ở các cấp độ khác nhau, đồng thời Thành phố đã chỉ đạo tổ chức diễn tập các phương án đó để khi diễn biến tình hình dịch bệnh phức tạp hơn thì hoàn toàn chủ động được. Vì vậy, từ 06h00 ngày 24/7/2021, thành phố Hà Nội chính thức thực hiện giãn cách xã hội lần thứ nhất trong 15 ngày theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhờ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra, song vẫn linh hoạt trong cách triển khai đã đưa số ca mắc trong đợt giãn cách lần 2 (từ ngày 8/8 - 23/8/2021) giảm hơn 200 ca so với đợt giãn cách lần 1. Không chủ quan với kết quả trong đợt giãn cách lần 2, Thành phố tiếp tục thực hiện giãn cách lần 3 (từ ngày 23/8 - 6/9/2021); đồng thời cân nhắc trên mọi phương diện và quyết định triển khai giãn cách lần 4 (từ 6/9 đến 6h00 ngày 21/9/2021).

Kết quả, trong lần giãn cách thứ 4, toàn Thành phố chỉ ghi nhận 312 trường hợp dương tính với số ca mắc trung bình/ngày giảm mạnh, còn 28,3 ca/ngày (đợt 1: 71,2 ca/ngày, đợt 2: 56,8 ca/ngày, đợt 3: 71,1 ca/ngày). Đáng chú ý, các ca mắc này chủ yếu là trong khu cách ly, khu vực phong tỏa và có những ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc ngoài cộng đồng…

Không chỉ giảm về số ca mắc, các điểm phong tỏa cũng thu hẹp lại, còn 15 điểm quy mô thôn, xã tại 10 quận, huyện. Điều này đồng nghĩa với việc tăng các xã vùng xanh - vàng, giảm vùng đỏ - cam so với thời điểm ngày 6/9/2021. Cụ thể, số xã vùng đỏ còn 3 xã; vùng cam còn 22 xã; vùng vàng tăng 21 xã lên 26 xã; vùng xanh tăng 27 xã lên thành 528 xã…

Thần tốc với 2 chiến dịch: Tiêm chủng và xét nghiệm

Nếu như giãn cách xã hội được xem là “thời gian vàng” để bóc tách F0 thì chiến dịch xét nghiệm diện rộng, bao phủ tiêm chủng được xem là “chìa khóa” để truy vết, khoanh vùng triệt để ca bệnh và là “vũ khí” hữu hiệu để chống lại Covid-19. Triển khai nhiệm vụ này, lực lượng y tế của Thành phố đã nỗ lực hết sức, không chỉ lấy mẫu và tiêm chủng ban ngày, mà ngay cả tối muộn đến đêm khuya cũng “sáng đèn” tiêm vắc xin cho người dân.

Trong hai chiến dịch lớn của Thủ đô, không thể không nhắc đến sự góp sức của gần 4 nghìn nhân viên y tế của 12 tỉnh, thành phố về hỗ trợ Hà Nội, tham gia công tác xét nghiệm, tiêm chủng. Với tinh thần “cả nước vì Hà Nội”, nhân viên y tế các tỉnh đã tạo thành một hệ thống dây chuyền lấy mẫu, tiêm chủng cùng với cán bộ y tế của Hà Nội thực hiện hoàn thành lấy mẫu cộng đồng và tiêm vắc xin mũi 1 cho người dân Thành phố trong thời gian thần tốc vừa qua với tinh thần hăng hái, quyết tâm nhất cùng Thủ đô khống chế dịch bệnh.

Đặc biệt, đồng hành cùng lực lượng tuyến đầu, lãnh đạo UBND TP Hà Nội từ đồng chí Chủ tịch tới các Phó Chủ tịch đã thường xuyên đến nhiều điểm tiêm chủng, lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra và động viên các lực lượng. Phấn khởi khi nhận thấy trong những ngày cuối của chiến dịch, tốc độ tiêm vắc xin đã được đẩy lên rất cao, số mũi tiêm ngày sau cao hơn ngày trước, có ngày cao điểm, tiêm được gần 600 nghìn liều. Trực tiếp kiểm tra nhiều lần công tác phòng, chống dịch và lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng ở các địa bàn, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh khẳng định, Thành phố luôn nỗ lực cao nhất, tiếp thu, điều chỉnh kịp thời các giải pháp để đạt được mục tiêu cao nhất là đảm bảo sức khỏe người dân, giảm số người mắc và hạn chế ca tử vong. Sự động viên kịp thời của lãnh đạo Thành phố đã giúp những cán bộ y tế vững tâm hơn để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.

Đến nay, toàn Thành phố Hà Nội đã triển khai 17 đợt tiêm vắc xin Covid-19 cho các đối tượng trong Nghị quyết 21 của Chính phủ và phương án 170 của UBND TP Hà Nội. Theo đó, 5.649.581 người trên 18 tuổi đã được tiêm mũi 1, đạt 93,8%; tỷ lệ tiêm so với tổng dân số đạt 67,9%. Riêng về xét nghiệm diện rộng, từ ngày 8/9-15/9/2021, đã lấy được 4.197.528 mẫu, đạt 84% kế hoạch; trong 2 ngày 16/9 và 17/9 các địa phương tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm theo kế hoạch đạt 57.788 mẫu…

Có thể thấy, những con số kể trên là minh chứng rõ nét cho sự nỗ lực, cố gắng, chung sức đồng lòng của toàn Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thủ đô trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Qua đó, người dân Thủ đô cũng hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng: Thành phố sẽ từng bước kiểm soát dịch bệnh và bước sang giai đoạn “bình thường mới”./.

Hạ Nhiên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Nỗ lực thu gom rác trôi nổi trên vịnh Hạ Long

    (Xây dựng) – Do nhiều nguyên nhân, từ năm 2023 đến nay, tình trạng rác trôi nổi trên vịnh Hạ Long diễn ra thường xuyên, gây ảnh hưởng xấu đến mỹ quan khu vực vịnh di sản và trải nghiệm cảm xúc của du khách. Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương nhằm khắc phục tình trạng này, đến thời điểm hiện tại, lượng rác thải trên vịnh Hạ Long cơ bản đã được thu gom, xử lý.

  • Hà Nội: Tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, UBND Thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cụ thể, Thành phố sẽ triển khai tại 6 điểm với 7 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Chấm dứt hợp đồng với Thuận An nếu tiếp tục chậm trễ 2 gói thầu

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An), liên danh nhà thầu tư vấn giám sát tại gói thầu XL-05, XL-06 thuộc dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

  • Đắk Lắk: Nỗi “ám ảnh” đường vào Cư San

    (Xây dựng) - Tuyến đường liên xã Ea Trang - Cư San, (huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk), đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, khiến người dân địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường sống, mất an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cho người dân và các phương tiện.

  • Đắk Lắk: Thiếu vốn, chủ đầu tư xin tạm dừng thi công Tỉnh lộ ngàn tỷ

    (Xây dựng) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk kiến nghị UBND tỉnh cho phép tạm dừng thi công dự án Cải tạo nâng cấp Tỉnh lộ 1 đoạn từ cầu Buôn Ky thành phố Buôn Ma Thuột đến Km49+00 cho đến khi dự án được bố trí vốn.

  • Quảng Nam: Bí thư Thành ủy Tam Kỳ giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh

    (Xây dựng) – Ông Trần Nam Hưng - Bí thư Thành ủy thành phố Tam Kỳ được HĐND tỉnh Quảng Nam bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load