Thứ bảy 28/12/2024 08:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Quy mô kinh tế Việt Nam sắp vượt Singapore, lên thu nhập trung bình cao năm 2025?

14:37 | 27/12/2024

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nhanh hơn so với các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam có thể lọt nhóm nhóm thu nhập trung bình cao trong năm 2025 và có quy mô kinh tế sắp vượt Singapore.

GDP sẽ vượt Singapore vào năm 2029

Báo cáo của Trung tâm dự báo, phân tích kinh tế độc lập CEBR của Anh cho thấy, quy mô GDP của Việt Nam năm 2024 đạt 450 tỷ USD, tăng một bậc so với năm trước, lên thứ 34 trên thế giới và sẽ vượt Singapore vào năm 2029. Khi đó GDP của Việt Nam được dự báo lên mức 676 tỷ USD, trong khi Singapore là 656 tỷ USD.

Theo CEBR, kinh tế của Việt Nam sẽ tăng nhanh trong tương lai. Trong 5 năm tới, mức tăng trưởng trung bình dự kiến đạt 5,8%. Còn trong giai đoạn 2030-2039, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình sẽ là 5,6%/năm.

Tới năm 2039, quy mô GDP của Việt Nam sẽ đạt 1.410 tỷ USD, đứng thứ 25 trên thế giới, trong khu vực Đông Nam Á chỉ xếp sau Indonesia (ở vị trí thứ 10) và Philippines (22) và bỏ xa Thái Lan (xếp thứ 31), Malaysia (34) và Singapore (35).

Vào cuối năm 2024, quy mô GDP toàn cầu ước tính đạt 110 nghìn tỷ USD. Quy mô này sẽ tăng gấp đôi lên 221 nghìn tỷ USD vào năm 2039.

Quy mô kinh tế Việt Nam sắp vượt Singapore, lên thu nhập trung bình cao năm 2025?
Quy mô GDP Việt Nam dự báo đạt 1.410 tỷ USD vào năm 2039. Nguồn: CEBR

Việt Nam đã gia nhập nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao?

Hồi tháng 7, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới - World Bank (WB), trong năm 2023, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đạt gần 430 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người đạt gần 4.347 USD/người.

Theo phân loại mới nhất áp dụng cho năm 2023-2024, Việt Nam chưa lọt nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình cao (upper-middle income).

Theo phân loại mới, tính từ 1/7/2023-1/7/2024, thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia được chia thành 4 nhóm: Các quốc gia có thu nhập bình quân dưới 1.135 USD thuộc nhóm quốc gia có thu nhập thấp, các quốc gia có thu nhập bình quân trong khoảng 1.136-4.465 USD thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp, các quốc gia có thu nhập bình quân trong khoảng 4.466-13.845 thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao. Và các quốc gia có thu nhập bình quân trên 13.845 thuộc nhóm quốc gia có thu nhập cao.

Theo CEBR, GDP/đầu người của Việt Nam năm 2024 đạt 4.469 USD. Như vậy, nếu theo phân loại nói trên, Việt Nam có thể đã lọt nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao.

Cũng theo CEBR, năm 2025 GDP/đầu người của Việt Nam sẽ đạt 4.783 USD (xếp thứ 124 trên thế giới), và 2029 là 6.463 USD (xếp 117) và tới năm 2039 là 12.727 USD (xếp thứ 100 trên thế giới).

Quy mô kinh tế Việt Nam sắp vượt Singapore, lên thu nhập trung bình cao năm 2025?
Tới năm 2039, quy mô GDP của Việt Nam sẽ đạt 1.410 tỷ USD, đứng thứ 25 trên thế giới. Nguồn: CEBR

Tuy nhiên, cũng theo CEBR, GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo sức mua tương đương (PPP) trong năm 2024 đã đạt mức 16.193 USD và được phân loại là quốc gia có thu nhập trung bình thấp.

Về GDP/đầu người, Việt Nam vẫn xếp ở mức khá thấp so với khu vực. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2023 đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á, sau Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan, và Indonesia. Trong năm 2024, thứ hạng cũng chưa có thay đổi.

Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), đến năm 2026, Việt Nam sẽ vươn lên đứng thứ 4 trong nhóm ASEAN-6 về GDP bình quân đầu người, đạt 6.140 USD/người, xếp sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và vượt qua Indonesia, Philippines.

Quy mô kinh tế Việt Nam sắp vượt Singapore, lên thu nhập trung bình cao năm 2025?

Công nghệ có thể giúp Việt Nam bứt phá nhanh hơn

Trước đó, một số tính toán cho thấy, Việt Nam mất hơn 10 năm để bắt kịp Thái Lan về GDP bình quân đầu người, gần 20 năm để đuổi kịp Malaysia, và 50 năm để vượt Singapore. Dù vậy, tất cả đều được tính toán dựa trên nhiều giả thiết. Trên thực tế, còn có rất nhiều biến số.

Dù vậy, cũng có thể có trường hợp Việt Nam bứt phá với tốc độ nhanh hơn.

Hiện Việt Nam là một trong những nước duy trì được tốc độ phát triển rất nhanh sau đại dịch. Việt Nam có độ mở kinh tế rất lớn với rất nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương và là điểm đến của dòng vốn FDI, cũng như là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam đang là đối tác chiến lược toàn diện với nhiều nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật…

Năm 2024, Việt Nam ghi nhận khá nhiều tín hiệu tích cực, trong đó có hiện tượng “đại bàng” tỷ USD dồn dập đến Việt Nam với các kế hoạch rót vốn đầu tư. Trong năm 2024, dòng vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam, có thể đạt 40 tỷ USD, thuộc top 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới.

Nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ đã "cập bến" Việt Nam. Đó là sự trở lại của tỷ phú Jensen Huang vào đầu tháng 12, cùng với quyết định của tập đoàn chip lớn nhất thế giới Nvidia chọn Việt Nam xây dựng trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) thứ 3 trên thế giới, sau Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc), hay Google cũng chọn Việt Nam là nơi mở rộng chiến lược…

Hồi tháng 11, một nhà cung ứng của Apple - Foxconn công bố khoản đầu tư 80 triệu USD vào hoạt động sản xuất chip tại tỉnh Bắc Giang, còn Meta của tỷ phú Mark Zuckerberg có kế hoạch mở rộng sản xuất thiết bị thực tế ảo. SpaceX của tỷ phú Elon Musk cũng lộ ý định đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam, trong khi Tập đoàn Trump Organization sẽ đầu tư khoản tiền tương tự vào Hưng Yên.

Xu hướng bứt phá nhờ công nghệ được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng có được thứ hạng cao trong nền kinh tế thế giới.

Theo Mạnh Hà/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Tiết kiệm chi trong đầu tư là bài toán quan trọng

    Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã trả lời phỏng vấn TTXVN về những kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ tài chính-ngân sách năm 2024 cũng như các giải pháp cho năm 2025.

    14:31 | 27/12/2024
  • Nghệ An: Thực hiện tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, đơn vị

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản về việc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.

    11:32 | 27/12/2024
  • 8 kết quả nổi bật của tỉnh Thái Bình năm 2024

    (Xây dựng) – Năm 2024 với nhiều khó khăn, thách thức song ngay từ đầu năm Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh; huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản ổn định và đạt được một số kết quả nổi bật.

    11:30 | 27/12/2024
  • Ngoại giao kinh tế là then chốt cho động lực tăng trưởng

    (Xây dựng) - Trong gần 60 hoạt động đối ngoại của lãnh đạo chủ chốt Đảng, Nhà nước trong năm 2024, nội dung kinh tế đã trở thành trọng tâm, mang lại các kết quả cụ thể, thực chất. Nổi bật là các chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ tới Ấn Độ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, UAE, Qatar, Saudi Arabia, Hungary, Romania, Dominica; thăm làm việc tại Trung Quốc, Nga... Hơn 170 thỏa thuận hợp tác đã được ký kết nhân dịp các hoạt động cấp cao.

    10:31 | 27/12/2024
  • Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm đứng Top đầu về công tác đầu tư xây dựng

    (Xây dựng) - Ngày 26/12, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán thu - chi ngân sách, tổng biên chế hành chính, sự nghiệp và phát động thi đua năm 2025.

    10:21 | 27/12/2024
  • Quảng Nam: Yêu cầu thi công “3 ca, 4 kíp” để giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao nhất

    (Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng tại cuộc họp nghe các chủ đầu tư, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh báo cáo tiến độ thực hiện và bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan.

    10:19 | 27/12/2024
  • Quyết liệt gỡ khó cho dự án, đất đai để khơi thông nguồn lực, tránh thất thoát lãng phí

    Chiều 26/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo, đôn đốc việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, văn bản có liên quan thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, nghị quyết của Quốc hội về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố.

    08:37 | 27/12/2024
  • Hạ Long (Quảng Ninh): Trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

    (Xây dựng) - Ngày 26/12, Thành phố Hạ Long phối hợp với Viện Kinh tế, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học chuyên đề “Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản thành phố Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

    21:40 | 26/12/2024
  • Vĩnh Phúc: Huyện Vĩnh Tường cần tập trung tháo gỡ khó khăn tăng tỷ lệ giải ngân vốn năm 2024

    (Xây dựng) – Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Khắc Hiếu cùng Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công tỉnh khi kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư công trên địa bàn huyện Vĩnh Tường.

    21:23 | 26/12/2024
  • Bắc Ninh giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp về quy hoạch

    (Xây dựng) - Sáng 25/12, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh làm việc với các Sở, ngành và địa phương để giải quyết một số kiến nghị của Tập đoàn Dabaco. Theo đó, Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh đã đồng ý chủ trương cho Tập đoàn Dabaco chuyển đổi dự án và đầu tư cụm công nghiệp.

    16:44 | 26/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load