Thứ ba 05/11/2024 09:21 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Quảng Nam: Ban hành kế hoạch ứng phó với sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng trên địa bàn

11:24 | 12/07/2021

(Xây dựng) - Để chủ động và sẵn sàng ứng phó trong công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả do sự cố, thiên tai gây sập đổ công trình xây dựng, nhà cao tầng, hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất về người và tài sản, UBND tỉnh Quảng Nam vừa kế hoạch ứng phó với sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng trên địa bàn.

quang nam ban hanh ke hoach ung pho voi su co sap do cong trinh nha cao tang tren dia ban
Các công trình xây dựng, công trình nhà cao tầng được kiểm tra thường xuyên sẽ hạn chế nguy cơ sự cố xảy ra.

Theo kế hoạch ban hành, hệ thống tổ chức ứng phó sự cố sập đổ công trình xây dựng, nhà cao tầng được xây dựng từ cấp tỉnh đến cấp huyện có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng khi có tình huống sự cố, thiên tai gây sập đổ công trình, nhà cao tầng xảy ra.

Phân định cơ quan chỉ đạo, chỉ huy lực lượng tham gia ứng phó và xác định chủng loại phương tiện, trang thiết bị phục vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Đảm bảo sự thống nhất đầu mối chỉ đạo hoạt động ứng phó với sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh. Cơ quan chỉ đạo là Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Cơ quan chỉ huy, đối với cấp tỉnh là Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, đối với cấp huyện do Chủ tịch UBND huyện. Trong đó lực lượng ứng cứu, phối hợp sẽ là lực lượng quân đội, công an, cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, y tế, chữ thập đỏ, dân quân, tự vệ và các lực lượng khác theo điều động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Trang thiết bị ứng phó sẽ được trang bị các loại thiết bị cần thiết, cấp bách đáp ứng nhu cầu ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng.

Bên cạnh đó khi sự cố xảy ra sẽ huy động trang thiết bị của các Sở, ban ngành… đồng thời khai thác các nguồn vốn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, xây dựng phương án huy động vật tư, phương tiện, trang thiết bị để ứng phó kịp thời. Từng bước thực hiện xã hội hóa một số khâu thuộc lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ nhằm huy động các nguồn lực hợp pháp để giảm vốn đầu tư tập trung của ngân sách tỉnh.

Ngoài ra sẽ xây dựng các tình huống giả định, phương án ứng phó và phối hợp khi xảy ra sự cố có thể xảy ra trên địa bàn và nghiên cứu, xây dựng theo phương châm bốn tại chỗ. Tăng cường học tập kinh nghiệm quản lý, chỉ huy, điều hành, huấn luyện đào tạo, khai thác có hiệu quả các nguồn vốn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Đẩy mạnh đầu tư phát triển và áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ mới trong lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Bảo đảm chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước theo thứ tự ưu tiên mua sắm trang thiết bị phổ thông phục vụ phương châm “bốn tại chỗ”,mua sắm trang thiết bị thiết yếu, chuyên dụng và cơ sở hạ tầng cho các đơn vị chuyên trách thường trực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong từng tình huống cụ thể.

Trong quá trình thực hiện phải bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương. Kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc để kế hoạch được thực hiện đúng tiến độ, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu công tác ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam: Sẽ từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai gây sập đổ công trình xây dựng, nhà cao tầng và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ của tỉnh. Đảm bảo cơ chế chính sách thống nhất trong chỉ đạo, chỉ huy, điều hành ứng phó hiệu quả; khuyến khích các thành phần tự nguyện tham gia hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tăng cường vai trò trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành, các địa phương, đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Tăng cường công tác kiểm tra các công trình đang xây dựng, các công trình có nguy cơ sập đổ theo quy định của pháp luật nhằm tránh xảy ra sự cố. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về các loại hình sự cố, thiên tai gây sập đổ công trình xây dựng, nhà cao tầng và biện pháp phòng tránh.

Nguyễn Nam

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load