Chủ nhật 13/10/2024 10:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Quảng Ninh dành 1.000 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên cho khắc phục hậu quả bão số 3

21:47 | 17/09/2024

(Xây dựng) - Hội nghị lần thứ 55 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh họp ngày 17/9 đã thống nhất chủ trương dành 1.000 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên cho khắc phục hậu quả cơn bão số 3 vừa qua.

Quảng Ninh dành 1.000 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên cho khắc phục hậu quả bão số 3
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Trịnh Thị Minh Thanh, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. (Ảnh: QMG)

Ngày 17/9, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị lần thứ 55 để cho ý kiến, chủ trương về một số nội dung trình Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh khoá XIV sẽ diễn vào ngày 23/9.

Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Quảng Ninh khoá XIV được tổ chức nhằm xem xét, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng. Trong đó có các cơ chế, chính sách đặc thù để khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau cơn bão số 3, bao gồm: Chính sách nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn; chính sách miễn giảm học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025; chính sách hỗ trợ một phần chi phí trục vớt phương tiện thủy đăng ký tại tỉnh Quảng Ninh bị chìm đắm do cơn bão số 3 và chính sách hỗ trợ thiệt hại về nhà ở do bão số 3.

Trên cơ sở báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, các ý kiến thảo luận tại hội nghị đều khẳng định, đây là những nội dung thật sự cần thiết, cấp bách, cần phải được ban hành trong thời gian sớm nhất nhằm tạo điều kiện để người dân giảm bớt một phần khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.

Quảng Ninh dành 1.000 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên cho khắc phục hậu quả bão số 3
Quang cảnh Hội nghị.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất chủ trương ban hành các cơ chế, chính sách nêu trên để khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, cũng thống nhất điều chỉnh, bổ sung phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024. Trong đó thực hiện cơ cấu lại nhiệm vụ chi triệt để, tiết kiệm chi thường xuyên để dành 1.000 tỷ đồng thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh.

Tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Trịnh Thị Minh Thanh giao Đảng đoàn HĐND tỉnh chỉ đạo Thường trực HĐND tỉnh, các ban HĐND tỉnh thẩm tra kỹ lưỡng các nội dung đảm bảo đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật trên nguyên tắc đảm bảo công khai minh bạch, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi. Đồng thời, phải đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, trục lợi chính sách.

Trong thời gian trình HĐND tỉnh ban hành các nghị quyết, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu các văn bản hướng dẫn quy trình, trình tự thủ tục hồ sơ để hưởng chính sách hỗ trợ. Mục tiêu cao nhất là đảm bảo các nghị quyết sau khi được ban hành sẽ đi ngay vào cuộc sống.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Trịnh Thị Minh Thanh nhấn mạnh, đây mới là những cơ chế, chính sách bước đầu. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh những bất cập, khó khăn hoặc cần bổ sung thêm chính sách, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp tục tham mưu, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.

Hoàng My

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bài 3: Tín hiệu vui

    (Xây dựng) - Trước tiềm năng đang được “đánh thức”, nhiều ý kiến của lãnh đạo nhằm xúc tuyến thực hiện dự án giao thông trọng điểm để phát triển Cà Mau. Hiện các dự án đang được thực hiện, một tín hiệu vui miền cuối đất.

  • Bài 2: Đánh thức tiềm năng

    (Xây dựng) - Hiện nay, ngoài việc thực hiện các dự án, tỉnh đang gấp gúp hoàn thiện hồ sơ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm. Tại các hội nghị giao ban, công tác hoàn thành hồ sơ, tiến độ của dự án được đặt lên hàng đầu…

  • Bài 1: Các “điểm nghẽn” cần tháo gỡ

    (Xây dựng) - Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã có văn bản chỉ đạo về việc tập trung phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Trung ương để tiếp tục triển khai thực thiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cà Mau, cảng biển Hòn Khoai; Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh từ thành phố Cà Mau đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Các dự trên hoàn thành tạo một viễn cảnh mới ở miền cuối đất.

  • Yên Bái: Đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

    (Xây dựng) - Ngày 11/10, tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã Y Can và xã Cường Thịnh (huyện Trấn Yên) đã tổ chức trọng thể Lễ đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là liệt sỹ Phan Văn Ngó (xã Y Can) và liệt sỹ Nguyễn Văn Bình (xã Cường Thịnh).

  • Đông Anh (Hà Nội): Gắn biển công trình vườn hoa, tuyến đường văn minh đô thị Khu dân cư Thăng Long

    (Xây dựng) – Mới đây, Hội Nông dân huyện Đông Anh, Hội Nông dân xã Hải Bối tổ chức bàn giao, gắn biển công trình vườn hoa, tuyến đường văn minh đô thị trên địa bàn Khu dân cư Thăng Long.

  • Bài 7: Công tác quản lý trật tự xây dựng với những chuyển biến tích cực

    (Xây dựng) - Suốt chặng đường hình thành và phát triển, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và cũng đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Từ đó, góp phần hình thành nhiều khu đô thị có quy mô lớn, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, diện mạo đô thị và nông thôn Thủ đô ngày càng khang trang, hiện đại.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load