(Xây dựng) - “Tết trồng cây đời đời nhớ ở Bác Hồ” xuân Tân Sửu, Quảng Ninh có nét mới chuyển dần sang trồng các loại cây thân to, vòng đời dài họ nhà gỗ tứ thiết giá trị kinh tế lớn.
Trồng rừng trên tinh thần đất nào cây ấy. |
Cụ thể là các loại cây như: Lát, lim xanh, gổi xanh, dẻ đỏ, thông mã vĩ, gỗ xưa, giáng hương, sao đen... Cây xuống giống cũng phải to khỏe có đường kính gốc 2,5cm, cao trên 2m và phù hợp với thổ nhưỡng từng vùng trên tinh thần trồng cây nào ăn chắc cây ấy. Cây trồng phải đúng vụ, đất nào cây ấy để sinh trưởng tốt. Cây lấy gỗ chủ yếu trồng ở vùng bán sơn địa, trên các huyện rẻo cao và hoàn nguyên môi trường mỏ, diện tích rừng mới trồng phải đảm bảo theo quy hoạch 3 loại rừng. Cây trồng phân tán, rặng cây ven đường lấy bóng mát là chính thì trồng các loại cây không xuống lá theo mùa, không trồi rễ phá công trình xây dựng lân cận, không rụng quả bẩn đường phố, ưu tiên các loại cây có tán là đẹp hoa nở 4 mùa như cây hoa ban đỏ... tạo mỹ quan đô thị.
Khó nhận ra trước kia đây là bãi thải mỏ. |
Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ở Bác Hồ” đã được hoạch định tổ chức ở 3 địa điểm, một là Khu di tích lịch sử Phò Hèn, xã Hải Sơn (Móng Cái) trồng II đợt bằng 11.000 cây tương ứng 5ha rừng; hai là thôn Đồng Giữa, xã Sơn Dương (Hạ Long) trồng 8.300 cây có 5.000 cây gổi xanh và 3.300 cây dẻ đỏ tương ứng 8ha rừng; ba là khu vực hồ chứa nước ở thôn Khe Lọng, xã Thanh Sơn (Ba Chẽ) trồng 5.000 cây gổi xanh, 200 cây lim xanh tương ứng với 5ha rừng. Tổng thể trong lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ở Bác Hồ” xuân Tân Sửu, Quảng Ninh trồng 18ha rừng.
Quảng Ninh chuyển hướng trồng rừng sang trồng cây thân to, gỗ quý, cây có vòng đời dài vừa tạo điều kiện cho thảm thực vật đáy rừng loài lâm sản sau gỗ như họ cây dược liệu có đất phát triển, giống cây tứ thiết trồng ở rừng sản xuất còn tăng thêm giá trị rừng phòng hộ giữ nước đầu nguồn lợi ích kép.
Vũ Phong Cầm
Theo