Thứ ba 07/05/2024 14:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội: Đảm bảo ưu đãi, hướng tới người mua nhà

15:31 | 29/08/2022

Theo giới chuyên gia, đảm bảo chính sách ưu đãi cho các chủ đầu tư, dự án xây dựng nhà ở xã hội là động lực để thúc đẩy tiến độ xây dựng dự án, đảm bảo quyền lợi cho người mua nhà.

quy dat 20 xay nha o xa hoi dam bao uu dai huong toi nguoi mua nha
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Nhấn mạnh chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội hướng đến lợi ích cuối cùng là người mua nhà, nhiều ý kiến cho rằng các dự án xây dựng nhà ở xã hội (dự án đầu tư xây dựng độc lập và dự án đầu tư xây dựng trên quỹ đất 20% của dự án nhà ở thương mại) cần phải được hưởng các chính sách ưu đãi như nhau, tránh gây bất bình đẳng giữa các chủ đầu tư sẽ dẫn đến bất bình đẳng với người mua nhà.

Đảm bảo công bằng về chính sách ưu đãi

Góp ý về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng, chuyên gia pháp lý Nguyễn Văn Đỉnh đề nghị Bộ Xây dựng cần sửa đổi, điều chỉnh lại việc xác định các dự án liên quan đến đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đảm bảo công bằng về chính sách ưu đãi.

Cơ sở đề xuất là điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP đã bổ sung khoản 4 Điều 3 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP để giải thích từ ngữ “dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội” gồm: Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội độc lập và dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% của dự án nhà ở thương mại trong trường hợp chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại không tự xây dựng nhà ở xã hội.

“Như vậy, nếu chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại tự xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% thì không được coi là dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội,” ông Đỉnh nhận định và cho rằng thực tế trên sẽ dẫn đến việc chủ đầu tư không được hưởng các ưu đãi như: Không được dành 20% đất xây nhà ở thương mại hoặc 20% sàn bán theo giá thương mại; không được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Theo ông Đỉnh, hậu quả là nếu chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, dự án khu đô thị tự xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% và không được được hưởng ưu đãi dành cho dự án nhà ở xã hội thì sẽ dẫn đến sự mất bình đẳng giữa các chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, ông Đỉnh cũng lưu ý nếu áp dụng chính sách trên sẽ càng khiến chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, dự án khu đô thị không ưu tiên sử dụng nguồn lực cho nghĩa vụ xây dựng nhà ở xã hội mà sẽ bàn giao quỹ đất 20% cho Nhà nước. Thực trạng trên có thể khiến các dự án nhà ở xã hội chậm triển khai, chậm cung cấp nhà ở cho người thu nhập thấp, quy trình đấu thầu tốn thời gian, tiền bạc; không tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước (do miễn tiền sử dụng đất).

Mặt khác, theo ông Đỉnh, nếu chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, dự án khu đô thị tự xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% mà không được hưởng ưu đãi dành 20% diện tích sàn bán theo giá thương mại hoặc 20% diện tích đất xây dựng nhà ở thương mại sẽ dẫn đến 100% căn hộ là nhà ở xã hội. Theo đó, phương án xác định giá bán cho các căn hộ sẽ bổ giá đều, không có sự chia sẻ “người giàu gánh đỡ cho người nghèo.” Như vậy, người mua căn hộ nhà ở xã hội trường hợp này hầu như không được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội.

quy dat 20 xay nha o xa hoi dam bao uu dai huong toi nguoi mua nha
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn: Hùng Võ/Vietnam+)

Trong văn bản góp ý, Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng cũng đề nghị Bộ Xây dựng điều chỉnh khoản 4 Điều 3 Nghị định số 100/2015 thành: “Dự án đầu tư xây dựng nhà xã hội bao gồm dự án đầu tư xây dựng nhà xã hội độc lập và dự án đầu tư xây dựng nhà xã hội sử dụng phần quỹ đất 20% tổng diện tích đất thuộc phạm vi dự án đầu tư xây dựng nhà thương mại dành để đầu tư xây dựng nhà xã hội.”

Dành 20% diện tích sàn nhà ở để bán thương mại

Cùng với kiến nghị trên, chuyên gia pháp lý Nguyễn Văn Đỉnh và Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng cũng đề xuất Bộ Xây dựng bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 8 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP để khôi phục lại ưu đãi chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được dành 20% diện tích sàn nhà ở để bán thương mại.

Lý do đề xuất là việc Nghị định số 49/2021/NĐ-CP bỏ hình thức dự án nhà ở xã hội được dành 20% diện tích sàn nhà ở để bán thương mại đã hạn chế bớt quyền của chủ đầu tư; tác động tiêu cực đối với chủ đầu tư và khách hàng mua nhà.

Theo đó, với những dự án nhà ở xã hội có quy mô nhỏ (ví dụ dự án khoảng 1 hécta), sẽ không thể tách 20% diện tích đất ở để xây riêng tòa nhà ở thương mại. Toàn bộ 100% căn hộ của dự án đều là nhà ở xã hội, vô hình trung chủ đầu tư không còn được hưởng ưu đãi để góp phần giảm giá nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, việc tách biệt riêng các tòa nhà ở xã hội và các tòa nhà ở thương mại, không được bố trí sàn thương mại dịch vụ (shophouse) trong các tòa nhà ở xã hội sẽ khiến khách hàng mua nhà ở xã hội (người thu nhập thấp) khó tiếp cận các tiện ích, dịch vụ (phải di chuyển sang tòa nhà ở thương mại để sử dụng).

Ngoài ra, nếu không được bố trí diện tích thương mại dịch vụ trong các tòa nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ không đầu tư xây dựng tầng hầm để xe hay quy hoạch nhà để xe riêng. Về lâu dài, diện tích đỗ xe sẽ thành các “khu ổ chuột,” trong khi nếu cho phép bố trí 20% sàn bán theo giá thương mại, chủ đầu tư có thể xây hầm để xe, bố trí shophouse ở tầng 1, tầng 2, tạo bộ mặt khang trang cho cả khu vực.

Tiếp thu đề xuất trên, đại diện Bộ Xây dựng cho biết dự thảo Nghị định đã được điều chỉnh theo hướng: “Dự án đầu tư xây dựng nhà xã hội bao gồm dự án đầu tư xây dựng nhà xã hội độc lập và dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sử dụng phần quỹ đất 20% tổng diện tích đất thuộc phạm vi dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị dành để đầu tư xây dựng nhà xã hội.”

Về đề xuất dành 20% diện tích sàn nhà ở xã hội để bán thương mại, đại diện Bộ Xây dựng cho biết trường hợp phương án quy hoạch chi tiết của dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt không bố trí quỹ đất riêng để xây dựng công trình kinh doanh thương mại thì chủ đầu tư được dành 20% tổng diện tích sàn nhà ở của dự án đó để bán, cho thuê, cho thuê mua theo giá kinh doanh thương mại.

Tuy nhiên, phần kinh doanh thương mại phải được hạch toán chung vào toàn bộ dự án và bảo đảm nguyên tắc lợi nhuận định mức tối đa theo quy định. Ngoài diện tích kinh doanh thương mại, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm dành phần diện tích để phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung (khu vực sinh hoạt cộng đồng, để xe)./.

Theo Hùng Võ (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Thị trường bất động sản kỳ vọng được trợ lực từ kiều hối

    Với các quy định thông thoáng về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều trong các bộ luật liên quan đến đất đai sắp được ban hành, lượng kiều hồi ước tính hàng tỷ USD/năm về Việt Nam đang được các chuyên gia bất động sản (BĐS) kỳ vọng là trợ lực tạo dòng tiền cho thị trường bất động sản thời gian tới, nhất là trong bối cảnh các dự án BĐS vẫn gặp khó khăn về huy động vốn.

  • ‘Đỏ mắt’ tìm nhà giá rẻ, người trẻ tìm tới vùng phụ cận TP.HCM

    Trong bối cảnh nguồn cung căn hộ tại TP.HCM khan hiếm và giá bán leo thang, Bình Dương đang trở thành nơi thu hút người mua nhà khi nhiều dự án tung ra thị trường với giá phải chăng.

  • Kon Tum cần sớm ban hành giá đất để thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư công

    (Xây dựng) - Chậm trễ trong việc ban hành giá đất đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vướng mắc cho các dự án đầu tư công tại tỉnh Kon Tum. Việc sớm giải quyết vấn đề này được xem là chìa khóa để thúc đẩy tiến độ và chất lượng của các dự án, đồng thời tạo đà cho sự phát triển bền vững của khu vực.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Tin vui cho người dân chuyển mục đích sử dụng đất

    (Xây dựng) - Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa có Thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường tại cuộc họp nghe báo cáo về chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tại khu vực quy hoạch nhóm nhà ở trong các đồ án quy hoạch phân khu theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị.

  • Đà Nẵng: Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ thực hiện xây dựng nhà ở xã hội địa bàn

    (Xây dựng) - Để hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội để bán theo quy định Luật Nhà ở được thông qua năm 2023. Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố có những đóng góp ý kiến liên quan về Sở Xây dựng để tổng hợp và UBND thành phố có những Nghị quyết ban hành cơ chế hỗ trợ đối với thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố ngày càng tốt hơn.

  • Thái Nguyên: Nhiều tiềm năng cho phát triển thị trường bất động sản

    (Xây dựng) – Để đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa của Thái Nguyên đạt trên 45%, đến năm 2030 đạt trên 60%. Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh đạt trên 7% vào năm 2025, trên 10% vào năm 2030. Thái Nguyên đang tập trung thúc đẩy phát triển mạnh các dự án các khu đô thị, khu nhà ở.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load