Thứ hai 09/12/2024 14:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Quảng Nam: Giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 10 đạt 49,63%

15:38 | 27/11/2024

(Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Nam Hưng vừa ký Báo cáo số 251 về tình hình thực hiện, kết quả giải ngân vốn đầu tư công kỳ tháng 11/2024. Tính đến hết ngày 31/10, vốn đầu tư công năm 2024 (không bao gồm các dự án do Trung ương quản lý) giải ngân 4.489 tỷ đồng, đạt 49,63%.

Quảng Nam: Giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 10 đạt 49,63%
Tính đến ngày 31/10, Quảng Nam mới giải ngân 49,63% vốn đầu tư công năm 2024.

UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 được UBND tỉnh giao là 6.906 tỷ đồng, tăng 383 tỷ đồng so với kế hoạch vốn Thủ tướng giao đầu năm 2023. Thực hiện chuyển nguồn sang năm 2024 đối với nguồn ngân sách Trung ương khen thưởng vượt thu năm 2022 là 150 tỷ đồng, đồng thời bổ sung 161 tỷ đồng từ nguồn tăng thu xổ số kiến thiết và nguồn tiết kiệm chi ngân sách tỉnh năm 2023.

Đến nay, tỉnh đã phân bổ chi tiết cho các ngành, địa phương là 6.849 tỷ đồng, đạt 95%. Trong đó, ngân sách Trung ương là 2.178 tỷ đồng, đạt 99%; ngân sách tỉnh 4.671 tỷ đồng đạt 93%. Kế hoạch vốn chưa phân bổ chi tiết là 568,7 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 16 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 352 tỷ đồng.

Theo số liệu Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Nam tại Báo cáo số 561, tính đến hết ngày 31/10, vốn đầu tư công năm 2024 (không bao gồm các dự án do Trung ương quản lý) giải ngân 4.489 tỷ đồng, đạt 49,63%. Trong đó, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 giải ngân 3.412 tỷ đồng, đạt 47,28%; kế hoạch vốn năm 2023 kéo dài giải ngân 1.076 tỷ đồng, đạt 58,91%.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, việc giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 49,63% có nhiều nguyên nhân. Trong đó, công tác giải phóng mặt bằng kéo dài, do nhiều nguyên nhân như việc xác nhận nguồn gốc đất gặp khó khăn; đơn giá bồi thường tại một số khu vực chưa sát với thực tế; người dân thường kiến nghị chủ đầu tư bồi thường quá cao so với mặt bằng chung… Ngoài ra, Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15/7/2024 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, khi đó các khoản hỗ trợ, chi phí lập phương án có thay đổi.

Tình trạng thiếu đất đắp nền và cát xây dựng, nên các đơn vị thi công tiếp cận với giá thành cao hơn so với đơn giá lập dự toán, dẫn đến một số nhà thầu triển khai thi công cầm chừng, ngoài ra, giá nguyên vật liệu theo công bố và giá thực tế có sự chênh lệch lớn.

Hiện nay, đang vào mùa mưa bão, điều kiện thời tiết phức tạp, nguy cơ sạt lở đất tại các huyện miền núi rất cao, trong khi đó tỉnh Quảng Nam có đến 9/18 huyện miền núi, do đó việc triển khai thi công giai đoạn này rất khó khăn.

Nguồn thu sử dụng đất khả năng sẽ không thu được so với dự toán được giao (đến nay, nguồn thu sử dụng đất toàn tỉnh thực hiện đến hết tháng 10/2024 thu được khoảng 730 tỷ đồng, chỉ đạt 27%), vì vậy, nguồn vốn sử dụng đất vẫn chưa có thực để phân bổ và giải ngân.

Đối với các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài giải ngân chậm do: Bộ Tư pháp chưa có ý kiến pháp lý về các thỏa thuận vay; công tác xem xét và chấp thuận của nhà tài trợ đối với các thủ tục đầu tư, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ rút vốn lâu nên công tác giải ngân chậm.

Thanh Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng ở huyện Bình Xuyên

    (Xây dựng) - Những năm gần đây, cùng với nhịp phát triển chung của tỉnh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những địa phương có nhiều công trình, dự án quan trọng mang tính đột phá, liên kết vùng được triển khai thực hiện, nhất là các dự án giao thông. Với nhiều giải pháp công khai, minh bạch và quyết liệt, huyện Bình Xuyên nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, bảo đảm tiến độ thi công các dự án đầu tư có sử dụng đất.

  • Thẩm tra, quyết toán chi phí giám sát thi công thế nào?

    (Xây dựng) - Ông Nguyễn Văn Toàn (Thừa Thiên - Huế) công tác tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (đơn vị sự nghiệp công lập). Đơn vị ông được giao làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng, trong đó chủ đầu tư tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình.

  • Vị trí “chiến lược” của Đồng Nai trong phát triển kinh tế, xã hội

    (Xây dựng) - Với Đề án quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lợi thế từ hạ tầng giao thông kết nối, là “cửa ngõ” của miền Đông Nam bộ, tỉnh Đồng Nai có vị “chiến lược” đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội.

  • Kinh tế tiếp tục giữ đà tăng trưởng

    (Xây dựng) – Việt Nam đang thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm trong việc nỗ lực tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA), quan hệ ngoại giao đối tác chiến lược toàn diện với các nước lớn. Và đã được minh chứng bằng việc liên tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong 11 tháng năm 2024 đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.

  • Vĩnh Phúc: Huyện Bình Xuyên đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư công

    (Xây dựng) – Những năm trở lại, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) thực hiện hiệu quả công tác đấu thầu nhiều dự án, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

  • Phát huy tiềm năng đặc thù, lợi thế vượt trội của Thủ đô Hà Nội

    Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh thành phố nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, tiềm năng đặc thù, lợi thế vượt trội để tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2025.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load