Thứ ba 08/10/2024 04:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Quảng Trị: Hai chợ đêm ở thành phố Đông Hà đang “chết yểu”

16:42 | 19/05/2021

(Xây dựng) – Chợ đêm phường 3 và chợ đêm Đông Hà (thành phố Đông Hà, Quảng Trị) đi vào hoạt động chưa được bao lâu đã bị “chết yểu” để lại cảnh tượng đìu hiu, nhất là khi màn đêm buông xuống.

quang tri hai cho dem o thanh pho dong ha dang chet yeu
Chợ đêm phường 3.

Chợ đêm phường 3 tọa lạc tại khu phố 6, phường 3 (thành phố Đông Hà) nằm cạnh đường Thành Cổ và cách đường Trần Hưng Đạo khoảng hơn 100m về phía bắc. Công trình chợ có diện tích xây dựng trên 3.400m2, quy mô 200 lô quầy, có tổng mức đầu tư gần 10 tỷ đồng, từ nguồn vốn viện trợ của Nhật Bản và vốn đối ứng của tỉnh Quảng Trị do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị làm chủ đầu tư.

Ông Nguyễn Anh Doãn - Chủ tịch UBND phường 3, thành phố Đông Hà cho biết: Công trình chợ đêm phường 3 được xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động từ tháng 8/2018. Tiểu thương hoạt động tại chợ chủ yếu là ưu tiên cho những người bán hàng rong ban ngày và các hộ nghèo hoặc cận nghèo trên địa bàn thành phố. Ban đầu, chợ có 160/200 lô quầy được đăng ký, gồm các mặt hàng khá đa dạng: Áo quần, giày dép, hàng tạp hóa và ẩm thực… Tuy nhiên, do hoạt động không có hiệu quả nên chỉ sau hơn 1 tháng tồn tại, các tiểu thương rời bỏ quầy, chợ đêm phường 3 đành phải dừng hoạt động.

Nguyên nhân dẫn đến việc tiểu thương chợ đêm phường 3 hoạt động không có hiệu quả, ông Nguyễn Anh Doãn - Chủ tịch UBND phường 3 (thành phố Đông Hà) lý giải: “Khách quan mà nói, một phần do là do vị trí không thuận lợi, ít người qua lại, các khu dân cư ở quanh khu vực chợ còn thưa thớt. Còn về chủ quan, chính mục tiêu nhân đạo, đó là thu hút các tiểu thương kinh doanh tại chợ chủ yếu là người bán hàng rong, hộ nghèo, cận nghèo với mục đích tạo cho họ cơ hội và điều kiện tốt để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Song đây là những hộ gia đình có điều kiện tài chính rất hạn hẹp nên việc đầu tư vào quy mô hàng hóa cho lô quầy cũng hết sức hạn chế, đặc biệt gặp khi gặp môi trường kinh doanh không thuận lợi thì họ càng bế tắc hơn.

Cụ thể, là khi chợ đêm phường 3 đi vào hoạt động được một tháng thì thời tiết chuyển qua mùa mưa, dẫn đến lượng khách hàng đến chợ mua sắm về ban đêm càng thưa thớt hơn, trong khi đó mưu sinh của họ chủ yếu là cuộc sống đắp đủ qua ngày, vì vậy họ không có điều kiện để duy trì vượt qua những thời khắc như thế, họ phải tự xoay xở qua hình thức kinh doanh nhỏ lẻ khác, mong sao có có đồng ra, đồng vào để trang trải trong ngày, vậy là họ phải bỏ chợ để hoạt động bằng hình thức khác”.

quang tri hai cho dem o thanh pho dong ha dang chet yeu
Cổng vào chợ đêm Đông Hà.

Công trình chợ đêm Đông Hà có diện tích xây dựng trên 1,3ha, tọa lạc gần với tuyến quốc lộ 1, thuộc địa bàn Khu phố 4, phường 2 (thành phố Đông Hà) với tổng kinh phí đầu tư gần 11,5 tỷ đồng, do Công ty TNHH MTV Thương mại Triều Phát (Quảng Ngãi) đầu tư. Công trình bao gồm các hạng mục: Cổng chính, sân khấu ngoài trời, khu vui chơi trẻ em, hệ thống giao thông nội bộ, cây xanh, xây dựng các gian hàng thương mại, khu ẩm thực, khu nhà trưng bày sản phẩm và các hạng mục quan trọng khác, tạo điểm nhấn cho du khách đến thưởng thức, mua sắm và vui chơi giải trí riêng. Chợ đi vào hoạt động từ tháng 8/2019, với mong muốn sẽ tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân trên địa bàn thành phố. Đồng thời giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc trưng của địa phương và các vùng miền đến với du khách nói chung, người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói riêng. Nhưng chưa được bao lâu, hoạt động không hiệu quả chợ đêm Đông Hà phải “cuốn chiếu, đắp chăn” giữa chốn thị thành.

quang tri hai cho dem o thanh pho dong ha dang chet yeu
Các quầy hàng chợ đêm Đông Hà trống rỗng, tạo nên cảnh tượng buồn bã giữa chốn thị thành.

Theo nhà đầu tư, nguyên nhân chính chợ đêm Đông Hà hoạt động không hiểu quả là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Còn theo một số người dân sống gần khu vực chợ có một nhận định: Việc đô thị hóa và công nghiệp hóa ở Đông Hà chưa cao nên sức mua chưa lớn. Mặt khác, văn hóa mua sắm ở Đông Hà cũng khác với những thành phố lớn, người dân Đông Hà phần lớn làm việc trong giờ hành chính vào ban ngày, tan giờ làm việc là họ tranh thủ đi mua sắm luôn. Chính vì thế đi mua sắm chợ đêm chưa thể trở thành thói quen trong thời ngắn của người dân Đông Hà.

Mục đích của chợ đêm, sẽ tạo điều kiện thuận lợi mua sắm, tiêu dùng của người dân, tạo việc làm cho các gia đình tiểu thương, đồng thời góp phần tô đẹp thêm bộ mặt đô thị… Tuy nhiên, có một điều nghịch lý, trong khi chợ đêm phường 3 hoạt động không hiệu quả, thì ra đời thêm chợ đêm Đông Hà và hoạt động không hơn không kém gây hệ lụy lãng phí tiền của, đất đai đã rõ. Vậy trách nhiệm nhiệm thuộc về ai? Bao giờ thì mới giải quyết dứt điểm sự nghịch lý này? Dư luận đang chờ câu trả lời của chính quyền địa phương và các ban, ngành liên quan.

Hữu Tiến

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thành phố Quảng Ngãi: Định kỳ thông báo tiến độ Dự án Công viên Thạch Bích mỗi tháng 1 lần

    (Xây dựng) – Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi có trách nhiệm định kỳ vào ngày 25 hàng tháng, thực hiện công tác tham mưu để UBND thành phố Quảng Ngãi có văn bản thông báo tiến độ thực hiện Dự án Công viên Thạch Bích cho người dân tổ 6, phường Lê Hồng Phong được biết, theo dõi. Cùng với đó, với trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị khẩn trương hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư và triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã đề ra.

  • Thành phố Đông Hà (Quảng Trị): Chỉnh trang đô thị chào mừng sự kiện quan trọng

    (Xây dựng) - Hướng tới Lễ đón nhận đạt đô thị loại II và kỷ niệm 15 năm thành lập thành phố (2009 – 2024) được tổ chức vào ngày 14/10, thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) đã và đang tiến hành triển khai chỉnh trang đô thị để đón chào sự kiện quan trọng này.

  • Thái Nguyên: Đẩy mạnh phát triển đô thị bền vững

    (Xây dựng) - Phát triển đô thị theo hướng bền vững luôn là mục tiêu hướng tới của tất cả các địa phương trong cả nước. Để xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của vùng Trung du miền núi phía Bắc, Thái Nguyên đặt ra nhiều kế hoạch cụ thể trong phát triển đô thị, trong đó sẽ hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực, thông minh kết nối với khu vực.

  • Tăng tính chủ động trong việc chỉnh trang đô thị

    Tái thiết, chỉnh trang đô thị là một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong Luật Thủ đô (sửa đổi), đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Thủ đô.

  • Xây dựng thị xã Sơn Tây xứng đáng vị thế trung tâm xứ Đoài

    Trải qua 100 năm thành lập, 70 năm được giải phóng hoàn toàn, đặc biệt là sau 38 năm thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân thị xã Sơn Tây đã đạt được những thành tựu toàn diện, hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng.

  • 70 năm Giải phóng Thủ đô: Vươn mình phát triển mạnh mẽ

    70 năm đã trôi qua nhưng tầm vóc lớn lao và ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 mãi là nguồn cổ vũ to lớn đối với Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng vũ trang, nhân dân Hà Nội trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô và đất nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load