Thứ bảy 27/04/2024 03:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quyền có gắn với “tiền” và “lợi”?

09:35 | 12/05/2020

“Để vực dậy nền kinh tế, các Bộ, ngành phải xắn tay áo vào cuộc, phải đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp. Không phải quyền anh, quyền tôi mà phải vì đất nước, dân tộc và 100 triệu dân Việt Nam”.

quyen co gan voi tien va loi

Đây là yêu cầu, cũng là mệnh lệnh mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng gặp gỡ doanh nghiệp diễn ra cuối tuần vừa rồi.

“Quyền anh, quyền tôi” - Thủ tướng tóm gọn lại rào cản tạo nên sự trì trệ trong chính sách, làm ách tắc các chủ trương đường lối của Nhà nước đến với doanh nghiệp chỉ bằng những từ ngữ ngắn gọn đó.

Tất nhiên, điều đáng mừng là vấn đề đó đã được Thủ tướng - người đứng đầu Chính phủ - gọi thẳng tên, nêu trúng vào bản chất. Từ đó, người dân hy vọng, sau hội nghị, tình trạng lạm quyền, dụng quyền gây trở ngại sẽ bớt đi không nhiều thì ít.

Mặt khác, từ chỉ đạo của Thủ tướng cũng thấy rằng, lực cản này đã tồn tại từ lâu, không dễ gì chấn chỉnh chỉ trong ngày một ngày hai.

“Quyền anh, quyền tôi” không chỉ là những vướng mắc khi các ngành, lĩnh vực “đụng chạm” lợi ích cục bộ của nhau, mà có khi còn là tình trạng cát cứ địa phương, “trên nóng dưới lạnh”.

Do đó, một chủ trương, chính sách tốt đẹp mà Chính phủ đưa ra chưa hẳn đã có thể đến được với doanh nghiệp, với người dân một cách nhanh chóng. Tính quyết định có khi lại nằm trong tay một ngành, một địa phương, thậm chí chỉ là những công chức thực thi cấp xã, cấp huyện.

Tại hội nghị vừa rồi, các bộ đồng loạt công bố nhiều gói chính sách hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp gặp khó khăn.

Nếu như Bộ trưởng Tài chính cam kết miễn giảm phí hàng loạt thuế phí doanh nghiệp còn Bộ trưởng Công Thương hứa sẽ rà soát hiệu quả chính sách Chính phủ thì tư lệnh ngành Ngân hàng còn nói sẽ lập đoàn thanh tra chống phiền hà doanh nghiệp.

Như vậy, điều quan trọng nhất vẫn là ở hiệu quả cuối cùng. Rằng, những gói hỗ trợ “khủng” tới hàng trăm nghìn tỷ đồng ấy có kịp đến lúc “doanh nghiệp vẫn còn sống” như cách nói của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam hay không. Để doanh nghiệp chờ quá lâu, đến mức giải thể rồi, thì có hỗ trợ cũng không còn ý nghĩa. Và rốt cuộc, lợi ích của những gói hỗ trợ đó sẽ về tay ai?

Nên nhớ “quyền” thường gắn liền với “lợi”. Nếu người nắm “quyền” trong tay biết bỏ đi cái lợi trước mắt, nghĩ cho lợi ích chung, công việc sẽ hanh thông, thuận lợi; còn nếu họ chỉ bo bo cho lợi ích của bản thân, của tổ chức mình thì dù “quyền có hạn”, họ cũng chẳng thiếu cách để tạo ra muôn vàn cái khó, cái trúc trắc, gập ghềnh.

Đơn giản như chuyện doanh nghiệp xuất khẩu, nếu chỉ cần giữa các bộ, ngành quản lý có khúc mắc, hàng bị ứ đọng tại cửa khẩu lâu ngày, thiệt hại có thể tính đến hàng tỷ đồng vì hư hỏng, vì lỡ mất thời cơ.

Chưa nói đến khát vọng “hóa rồng”, “hóa hổ”, mà để có thể phục hồi nền kinh tế một cách nhanh chóng theo hình chữ V như lãnh đạo Chính phủ mong đợi, thiết nghĩ, yếu tố dẫn tới thành công chính là kiểm soát được quyền lực và lựa chọn đúng người nắm quyền.

Nếu có thể làm được như lời hiệu triệu của Thủ tướng, thì quả thực không còn lo bất cứ thử thách nào mà chúng ta không thể vượt qua.

Theo Bích Diệp/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load