Thứ năm 26/12/2024 23:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Quảng Ninh: Phố trong bản ở Tiên Yên

12:04 | 17/04/2024

(Xây dựng) - Một đô thị nhỏ trong thung lũng Khe Lẹ, ở vùng rừng cánh cung Đông Triều, thuộc xã Hà Lâu là một trong số sáu xã miền núi của huyện Tiên Yên nhà cửa tập trung, giao thông nội bộ thoáng rộng, đêm đến điện đóm sáng choang như thành thị. Người địa phương gọi là phố Khe Lẹ, thay cho tên khai sinh là bản Khe Lẹ.

Quảng Ninh: Phố trong bản ở Tiên Yên
Phố trong bản Khe Lẹ, xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên nơi cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, một điển hình của Việt Nam.

Phố trong Bản Khe Lẹ xây dựng theo Đề án di dân tổng thể ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm và quy hoạch bố trí dân cư phòng tránh thiên tai của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025; được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1357/QĐ-UBND ngày 04/5/2016, phê duyệt điều chỉnh Quyết định số 2789/QĐ-UBND ngày 20/7/2017.

Quảng Ninh: Phố trong bản ở Tiên Yên
Trưởng thôn Khe Lẹ Sằn Chi Nàm báo cáo lãnh đạo huyện và xã trong một chuyến công tác đột xuất thực tế cơ sở, về công tác phòng chống thiên tai trong mùa mưa này. Khe Lẹ sẵn sàng thực hiện phương châm 4 tại chỗ cứu hộ cứu nạn khi thiên tai.

Dự án được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là san gạt tạo mặt bằng, giai đoạn 2 là xây dựng các hạ tầng thiết yếu và giao đất cho dân tự xây dựng nhà ở. Tổng giá trị 2 giai đoạn là 25 tỷ 875 triệu đồng; trong đó giai đoạn 1 là 12.311 triệu đồng, giai đoạn 2 là 13.564 triệu đồng. Quy mô sử dụng đất 3,28ha. Mặt bằng được chia thành 40 ô đất, mỗi ô đất có diện tích là 250m2 đất ở và 100m2 đất trồng nông nghiệp, khu nuôi gia súc tách biệt với đất ở và quỹ đất dự phòng khi phát sinh số hộ di dân ở những điểm nguy cơ sạt lở đất và lũ rừng nhập lụt đến tái định cư.

Quảng Ninh: Phố trong bản ở Tiên Yên
Lãnh đạo huyện và xã đến thăm hỏi tình hình đời sống và sản xuất của người dân Ke Lẹ, nhắc nhờ dân bản đoàn kết, bảo vệ môi trường.

Hiện phố trong bản Khe Lẹ có 35 căn nhà xây dựng kiểu nhà ở có sân vườn, công trình khép kín, đất quy hoạch đường sá thoáng rộng. Tiểu đô thị có đủ thiết chế văn hóa gồm: Nhà văn hóa, sân thể thao, khu vui chơi tập thể, không gian công cộng và các công trình kỹ thuật như trạm điện, hệ thống nước sạch, xử lý nước thải... khá đồng bộ.

Quảng Ninh: Phố trong bản ở Tiên Yên
Mật độ đô thị cao, đường giao thông nội bộ thoáng rộng, cảnh quan môi trường như một thị tứ hoặc một khu phố ở thành thị.

Trưởng thôn Khe Lẹ Sằn Chi Nàm cho biết, UBND huyện Tiên Yên triển khai dự án này theo Quyết định số 5777/QĐ-UBND ngày 31/10/2017, mục tiêu là xây dựng công trình nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra với nhân dân thôn Khe Lẹ. Đồng thời cải thiện điều kiện sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao với nội dung và quy mô đầu tư gồm các hạng mục: đường giao thông vào khu dân cư, đường giao thông nội bộ kiên cố thoáng rộng; hệ thống thoát nước; kè chắn đất; hệ thống cấp nước sạch, xử lý nước sau sử dụng; hệ thống cấp điện lưới quốc gia đường dây và trạm biến áp; nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng đầy đủ. Một khu quần cư kiến trúc đô thị vùng cao miền núi mà hạ tầng đồng bộ như diện mạo thành thị tiên tiến.

Quảng Ninh: Phố trong bản ở Tiên Yên
Chị em khe bản tiến bộ tham gia phong trào hoạt động Hội Phụ nữ, trao đổi kinh nghiệm làm vợ, làm mẹ; giỏi nương rẫy khéo việc nhà.

Thực mục, đường giao thông vào khu dân cư tổng chiều dài tuyến 1.623,02m; kết cấu áo đường, mặt đường bê tông xi măng cấp B nông thôn dày 18cm. Đường giao thông nội bộ có 2 tuyến tổng chiều dài 476,72 m. Kết cấu áo đường móng cấp phối dày 12cm trên nền đất đầm chặt K=0,95; mặt đường bê tông xi măng cấp B nông thôn dày 18cm. Dọc 2 bên tuyến đường bó vỉa bê tông đá 1x2, M250. Kết cấu vỉa hè nền đất đầm chặt K=0,90, vỉa hè trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường.

Quảng Ninh: Phố trong bản ở Tiên Yên
Ngày trước dân ở khe bản sinh sống phân tán “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, nay ở tập trung tình làng nghĩa xóm đầm ấm hơn.

Hệ thống cấp thoát nước gồm: 1 tuyến cống thoát nước mưa bám trục đường chính giao thông khu dân cư, 9 vị trí cống ngang B500 đón nước ven đường, 3 vị trí cống qua đường B1000, 1 tuyến cống gom thoát nước, 1 tuyến cống thoát nước thải B500. Mương hở kỹ thuật 40x40x40cm thu đón nước đồi rừng. Trong đó, kè chắn đất 1 tuyến kè xây đá hộc bên trái tuyến đường giao thông nội bộ, chiều dài kè L=114md; và xây dựng 1 tuyến kè rọ đá chắn sạt lở phía mái taluy giáp suối rừng chiều dài 201,9m.

Xây dựng hệ thống cấp nước sạch tự chảy về khu dân cư bằng đường kính ống D90 chiều dài 3120.0; ống HDPE PN8; xây dựng 1 hố thu nước thượng nguồn cách đó trên 3km trên độ cao khoảng 50m, 1 bể sơ lắng và 1 bể chứa nước sạch. Nước tự chảy tràn trề đến các hộ dân 24/24 giờ trong ngày và quanh năm suốt tháng.

Quảng Ninh: Phố trong bản ở Tiên Yên
Xưa kia người Dao Khe Lẹ công trình vệ sinh cách ly xa nhà, gia súc thì nuôi gần nhà; nay văn minh, công trình vệ sinh xây dựng liền với phòng ở, gia súc thì nuôi xa nhà.

Hệ thống cấp điện lưới quốc gia gồm 1 trạm biến áp công suất 180kVA; điều chỉnh tuyến đường dây 35kV; đường dây hạ áp có tổng chiều dài 316m, chia thành 2 lộ, tuyến hạ áp sử dụng cáp vặn xoắn 4x50mm2, cột điện bê tông ly tâm cao 7,5m an toàn, mỹ quan.

Quảng Ninh: Phố trong bản ở Tiên Yên
Bếp núc tiện nghi, dùng bếp ga thay thế lửa củi truyền thống trước đây.

Nhà văn hóa Khe Lẹ kiến trúc đậm nét của dân tộc Dao, cao 1 tầng, diện tích xây dựng 190m2. Kết cấu móng bê tông cốt thép kết hợp xây đá hộc vữa xi măng M100, giằng bê tông cốt thép M200, khung cột bê tông cốt thép, tường xây gạch không nung, mái đổ bê tông mái dốc trên dán ngói, nền lát gạch, tường trong và ngoài nhà lăn sơn, tất cả các cửa được làm bằng gỗ chắc chắn đẹp mắt.

Nhà văn hóa có sân khấu để biểu diễn nghệ thuật, sân thể thao trong nhà và ngoài trời... Các hộ dân đang vận động nhau quyên góp nông cụ, đồ gia dụng cũ có nét cổ điển để xây dựng một góc bảo tàng nhỏ văn hóa người thiểu số vùng cao Khe Lẹ.

Quảng Ninh: Phố trong bản ở Tiên Yên
Nhiều nhà xây 2 tầng và nhà sân vườn kiểu cách biệt thự giả Thái khang trang.

Phố trong bản Khe Lẹ có 34 hộ, 184 nhân khẩu, 100% số hộ là người dân tộc thiểu số, trong đó 96% là người Dao, trước đây cả 34 hộ đều thuộc diện (135) xóa đói nghèo, đến nay kinh tế đã có tích lũy, có của ăn của để đời sống khấm khá hơn. Dân cư sinh sống tập trung, ai cũng được hưởng lợi ích từ đầu tư công và tình làng nghĩa xóm mặn mà hơn. Người dân có nhà ở kiên cố, không còn lo sợ mỗi khi mùa mưa đến, nhà cao tường kín cửa cũng tránh được gió máy mùa đông giá lạnh.

Quảng Ninh: Phố trong bản ở Tiên Yên
Nhà văn hóa Khe Lẹ kiến trúc đậm nét của dân tộc Dao. Người dân tự góp nông cụ, đồ gia dụng cũ có nét cổ điển để xây dựng một góc bảo tàng nhỏ văn hóa người thiểu số bản Khe Lẹ.

Quảng Ninh nhiều xã miền núi còn đang chật vật vận động người Dao bỏ thói quen nhà vệ sinh để xa nhà, nuôi súc vật thì gần nhà, bài trừ hủ tục lạc hậu. Thì dân ở Khe Lẹ trên 5 năm nay nhà cửa đã xây dựng công trình khép kín, bếp núc nhà vệ sinh đều là hạng mục xây dựng chính trong quần thể căn nhà ở. Nội thất điện nước lắp đặt an toàn, mỹ quan, thiết bị vệ sinh, bếp núc, đồ gia dụng tiên tiến, tiện lợi. Hộ gia đình nào cũng có một mảnh vườn, mùa nào rau ấy, cây trái tốt tươi, khu dân cư trù mật, chất lượng đời sống dân sinh cao hơn hẳn các thôn bản bạn cùng ở vùng rừng Đông Bắc bộ.

Quảng Ninh: Phố trong bản ở Tiên Yên
Hệ thống cấp nước sạch cho phố trong bản, nước trên cao đổ xuống (tự chảy) không phải dùng điện chạy máy bơm.

Thôn Khe Lẹ nhà nhà, người người hội nhập nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Cơ sở hạ tầng thì từ điểm giữa của khu định cư mới này nhìn bao quát trong tầm mắt, thì như một thị tứ hoặc khu phố ở thành thị. Cư dân nhà cao cửa rộng, nội ngoài thất khang trang đẹp mắt, tiện nghi phục vụ đời sống dân sinh đầy đủ có khác với một số khu tái định cư di dân vùng ngập lụt vùng núi mà ta đã gặp. Khu phố trong bản Khe Lẹ, xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao tiêu biểu của Việt Nam.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
  • D2D phê duyệt giai đoạn 2 dự án cụm nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Châu Đức

    (Xây dựng) - Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 mã chứng khoán D2D, đã chính thức phê duyệt giai đoạn 2 dự án cụm nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Châu Đức, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và mở bán thành công dãy phố mặt tiền Khu dân cư Lộc An.

  • Vĩnh Phúc: Sôi nổi nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 125 năm đô thị Vĩnh Yên

    (Xây dựng) – Chào mừng kỷ niệm 125 năm đô thị Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) (29/12/1899 – 29/12/2024), thành phố triển khai nhiều hoạt động thiết thực, sự kiện, phong trào thi đua sôi nổi, chỉnh trang đô thị góp phần tạo không khí phấn khởi, hướng tới xây dựng thành phố Vĩnh Yên xanh ngày càng văn minh, hiện đại, đáng sống.

  • Lạng Giang (Bắc Giang): Xây dựng thị trấn Vôi xứng tầm đô thị loại IV

    (Xây dựng) – Những năm qua, nhờ huy động đa dạng các nguồn lực cho phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp bộ mặt đô thị, đến nay, thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang đã có những bước chuyển mình rõ rệt, đô thị phát triển nhanh theo hướng hiện đại, gắn với không gian xanh.

  • Quảng Ngãi có thêm 1 thị trấn ven sông Trà Khúc

    (Xây dựng) - Thị trấn Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh được thành lập trên cơ sở nguyên trạng xã Tịnh Hà và một phần diện tích tự nhiên, dân số của xã Tịnh Sơn, trở thành thị trấn mới của tỉnh Quảng Ngãi, nằm bên bờ Bắc sông Trà Khúc.

  • Thanh Xuân (Hà Nội): Hưởng ứng phong trào sáng - xanh - sạch - đẹp

    (Xây dựng) - Quận Thanh Xuân (Hà Nội) được biết đến với nhiều hồ và các dòng sông chảy qua, bao gồm sông Tô Lịch, sông Lừ và sông Sét. Thời gian qua, quận đã duy trì rất tốt cảnh quan môi trường xung quanh các sông hồ này, nhờ vào sự hợp tác tích cực của cả chính quyền và người dân địa phương. Sự chung tay vào cuộc này đã góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên và môi trường sống sạch đẹp cho cộng đồng cư dân.

  • Thừa Thiên – Huế: Xây dựng Hương Trà trở thành đô thị trọng điểm phát triển kinh tế

    (Xây dựng) - Sau 14 năm được công nhận là đô thị loại IV, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên – Huế) tiếp tục chi hàng trăm tỷ đồng để đầu tư, nâng cấp các tuyến đường nội thị, điện chiếu sáng, công viên cây xanh… Tổ chức lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết để đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị ngày một khang trang.

Xem thêm
  • Phú Yên phát triển chuỗi đô thị ven biển

    Trong Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 “Công nghiệp – xây dựng đô thị” là một trong ba trụ cột phát triển.

    14:27 | 24/12/2024
  • Những tiềm năng phát triển của thành phố Ngã Bảy, Hậu Giang

    (Xây dựng) - Với cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn thiện, diện mạo đô thị ngày càng khang trang và ưu tiên đầu tư phát triển 4 trụ cột quan trọng, thành phố Ngã Bảy nổi lên như ‘viên ngọc’ sáng trên bản đồ đầu tư của tỉnh Hậu Giang.

    14:00 | 24/12/2024
  • Mở hướng xây dựng một Hà Nội xanh

    Luật Thủ đô năm 2024 đặt mục tiêu tăng cường diện tích không gian xanh, cải thiện chất lượng môi trường sống và bảo vệ đa dạng sinh học.

    08:51 | 24/12/2024
  • Phương pháp xác định và quản lý chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị

    (Xây dựng) – Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 12/2024/TT-BXD hướng dẫn phương pháp xác định và quản lý chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2025.

    16:17 | 23/12/2024
  • Thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Chiến lược phủ xanh đô thị

    (Xây dựng) - Để bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa cây xanh và hạ tầng đô thị, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang nỗ lực thực hiện mục tiêu đẩy nhanh tiến độ “phủ xanh” đô thị, từ đó xây dựng đô thị thông minh, xanh - sạch - đẹp.

    14:37 | 23/12/2024
  • Nâng cao chất lượng vỉa hè gắn với thúc đẩy kinh tế đô thị

    Đề án quản lý, khai thác, sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn Hà Nội được UBND thành phố giao Sở Xây dựng chủ trì thực hiện qua nhiều giai đoạn khảo sát công phu, kỹ lưỡng. Hiện, Đề án đang thu hút sự tham gia đóng góp ý kiến của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học cũng như chính quyền các địa phương trong diện thực hiện.

    08:28 | 23/12/2024
  • Thành phố Huế trực thuộc Trung ương trụ sở 2 quận mới đặt ở đâu?

    (Xây dựng) - Từ đầu năm 2025, thành phố Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương, bộ máy chính quyền chính thức đi vào vận hành. Lúc này, trụ sở quận mới Phú Xuân, Thuận Hóa được đặt ở đâu, nhân sự thế nào?

    15:14 | 20/12/2024
  • Chủ động, linh hoạt trong phân vùng môi trường

    Triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch và các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo phân vùng trên địa bàn; hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, phương tiện gây ô nhiễm.

    10:36 | 20/12/2024
  • Hạ Long (Quảng Ninh): Đặt mục tiêu bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2025

    (Xây dựng) - Ngày 19/12, thành phố Hạ Long đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và xác định phương hướng nhiệm vụ cho năm 2025. Thành phố đặt quyết tâm bứt phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế năm 2025, xây dựng đô thị kiểu mẫu và bảo vệ môi trường bền vững.

    21:08 | 19/12/2024
  • Thành phố Huế: Đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng đô thị sau khi thành lập 2 quận mới

    (Xây dựng) - Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc thành phố Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND thành phố Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

    16:20 | 19/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load