Thứ hai 09/12/2024 10:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Quảng Ninh: Trả “vàng” cho rừng

08:41 | 10/07/2022

(Xây dựng) - Quảng Ninh đã và đang chuyển dần diện tích đất rừng sản xuất mà lâu nay trồng bạch đàn, keo… sang trồng cây có giá trị lâu dài, làm tăng giá trị đất rừng như trả lại “vàng” cho rừng.

quang ninh tra vang cho rung
Quảng Ninh hỗ trợ giống vốn cho các hộ trồng rừng cây gỗ lớn, được bà con dân tộc thiểu số vùng cao hưởng ứng.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TU về phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030, trong đó hằng năm dành 3% chi thường xuyên cho công tác phát triển lâm nghiệp. Theo đó, UBND tỉnh có kế hoạch về phát triển trồng rừng gỗ lớn với các loại cây bản địa như: Lim xanh, giổi, lát hoa...

Các lâm trường, doanh nghiệp nghề rừng là lực lượng nòng cốt trong cuộc cách mạng giống cây rừng này. Trước mắt, dành 5% quỹ đất rừng sản xuất mà trước đây trồng cây ngắn ngày sang trồng cây gỗ lớn. Cấp dưới tỉnh gọi chung là huyện, nơi có nhiều hộ diện giao đất, giao rừng, lập cơ chế hỗ trợ kinh phí cho dân, có phương án chuyển đồi giống cây gỗ lớn theo lộ trình cụ thể. Theo kế hoạch, năm 2022, Quảng Ninh trồng 2.500ha rừng đặc sản lim xanh, giổi, lát hoa… dưới tán cây trồng lâm sản sau gỗ, dược liệu theo thổ nhưỡng và tiểu vùng khí hậu từng huyện.

quang ninh tra vang cho rung
Các lâm trường trước mắt dành 5% quỹ đất rừng sản xuất để trồng lim xanh, giổi, lát hoa.

Trong đó, huyện Ba Chẽ quy hoạch là vùng trọng điểm thay đổi cây rừng có tỷ lệ trồng lim xanh, giổi, lát hoa cao nhất. Huyện Ba Chẽ đã thành lập tổ công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, cá nhân đăng ký thực hiện hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn, trồng cây bản địa năm 2022 tại các thôn bản. Người dân đăng ký trồng rừng cây gỗ lớn được hỗ trợ 100% kinh phí mua cây giống, tối đa 15 triệu đồng/ha và được hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp không quá 20 triệu đồng/ha. Năm 2022, Ba Chẽ trồng mới 485ha rừng gỗ lớn, trong đó người dân trồng 140ha, còn lại giao cho doanh nghiệp, các chủ rừng. Sáu tháng đầu năm, huyện này đã trồng được 421,28ha (đạt 85% kế hoạch).

Thành phố Uông Bí, trong cơ cấu nguồn thu thì rừng chiếm tỷ lệ thấp so với các ngành kinh tế khác. Song, địa phương đã xây dựng kế hoạch về giao chỉ tiêu trồng rừng đối với cây lim, lát, giổi… cây bản địa trong năm 2022 và giai đoạn 2022-2025. Hạt Kiểm lâm thành phố phối hợp với UBND các phường rà soát diện tích đất có thể trồng được cây lim xanh, giổi, lát hoa… vận động nhân dân và các tổ chức, doanh nghiệp được giao nhận đất, nhận rừng, thực hiện chủ trương khôi phục giống cây rừng bằng các loài cây bản địa. Đến nay, Uông Bí đã trồng được gần 30ha lim xanh, giổi, lát hoa (đạt gần 60% kế hoạch).

Tính chung, đến nay Quảng Ninh đã trồng được 1.386ha rừng lim, giổi, lát, bao gồm 365ha lim, 630ha giổi, 382ha lát và 9ha hỗn giao, đạt 55,4% kế hoạch năm 2022. Kế hoạch 6 tháng cuối năm nay, Quảng Ninh trồng trên 1.100ha rừng lim xanh, giổi, lát hoa.

quang ninh tra vang cho rung
Rừng trồng cây gỗ lớn vòng đời cây dài, lớp thực bì phát triển tốt, lợi thu được lâm sản sau gỗ, rừng sản xuất có thêm chức năng phòng hộ, tạo nguồn sinh thủy.

Hiện, Quảng Ninh có hơn 435.000ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp, chiếm hơn 70% diện tích tự nhiên, tỷ lệ che phủ rừng đạt 55,06%, đứng thứ 14/63 tỉnh, thành trong cả nước.

Cuộc cách mạng giống cây rừng ở Quảng Ninh theo hướng khôi phục cây bản địa thân gỗ lớn vốn là rừng nguyên sinh mà thành công, sẽ là tỉnh đầu tiên của cả nước làm giàu vốn rừng, bởi giá trị lâm sản cao, cây rừng vòng đời dài, lợi thu nguồn lâm sản sau gỗ dưới tán lá rừng, đặc biệt là rừng sản xuất có thêm giá trị rừng phòng hộ, một không gian lâm nghiệp cảnh quan môi trường.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát huy tiềm năng đặc thù, lợi thế vượt trội của Thủ đô Hà Nội

    Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh thành phố nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, tiềm năng đặc thù, lợi thế vượt trội để tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2025.

  • Quảng Ngãi thực hiện đầy đủ chế độ cho cán bộ dôi dư

    (Xây dựng) - Đối với cán bộ dôi dư sau sắp xếp, Quảng Ngãi thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định của Trung ương. Đồng thời, nghiên cứu, xem xét chính sách bổ sung của địa phương nếu điều kiện cho phép.

  • Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh: Thông hầm Đông Khê vượt tiến độ 2 tháng

    (Xây dựng) - Ngày 07/12, hầm Đông Khê dài gần 500m chính thức được đào thông, vượt 2 tháng so với kế hoạch đề ra, đánh dấu cột mốc quan trọng tại dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng).

  • Bình Định: Vang vọng 60 năm chiến thắng An Lão

    (Xây dựng) – Hòa trong không khí cả nước đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng; chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, tối 7/12, tại trung tâm Thị trấn An Lão, tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng An Lão (07/12/1964 - 07/12/2024).

  • Cảng hàng không quốc tế Long Thành sau 4 năm khởi công

    (Xây dựng) - Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, được đánh giá là công trình sân bay lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, mang ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với cả nước và khu vực Đông Nam Bộ.

  • Sở Xây dựng sẽ sớm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024

    (Xây dựng) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội; Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá tình hình thực hiện các lĩnh vực quản lý Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao trên địa bàn trong năm 2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load