Thứ bảy 27/07/2024 07:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quỹ vaccine phòng, chống Covid - 19…

14:51 | 08/06/2021

(Xây dựng) - Chỉ sau hơn một tháng dịch Covid-19 bùng phát giai đoạn 4 lây lan ở 37 tỉnh, thành phố, đặc biệt hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh mỗi nơi có hàng nghìn ca lây nhiễm, nhiều nhất ở các khu công nghiệp, trở thành nguy cơ đe doạ sức khỏe, ảnh hưởng sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân; Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương tiếp cận, đàm phán, mua, nhập khẩu, sử dụng vaccine phòng Covid-19 nhằm đẩy lùi dịch bệnh.

quy vaccine phong chong covid 19
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Thực hiện quyết sách này, ngày 26/5/2021 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 779/QĐ-TTg thành lập “Quỹ Vaccine phòng, chống Covid-19”. Theo đó, Quỹ do Bộ Tài chính đảm nhiệm nhằm tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, vaccine của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, các nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt động mua, nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất trong nước và sử dụng vắc xin cho nhân dân. Quỹ hoạt động phi lợi nhuận, sử dụng đúng mục đích, phù hợp quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả. Quỹ sẽ giải thể sau khi hoàn thành tiêm chủng phòng Covid-19 cho toàn dân.

Theo Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam cần 150 triệu liều vaccine trong năm nay để tiêm cho 75 triệu người dân. Theo đó, nguồn tài chính phải có 25.000 tỷ đồng. Cùng với ngân sách Nhà nước (Quốc hội quyết định chi 13.000 tỷ đồng) thì cần có sự ủng hộ của nhân dân, DN, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước. Để tạo thêm nguồn Quỹ quốc gia này, ngày 27/5 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, kêu gọi toàn dân hưởng ứng; Ngày 03/5 phát động nhắn tin “Toàn dân ủng hộ phòng, chống Covid-19” trên Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia; Ngày 05/6 Chính phủ tổ chức lễ ra mắt Quỹ tại Hà Nội và phát động quyên góp; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động chương trình “Vaccine cho công nhân” thông qua Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng vàng. Hiện nay, các đoàn thể nhân dân ở cơ sở trong cả nước cũng sôi nổi vận động người dân đóng góp tiền mặt vào Quỹ… Theo Bộ Tài chính, đến ngày 05/6 các tổ chức, DN cam kết ủng hộ gần 7.000 tỷ đồng, Quỹ đã tiếp nhận 1.299 tỷ đồng. Đồng thời, đã có hơn 683.000 tin nhắn với tổng số tiền 35.643.433.000 đồng …

Về nguồn vaccine phòng, chống Covid -19, ngoài tiếp nhận viện trợ của COVAX Facillity (38,9 triệu liều), Bộ Y tế đã đàm phán, thỏa thuận với Pfrizer để mua 30 triệu liều của hãng này; đăng kí với COVAX Facillity mua thêm 10 triệu liều theo cơ chế cùng chia sẻ; đồng thời tiếp tục đàm phán để có được 150 triệu liều vaccine Covid-19 phục vụ nhu cầu tiêm chủng cho người dân trong năm nay.

Cùng với 163 ứng viên nghiên cứu, sản xuất vaccine Covid-19 trên thế giới, Việt Nam là một trong 4 quốc gia đầu tiên trên thế giới phân lập được virus SARSCoV-2 mở đường cho khả năng nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước. Nước ta hiện có 4 cơ sở nghiên cứu, sản xuất là các hãng VABIOTECH, POLYVAC, IVAC và NANOGEN. Theo Bộ Y tế, qua nghiên cứu, thử nghiệm bước đầu có kết quả khả quan. Bộ sẽ tích cực thúc đẩy tiến trình nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, cấp đăng kí sản xuất, sử dụng vaccine Covid-19 trong tình trạng y tế khẩn cấp. Có nhiều khả năng, Việt Nam sẽ sản xuất vaccine từ năm 2022 cung cấp trong nước và xuất khẩu.

Kim Quốc Hoa

Theo

Cùng chuyên mục
  • Cảnh giác trước mưu đồ “đổi màu” văn hóa

    Công nghiệp văn hóa đã và đang là trụ cột phát triển kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia. Việc chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa sẽ giúp các quốc gia có thể nhanh chóng thu về những lợi ích kinh tế to lớn với tư cách như là một ngành kinh tế mũi nhọn, đầu tàu. Tại Việt Nam, phát triển công nghiệp văn hóa là một nội dung quan trọng được Đảng, Nhà nước ta quyết liệt chỉ đạo triển khai trong những năm gần đây.

  • Sự thật không thể nào phủ nhận

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc, một nhân cách lớn của dân tộc đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 do tuổi cao, bệnh nặng. Đây là mất mát to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chúng ta vô cùng biết ơn và tự hào về những thành tựu quan trọng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo xuất sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bởi vậy, trong thời gian tới cả hệ thống chính trị cũng như các tầng lớp nhân dân đều cần phát huy tinh thần trách nhiệm gìn giữ và tiếp tục phát huy những di sản vô giá đó.

  • An toàn lao động là quan trọng nhất

    "An toàn là trên hết" được xem là nguyên tắc vàng, là khẩu hiệu, là nguyên tắc bắt buộc trong quá trình lao động, được treo tại nhiều công trường. Nhưng, chỉ 1 "lỗ hổng" nhỏ về ý thức, tai họa có thể ập đến, mang đến nỗi đau tột cùng cho nhiều người lao động và gia đình họ.

  • Tư duy mới - giá trị mới

    Theo thông tin từ Hội nghị lần thứ ba, Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (diễn ra ngày 9-5 vừa qua), năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 6,28%, đứng thứ 3/6 vùng kinh tế, gấp 1,24 lần so với bình quân chung cả nước.

  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load