Thứ năm 05/12/2024 16:08 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Đề cao tinh thần tự lực, tự cường trong xoá nhà tạm, nhà dột nát

10:11 | 26/11/2024

Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát đang được các địa phương đẩy mạnh triển khai, với nhiều cách làm sáng tạo. Phóng viên báo Tin tức đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lê Bình, Phó Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, sau khi Thủ tướng phát động Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương đã tiến hành triển khai như thế nào?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Đề cao tinh thần tự lực, tự cường trong xoá nhà tạm, nhà dột nát
Ông Nguyễn Lê Bình, Phó Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo. Ảnh: HK

Nhiều địa phương đã tích cực kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) do Bí thư cấp ủy làm Trưởng Ban chỉ đạo (Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên, Hưng Yên, Thanh Hóa, Quảng Nam, Cà Mau...); phát động phong trào huy động nguồn lực (Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Bạc Liêu…); ban hành kế hoạch triển khai công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát (Bắc Kạn, Lào Cai, An Giang, Cà Mau, Thái Bình, Đắk Lắk…).

Ngày 10/11/2024, Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát đã tổ chức Phiên họp thứ nhất để rà soát, đánh giá toàn diện công việc các cấp đã triển khai; việc phân bổ nguồn lực đã vận động được từ Chương trình; giải quyết một số vướng mắc, đưa ra mục tiêu, định hướng, giải pháp trọng tâm đến hết năm 2025.

Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 117/CĐ-TTg ngày 18/11/2024 của về việc tiếp tục triển khai đẩy mạnh xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Trong đó, yêu cầu quán triệt, triển khai các chỉ đạo tại Công điện số 102, Chỉ thị số 42 và Kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương, đồng thời sớm triển khai kinh phí vận động được từ Chương trình phát động, sử dụng kinh phí từ nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên và các nguồn kinh phí khác.

Ngoài ra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản hướng dẫn các địa phương việc triển khai thực hiện bảo đảm hiệu quả, thiết thực, tránh thất thoát, lãng phí, nhất là thông báo về việc phân bổ nguồn lực huy động được từ Chương trình Thủ tướng Chính phủ đã phát động.

Trong quá trình triển khai, đã cónhững thuận lợi, khó khăn gì mà chương trình gặp phải, thưa ông?

Việc triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát có nhiều thuận lợi như: Đảng đã quan tâm chỉ đạo tại Hội nghị Trung ương 10: “Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo, đẩy mạnh thực hiện Phong trào thi đua Chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước”.

Quốc hội đã thống nhất cho phép sử dụng kinh phí từ nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2025 để xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Đề cao tinh thần tự lực, tự cường trong xoá nhà tạm, nhà dột nát
Một căn nhà mới đang được xây dựng tại Hiệp Hoà (Bắc Giang) trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2014. Ảnh: XC

Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương rất sát sao, chỉ đạo triển khai thực hiện bằng công điện, chỉ thị, kết luận. Các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương, trách nhiệm triển khai và một số doanh nghiệp, tổ chức đã sẵn sàng hỗ trợ nguồn lực giúp người dân xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.

Tuy nhiên, một số địa phương còn lúng túng, chưa rõ phương châm, cách làm; cách thức rà soát, xác định đối tượng hỗ trợ cụ thể; nhiều hộ gia đình có nhà tạm, nhà dột nát, có nhu cầu xây mới hoặc sửa chữa nhưng khó khăn về đất để xây dựng nhà ở; đặc biệt, nhiều địa phương điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, bị bão lụt thời gian qua khó khăn trong huy động nguồn lực để hỗ trợ cho người dân.

Do vậy, tại cuộc họp Phiên thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận tích cực, trách nhiệm và phân công các bộ, cơ quan giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ.

Một vấn đề quan trọng để triển khai chương trình là kinh phí. Vậy, việc huy động kinh phí, triển khai kinh phí để thực hiện chương trình hiệu quả, minh bạch, đúng đối tượng, đúng nhu cầu, đúng mô hình nhà phù hợp… đã được xác định ra sao, thưa ông?

Thực hiện chỉ đạo của Đảng, được sự đồng ý của Quốc hội, Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đã thông báo, chỉ đạo các địa phương tổ chức triển khai hiệu quả nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo gồm: Nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2024; nguồn lực huy động trên địa bàn các địa phương và nguồn hỗ trợ từ chương trình huy động của Trung ương.

Nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2024 (khoảng 5.000 tỷ đồng), Bộ Tài chính sẽ thông báo cụ thể để các địa phương triển khai. Nguồn hỗ trợ từ chương trình huy động của Trung ương (khoảng 6.000 tỷ đồng), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thông báo cho các địa phương.

Đối với nguồn lực huy động tại cơ sở, các địa phương cần đề cao tinh thần tự lực, từ cường, đa dạng hóa các nguồn lực hỗ trợ; tuyên truyền, thuyết phục các hộ gia đình được hỗ trợ tự bảo đảm một phần như tiết kiệm của hộ, vay ngân hàng chính sách, kêu gọi bạn bè, người thân giúp đỡ về kinh phí, nhân lực.

Để bảo đảm triển khai hiệu quả, công khai, minh bạch, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: Kinh phí thực hiện thông qua Quỹ Vì người nghèo do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp quản lý; các địa phương rà soát, phê duyệt danh sách cụ thể từng hộ gia đình có nhu cầu xây mới hoặc sửa chữa nhà ở làm căn cứ hỗ trợ, kiểm tra.

Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương nghiên cứu, thiết kế một số mẫu nhà ở điển hình phù hợp với đặc thù văn hóa, khí hậu của từng địa phương, vùng miền.

Để đạt mục tiêu xóa nhà tạm vào cuối năm 2025, cần những giải pháp sáng tạo mới nào, thưa ông?

Việc triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 khác về phương pháp, cách làm so với các chương trình khác. Cụ thể, Chương trình có sự chỉ đạo, vào cuộc của cả hệ thống chính trị thông qua chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương đảng, Quốc hội, Chính phủ; Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Phó trưởng Ban, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó Trưởng ban Thường trực; Ban chỉ đạo 3 cấp ở địa phương do Bí thư cấp uỷ làm Trưởng ban, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp làm Phó Trưởng ban Thường trực.

Chương trình đa dạng hóa các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước; huy động nguồn lực bằng tiền, hiện vật, công lao động từ các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở cấp Trung ương và địa phương; đồng thời, chương trình hỗ trợ theo địa chỉ: Trung ương hỗ trợ cho tỉnh; tỉnh hỗ trợ cho tỉnh; doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho tỉnh; địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho hộ gia đình.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo Xuân Cường/Báo Tin tức

Cùng chuyên mục
  • Thạch Hà (Hà Tĩnh): Sẵn sàng chuẩn bị sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện

    (Xây dựng) - Thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025, huyện Thạch Hà đang tập trung các phần việc cho công tác sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính.

  • Nghệ An: Khai mạc Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026

    (Xây dựng) - Sáng 5/12, tại thành phố Vinh, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 21.

  • Top 6 thiết kế khu vui chơi trẻ em và xu hướng được ưa chuộng nhất

    (Xây dựng) - Trong thời đại mà sự phát triển toàn diện của trẻ em trở thành mối quan tâm hàng đầu, các khu vui chơi trẻ em không chỉ là nơi giải trí mà còn là không gian giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống. Cùng điểm qua 6 mô hình thiết kế khu vui chơi nổi bật nhất hiện nay và những xu hướng thiết kế được ưa chuộng tại thời điểm hiện tại.

  • Khám phá công nghệ sản xuất hiện đại của Cháo tươi TH true FOOD

    (Xây dựng) - Áp dụng công nghệ tiên tiến, Cháo tươi TH true FOOD - sản phẩm mới ra mắt từ tháng 9/2024 của thương hiệu được mệnh danh “Người nội trợ tử tế”, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng và hương vị tự nhiên dù không sử dụng chất bảo quản.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có 150 xe buýt điện chở khách cho metro tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên)

    (Xây dựng) - Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có 150 xe buýt điện phục vụ 17 tuyến hoạt động theo lộ trình kết nối nhà ga metro Bến Thành - Suối Tiên với các khu dân cư, bến xe buýt, khu công nghệ cao, trung tâm thương mại, trường học tại thành phố Thủ Đức, quận Bình Thạnh, quận 1 và ngược lại… Các tuyến này sẽ bắt đầu hoạt động khi dự án metro đi vào vận hành thương mại ngày 22/12.

  • Bài 4: “Trôi nổi” rác thải công nghiệp

    (Xây dựng) - Hệ thống khu công nghiệp của Quảng Ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hiện có 9 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp thuộc 7 KCN đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Các khu công nghiệp có đánh giá tác động môi trường, quy phạm xử lý rác thải công nghiệp, rác thải độc hại…nhưng hiện nhiều doanh nghiệp chấp hành không nghiêm túc, còn để tình trạng “trôi nổi” rác thải công nghiệp.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load