Thứ sáu 22/11/2024 04:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Quảng Ngãi: Công ty 577 đầu tư hơn 8 tỷ đồng trùng tu, tôn tạo Mộ cụ Lê Trung Đình

10:21 | 13/06/2022

(Xây dựng) – Di tích lịch sử Mộ cụ Lê Trung Đình, thuộc xã Tịnh Ấn Đông, thành phố Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) sau khi được đầu tư trùng tu, tôn tạo sẽ có diện mạo khang trang hơn, đồng bộ nhà lưu niệm, công viên cây xanh và các hạng mục phụ trợ để phục vụ tốt hơn nhu cầu thăm viếng, dâng hương của người dân.

quang ngai cong ty 577 dau tu hon 8 ty dong trung tu ton tao mo cu le trung dinh
Hiện trạng Mộ cụ Lê Trung Đình có cao độ thấp hơn Quốc lộ 1A khoảng 5m.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh vừa có Công văn thống nhất phương án trùng tu, tôn tạo Di tích lịch sử Mộ cụ Lê Trung Đình từ nguồn vốn xã hội hóa do UBND thành phố Quảng Ngãi báo cáo đề xuất.

Trước khi có Báo cáo đề xuất gửi UBND tỉnh Quảng Ngãi, theo tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, UBND thành phố Quảng Ngãi đã tổ chức nhiều buổi làm việc với đại diện gia đình cụ Lê Trung Đình và đại diện Câu lạc bộ Lê Trung Đình cùng các Sở, ngành, đơn vị liên quan và Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (Công ty 577).

Các buổi làm việc đã tập trung tổng hợp ý kiến đóng góp từ các bên để đi đến thống nhất phương án thực hiện, quy mô cải tạo, phương án thiết kế và dự toán thực hiện trùng tu di tích. Sau đó, công ty 577 đã hoàn thiện phương án thiết kế chi tiết công trình gửi UBND thành phố Quảng Ngãi.

quang ngai cong ty 577 dau tu hon 8 ty dong trung tu ton tao mo cu le trung dinh
Hiện khu mộ đã xuống cấp, cần được trùng tu, tôn tạo.

Qua khảo sát cho thấy, hiện trạng Mộ cụ Lê Trung Đình đang có cao độ thấp hơn mặt đường Quốc lộ 1A khoảng 5m, phần mộ chính có kích thước 4,5x8,5m, tường rào xung quanh 20x25m, nền lát gạch 40x40, bia tưởng niệm bằng đá granite. Hiện tại di tích đã bị xuống cấp, một số hạng mục đã hư hỏng và tổng thể không còn phù hợp với quy hoạch chung của thành phố Quảng Ngãi và khu vực lân cận.

Vì vậy, sau khi nhận được sự đồng ý từ chính quyền, cũng như nguyện vọng của gia đình cụ Lê Trung Đình và kiến nghị của Câu lạc bộ Lê Trung Đình, Công ty 577 đã đưa ra phương án tự bố trí 8,2 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo toàn bộ mộ cũ và khuôn viên cảnh quan xung quanh; đầu tư xây dựng các hạng mục: Nhà lưu niệm, tiểu cảnh, nhà vệ sinh công cộng… trên tổng diện tích khoảng 500m2. Sau khi hoàn thành việc trùng tu, tôn tạo doanh nghiệp sẽ bàn giao di tích cho Nhà nước quản lý theo quy định.

quang ngai cong ty 577 dau tu hon 8 ty dong trung tu ton tao mo cu le trung dinh
Việc đầu tư trùng tu, cải tạo di tích lịch sử Mộ cụ Lê Trung Đình là hết sức cần thiết.

Phương án cải tạo, trùng tu được đơn vị xây dựng cụ thể: Đối với phần mộ chính, sẽ xây dựng mộ mới để phục vụ nhu cầu thăm viếng ngay trên vị trí mộ thật hiện trạng bằng biện pháp đổ vách ngăn bằng bê tông cốt thép bao che và sàn bê tông cốt thép để nâng cao độ hiện trạng lên 5m, bằng với cao độ của Quốc lộ 1A và khu vực lân cận. Phía trên phần mộ mới là công trình kiến trúc bao che có tổng diện tích xây dựng 352m2, một tầng cao 4,65m giúp bảo vệ khu mộ, phía trước có bia tưởng niệm.

Nhà mộ mới được xây dựng với kết cấu trụ cột dầm sàn bê tông cốt thép, tường trát vữa, sơn lăn hoàn thiện. Xung quanh khu mộ xây hàng rào bằng lan can bê tông đúc sẵn, bố trí khoảng sân tập trung kết hợp với cảnh quan vườn hoa, hai bên là những mảng cây xanh bóng mát để tạo sự liên kết giữa công trình kiến trúc tâm linh và cảnh quan.

quang ngai cong ty 577 dau tu hon 8 ty dong trung tu ton tao mo cu le trung dinh
Phối cảnh khu mộ khi được đầu tư tôn tạo hoàn chỉnh.

Phía sau là hạng mục nhà lưu niệm có diện tích 118m2, một tầng với chiều cao 7,8m phục vụ công tác trưng bày, giới thiệu các tư liệu hiện vật về cuộc đời, công lao to lớn của cụ Lê Trung Đình. Bên cạnh đó là hạng mục nhà vệ sinh với diện tích 30m2, cao 4,65m, tiểu cảnh, hệ thống chiếu sáng, thoát nước … Nền mộ và khuôn viên lát gạch Granite.

quang ngai cong ty 577 dau tu hon 8 ty dong trung tu ton tao mo cu le trung dinh
Nhà lưu niệm sẽ được xây dựng mới để phục vụ công tác trưng bày, giới thiệu tư liệu, hiện vật.

Sau khi được trùng tu, tôn tạo đồng bộ, phần lớn Di tích lịch sử Mộ cụ Lê Trung Đình sẽ có giới cận tiếp giáp với công viên X3.02 mở rộng thuộc dự án Khu dân cư Sơn Tịnh nên công trình sẽ được bổ trợ thêm mảng xanh, tiện ích công cộng. Đồng thời, cùng với lối vào di tích từ hướng Quộc lộ 1 hiện hữu, sẽ có thêm một lối vào được đấu nối trực tiếp với đường nội bộ của công viên để tạo sự thuận tiện cho người dân mỗi khi thăm viếng, dâng hương.

quang ngai cong ty 577 dau tu hon 8 ty dong trung tu ton tao mo cu le trung dinh
Diện mạo di tích Mộ cụ Lê Trung Đình sau trùng tu.

Theo ông Nguyễn Văn Anh - Phó Chủ tịch UBND thành phố Quảng Ngãi thì việc cải tạo, trùng tu di tích lịch sử Mộ cụ Lê Trung Đình là hết sức cần thiết, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và cán bộ, đảng viên của tỉnh nói chung và thành phố Quảng Ngãi nói riêng. Đây là công trình tâm linh tôn vinh công trạng cụ Lê Trung Đình đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, nhân dân địa phương.

Cụ Lê Trung Đình hiệu là Long Cang, sinh năm 1857 và mất năm 1885, người làng Phú Nhơn, nay thuộc phường Trương Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi. Ông xuất thân con nhà dòng dõi khoa bảng, học giỏi nổi tiếng cả một vùng, năm 26 tuổi thi đỗ cử nhân (khoa Giáp Thân -1884) ở trường thi Hương Bình Định. Ông là chí sĩ yêu nước, kháng Pháp, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Cần Vương đầu tiên trong cả nước.

Lê Danh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Công nhận bảo vật quốc gia 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn

    (Xây dựng) – 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được phát hiện vào năm 1992, gần tháp Cánh Tiên, trong khu thành Đồ Bàn, thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Cặp sư tử thành Đồ Bàn được xem là những tượng sớm nhất thuộc phong cách tháp Mẫm và có tạo hình tư thế độc đáo nhất trong lịch sử điêu khắc tượng sư tử của Champa.

  • Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia

    (Xây dựng) - Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng.

  • Hà Tĩnh: Đẩy nhanh tu bổ, tôn tạo di tích khu mộ, tượng đài Hải Thượng Lãn Ông

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu huyện Hương Sơn chỉ đạo, động viên các nhà thầu tranh thủ tối đa các thời điểm thời tiết thuận lợi; tăng cường nhân lực, “vượt nắng thắng mưa”, hoàn thành các hạng mục dự án trước ngày 20/12/2024. Đơn vị tư vấn cần tăng cường giám sát để công trình thi công đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và mỹ thuật.

  • Cà Mau: Khởi công xây dựng Di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là

    (Xây dựng) - Ngày 19/11, tại xã Trần Phán (huyện Đầm Dơi), UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Di tích chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là. Đây là 1 trong 7 công trình được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ lựa chọn là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025-2030.

  • Trưng bày hơn 200 hiện vật, hình ảnh về Di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh

    (Xây dựng) - Ngày 19/11, Bảo tàng Hải Phòng phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh khai mạc trưng bày “Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh”.

  • Khơi dậy sức sống cho di sản

    Số lượng di tích đồ sộ, di sản phi vật thể phong phú đang được coi là nguồn lực lớn cho công nghiệp văn hóa, cho kinh tế sáng tạo của Việt Nam. Những năm gần đây, nhiều địa phương từng bước tích cực khai thác nguồn lực này, dù rằng, hiệu quả có trong thực tế có thể chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có và chưa hẳn được như kỳ vọng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load