Thứ ba 26/11/2024 11:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Quảng Bình: Nhiều bản làng bị chia cắt, người dân mong sớm an cư

08:46 | 08/11/2020

(Xây dựng) - Nằm ở thượng nguồn sông Long Đại, xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) là nơi gánh chịu những hậu quả nặng nề trong trận bão lũ vừa qua. Nhiều thôn, bản bị ngập chìm trong nước, hiện tại người dân chỉ biết trông chờ vào lòng hảo tâm của các đoàn cứu trợ.

quang binh nhieu ban lang bi chia cat nguoi dan mong som an cu

Bản Sắt vẫn đang bị chia cắt nước lũ.

Trong tâm trí người dân xã Trường Sơn, 2 trận bão số 7 và 8 lịch sử liên tiếp trong tháng 10 năm nay, thực sự kinh hoàng. Bởi nước ngập sâu khiến nhiều thôn, bản trên địa bàn xã bị cô lập, 123 nhà dân bị ngập sâu trong nước, hàng chục ha hoa màu bị hư hại. Hầu hết các tuyến đường vào bản bị hư hỏng nặng gây chia cắt.

Riêng tại bản Sắt địa hình trũng như lòng chảo khiến nhiều nhà dân nơi đây vẫn ngập sâu trong nước, dù đợt mưa lũ đã chấm dứt từ nhiều ngày trước; kéo theo đó là nguy cơ sạt lở nghiêm trọng. Cả bản đang sinh sống trong các lán trại dựng tạm và mọi sinh hoạt đều bị xáo trộn, chỉ trông chờ vào sự ủng hộ của chính quyền và đoàn thiện nguyện.

Còn bản PLoang – bản Rìn Rìn nằm lọt thỏm giữa núi non trùng điệp, với vẻn vẹn 60 hộ dân. Cuộc sống của bà con sau lũ rất khó khăn, giao thông chia cắt do cây cầu của bản đã bị gãy, đường sá bị sạt lở chưa thể khôi phục.

quang binh nhieu ban lang bi chia cat nguoi dan mong som an cu

Bà con Vân Kiều đang sống tạm trên những lán trại do nhà cửa bị ngập.

Đến nay, ngoài các nguồn phân bổ của tỉnh và huyện, xã Trường Sơn đã tiếp nhận hơn trăm đoàn cứu trợ với tổng cộng 24.500 suất quà nhu yếu phẩm trị giá 9,3 tỉ đồng và 1,7 tỷ đồng tiền mặt phân bổ đến tận tay người dân tại các thôn bản nhằm bảo đảm ổn định đời sống người dân sau lũ.

Mặc dù, được chính quyền địa phương, các đoàn thiện nguyện hỗ trợ các nhu yếu phẩm thiết yếu nhưng cuộc sống của các hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều (xã Trường Sơn) vẫn còn rất nhiều thiếu thốn, khó khăn phía trước.

Anh Phan Hoàng Sơn, thành viên trong một đoàn thiện nguyện (Hà Tĩnh) có mặt tại xã Trường Sơn cho biết: Nhận được lời kêu cứu của cô giáo trường mầm non tại bản Sắt về cuộc sống khó khăn chồng chất khó khăn của bà con nơi đây sau cơn bão lũ, đã khiến nhiều đoàn thiện nguyện chúng tôi phải ngay lập tức lên đường. Cô giáo cho hay, do bão lũ tràn về, bà con bản Sắt bị ngập hết nhà cửa. Tuy đã được cán bộ hỗ trợ di dời dựng lán nhưng nguy cơ sạt lở rất cao. Riêng trường của cô cũng bị sạt lở sập 1/2 cơ sở vật chất, nên việc dạy học bị gián đoạn.

Do vậy, sau khi nắm bắt tình hình tại bản cũng như xã Trường Sơn, nhóm thiện nguyện của chúng tôi tiếp tục kêu gọi hỗ trợ các nhu yếu phẩm cần thiết, đến trao trực tiếp cho bà con thuộc 13 bản của xã để giúp bà con vượt qua thời điểm khó khăn này. Hiện nay, con đường vào các bản trong xã còn đầy sình lầy, trơn trượt do bùn đất, giao thông chia cắt nên ôtô chưa thể vào được, vì vậy, bà con phải đi bộ 7-8 tiếng mới ra đến điểm tập kết để nhận hàng cứu trợ.

quang binh nhieu ban lang bi chia cat nguoi dan mong som an cu

Con đường vào bản PLoang, bản Rìn Rìn, sạt lở, khó đi.

Ông Nguyễn Văn Muôn - Trưởng bản Sắt, xã Trường Sơn cho chia sẻ: “Bão số 7 và số 8 xảy ra liên tiếp, khiến cho bản Sắt mênh mông biển nước, khả năng sẽ ngập úng lâu dài nên còn khó khăn nhiều về nơi ăn chốn ở. Nguyện vọng của bà con mong được hỗ trợ nơi ăn chốn ở an toàn và nhanh chóng được trở lại lao động sản xuất như trước kia”.

Tính đến chiều 2/11, tổng cộng 23 lán trại đã được dựng lên với 100% người dân trong vùng nguy cơ sạt lở tại bản Sắt đã được di dời đến nơi an toàn. UBND huyện Quảng Ninh cũng đã hỗ trợ 34 hộ dân ở bản Sắt, mỗi hộ 1 triệu đồng.

quang binh nhieu ban lang bi chia cat nguoi dan mong som an cu

Lãnh đạo huyện Quảng Ninh thăm và kiểm tra công tác di dời dân tại xã Trường Sơn.

Ngay trong chiều 3/11, Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh đã tiến hành khảo sát thực tế tại bản Sắt và chỉ đạo địa phương khẩn trương lập quy hoạch di dời dân đến khu vực xóm ông Hiếu (nguyên Trưởng bản). Đây là nơi bằng phẳng, có diện tích khoảng 3ha và hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi lũ cũng như các nguy cơ sạt lở. Từ khu vực mới này, người dân bản Sắt vừa hoàn toàn yên tâm để định cư lâu dài, vừa dễ dàng sản xuất lúa nước, trồng rừng, bảo đảm an ninh lương thực.

Tin vui với người dân xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh và UBND tỉnh Quảng Bình đã có quyết định phân bổ 9 tỷ đồng làm đường bê tông dài 6km từ đường Hồ Chí Minh vào bản Sắt. Về lâu dài là kế hoạch đầu tư các tuyến đường khác trên địa bàn xã Trường Sơn như bê tông từ đường Hồ Chí Minh vào bản Ploang, Rìn Rìn; đường từ bản Khe Cát về bản Hôi Rấy, Nước Đắng… để các bản ở xa không còn bị cô lập; để vùng thượng nguồn Trường Sơn không còn bị chia cắt mỗi mùa lũ dữ ào về.

Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc sống bà con xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh do đoàn thiện nguyện ghi lại:

quang binh nhieu ban lang bi chia cat nguoi dan mong som an cu

Lán trại tạm của bà con bản PLoang, bản Rìn Rìn.

quang binh nhieu ban lang bi chia cat nguoi dan mong som an cu

Cuộc sống của bà con bản Sắt đang gặp nhiều, thiếu thốn, rất cần sự quan tâm ủng hộ của các nhà hảo tâm.

quang binh nhieu ban lang bi chia cat nguoi dan mong som an cu

Người dân trong bản muốn sớm có nơi an cư ổn định để yên tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống.

quang binh nhieu ban lang bi chia cat nguoi dan mong som an cu

Ai muốn vào được bản phải đi 20km đường sói mòn, lầy lội bằng nhiều phương tiện.

quang binh nhieu ban lang bi chia cat nguoi dan mong som an cu

Hoạt động của đoàn thiện nguyện tại bản Sắt.

quang binh nhieu ban lang bi chia cat nguoi dan mong som an cu

Xe máy sau khi tới bản phải mang đi cọ rửa vì dính bùn sình.

quang binh nhieu ban lang bi chia cat nguoi dan mong som an cu

Bà con đang được di chuyển lên vùng đất cao hơn để tránh nguy cơ bị sạt lở.

quang binh nhieu ban lang bi chia cat nguoi dan mong som an cu

Đoàn cứu trợ phát nhu yếu phẩm cho dân bản PLoang, bản Rìn Rìn

quang binh nhieu ban lang bi chia cat nguoi dan mong som an cu

Người dân phải đi bộ 7-8 tiếng mới ra đến điểm tập kêt nhận hàng cứu trợ.

Kim Oanh - ảnh: Thanh Hải, Phan Hoàng Sơn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load