Thứ sáu 27/12/2024 06:45 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Thái Nguyên: Nhiều tiềm năng cho phát triển thị trường bất động sản

11:15 | 07/05/2024

(Xây dựng) – Để đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa của Thái Nguyên đạt trên 45%, đến năm 2030 đạt trên 60%. Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh đạt trên 7% vào năm 2025, trên 10% vào năm 2030. Thái Nguyên đang tập trung thúc đẩy phát triển mạnh các dự án các khu đô thị, khu nhà ở.

Thái Nguyên: Nhiều tiềm năng cho phát triển thị trường bất động sản
Với nhiều ưu thế vượt trội, Thái Nguyên đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư bất động sản, nhất là bất động sản đô thị và bất động sản công nghiệp.

Để đạt được mục tiêu đó, ngay trong 190 dự án ưu tiên mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Thái Nguyên trong năm 2024, riêng lĩnh vực đầu tư khu đô thị, khu dân cư chiếm nhiều nhất với 82 dự án.

Trên thực tế, Thái Nguyên đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư bất động sản trong những năm gần đây, do những ưu thế vượt trội trên nhiều mặt, nhất là ưu thế tuyệt đối về vị trí địa lý khi Thái Nguyên nằm sát Thủ đô Hà Nội, cùng với đó là sự quan tâm đầu tư đồng bộ về hạ tầng cơ sở với tầm nhìn chiến lược, dài hạn, ổn định của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên.

Để tạo niềm tin cho nhà đầu tư về lâu dài, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng luôn khẳng định quan điểm nhất quán trong phát triển, thu hút đầu tư, sẵn sàng đối thoại, chia sẻ, tháo gỡ vướng mắc khó khăn để các nhà đầu tư yên tâm khi đến Thái Nguyên trên tinh thần thượng tôn pháp luật, đồng thời khẳng định việc áp dụng tối đa các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp trong khung quy định của Chính phủ Việt Nam và có cơ chế hỗ trợ riêng của tỉnh Thái Nguyên đối với các dự án được ưu tiên, kể cả thành lập đường dây nóng của Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh để tiếp nhận thông tin và giải quyết ngay các kiến nghị từ phía các doanh nghiệp 24/24…

Đặc biệt, với hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ, hiện đại như hiện nay, điển hình là: Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, Thái Nguyên – Bắc Kạn, đường vành đai V, đường liên kết vùng Thái Nguyên – Bắc Giang – Vĩnh Phúc… cùng với với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh, mạnh đang thu hút một số lượng lớn người lao động, các chuyên gia trong nước và quốc tế đến sinh hoạt, học tập, làm việc tại Thái Nguyên, đã và đang mở ra nhiều cơ hội mới, bền vững cho các nhà đầu tư bất động sản nhất là bất động sản đô thị tại Thái Nguyên.

Thái Nguyên: Nhiều tiềm năng cho phát triển thị trường bất động sản
Nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội, với hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ, hiện đại, kinh tế phát triển năng động là ưu thế cho thị trường bất động sản Thái Nguyên phát triển bền vững.

Chính vì thế, chỉ riêng trong quý I/2024, Thái Nguyên đã cấp quyết định chủ trương đầu tư, mời gọi đầu tư cho 14 dự án bất động sản với tổng diện tích trên 239,9ha, tổng mức đầu tư trên 9.629 tỷ đồng, trong đó có những dự án lớn trên 1.000 tỷ đồng như: Dự án Khu đô thị số 1, phường Cải Đan - khu A, thuộc phường Cải Đan, thành phố Sông Công: 35,22ha, tổng mức đầu tư 1744,666 tỷ đồng; Khu đô thị Tân Hương (Khu số 1) thuộc phường Đông Cao và phường Tân Hương, thành phố Phổ Yên: 21,7758ha, tổng mức đầu tư 1311,197 tỷ đồng; Khu đô thị Nam Thái (phần diện tích 19,45ha) thuộc phường Ba Hàng và Nam Tiến, thành phố Phổ Yên: 19,45ha, tổng mức đầu tư 2045,511 tỷ đồng… Các dự án này tập trung ở 4 huyện, thành phố mà Thái Nguyên đang tập trung mọi nguồn lực cho cho phát triển không gian đô thị là thành phố Phổ Yên, thành phố Sông Công và các huyện Đại Từ, Phú Bình (đang tập trung xây dựng thành đô thị trước năm 2030). Đây cũng là sự phù hợp trong trong quá trình phát triển và những định hướng, mục tiêu mà Thái Nguyên đang hướng tới, nhằm phát triển đô thị theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực, thông minh kết nối với khu vực.

Thái Nguyên: Nhiều tiềm năng cho phát triển thị trường bất động sản
Tỉnh Thái Nguyên xác định, kinh tế khu vực đô thị sẽ đóng góp vào GDP của tỉnh khoảng 75% vào năm 2025 và khoảng 85% vào năm 2030.

Theo kế hoạch, đến năm 2025 toàn tỉnh Thái Nguyên có 17 đô thị gồm: Thành phố Thái Nguyên (đô thị loại I); thành phố Sông Công (đô thị loại II); thành phố Phổ Yên (đô thị loại II); thị trấn Hùng Sơn (đô thị loại IV), thị trấn Quân Chu (đô thị loại V), đô thị mới Yên Lãng (đô thị loại V), đô thị mới Cù Vân (đô thị loại V) thuộc huyện Đại Từ; thị trấn Hương Sơn (đô thị loại V), đô thị mới Điềm Thụy (đô thị loại V) thuộc huyện Phú Bình; thị trấn Trại Cau (đô thị loại V), thị trấn Sông Cầu (đô thị loại V); thị trấn Hóa Thượng (đô thị loại IV) thuộc huyện Đồng Hỷ; thị trấn Đu (đô thị loại IV), thị trấn Giang Tiên (đô thị loại V) thuộc huyện Phú Lương; thị trấn Chợ Chu (đô thị loại IV) thuộc huyện Định Hóa; thị trấn Đình Cả (đô thị loại V), đô thị mới La Hiên (đô thị loại V) thuộc huyện Võ Nhai.

Tỉnh Thái Nguyên cũng luôn xác định, kinh tế khu vực đô thị sẽ đóng góp vào GDP của tỉnh khoảng 75% vào năm 2025 và khoảng 85% vào năm 2030. Việc phát triển đô thị phải gắn với mục tiêu xây dựng đô thị xanh - thông minh - bền vững.

Việt Hoan

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load