Thứ sáu 26/04/2024 17:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quán karaoke: Loại hình công trình nguy hiểm

09:00 | 08/09/2022

Cần xem lại yêu cầu và quy chuẩn phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở karaoke cũng như trách nhiệm trong việc cấp phép hoạt động loại hình dịch vụ này.

quan karaoke loai hinh cong trinh nguy hiem
Hiện trường vụ cháy quán karaoke An Phú, đường Trần Quang Diệu, phường An Phú, Bình Dương. (Ảnh: Hữu Khoa - Hải Long).

Vụ cháy quán karaoke An Phú, trên đường Trần Quang Diệu, phường An Phú (tỉnh Bình Dương) đã khiến 33 người tử vong; nhiều nạn nhân bị thương do nhảy lầu tìm đường thoát. Hậu quả thật thảm khốc, gây sốc và đau lòng.

Đây không phải lần đầu tiên hỏa hoạn xảy ra tại một cơ sở karaoke dẫn đến hậu quả nặng nề. Hơn một tháng trước, ba cán bộ, chiến sĩ cảnh sát đã hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy quán karaoke cao 5 tầng ở đường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Cuối năm 2016, vụ cháy ở quán karaoke 68 Trần Thái Tông (Hà Nội) khiến 13 người thiệt mạng. Một vụ cháy quán karaoke ở Giảng Võ, Đống Đa (Hà Nội) vào tháng 5/2014 khiến 5 người tử vong cũng trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người dân sinh sống quanh khu vực này.

Ngoài ra còn hàng loạt vụ cháy quán karaoke lớn nhỏ khác nhau trên toàn quốc mà truyền thông đã phản ánh những năm qua. Thực tế này cho thấy đây là loại hình công trình có nguy cơ cháy cao, tiềm ẩn thiệt hại nhân mạng.

Qua thông tin do cơ quan chức năng và báo chí cung cấp, chúng ta biết rằng cơ sở karaoke An Phú ở Bình Dương được thiết kế, xây dựng với tổng diện tích sàn khoảng 1.500m2 gồm 3 tầng (trệt, 2 lầu và sân thượng), trong đó có 29 phòng hát.

Đám cháy bùng phát khoảng 20h30 ngày 6/9. Khu vực cháy nằm ở tầng 2 và 3, rộng chừng 400 m2. Lửa bén vào đệm mút cách âm, gỗ nội thất của tòa nhà nên bùng lên dữ dội, bịt kín lối thoát hiểm. Nhiều người không chịu được sức nóng phải chạy ra ban công, sau đó nhảy từ tầng 2 xuống đất, bị thương nặng.

Ngoài các nạn nhân đã tử vong, lực lượng chức năng đã dùng xe thang cứu hơn 20 người mắc kẹt trên sân thượng. Báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương nêu nguyên nhân ban đầu của vụ hỏa hoạn có thể do chập điện.

quan karaoke loai hinh cong trinh nguy hiem
Bên trong hiện trường vụ cháy quán karaoke ở Bình Dương (Ảnh: Hữu Khoa - Hải Long)

Các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục làm rõ và đưa ra kết luận chính thức về vụ cháy cũng như vi phạm của các tổ chức, cá nhân nếu có. Ở đây tôi không đưa ra nhận định về vụ việc cụ thể. Tuy nhiên, từ những thông tin nêu trên cũng như thực tế hiện nay, dễ dàng nhận thấy hầu hết các cơ sở karaoke đều có cấu trúc kín, bên trong thường là vật liệu cách âm, cách nhiệt dễ bắt lửa. Đặc thù dịch vụ giải trí này cần nguồn điện để chạy các thiết bị âm thanh, ánh sáng với công suất lớn, khả năng chập cháy tiềm tàng. Bên cạnh đó việc nâng cấp sửa chữa, đặc biệt là sử dụng các thiết bị hàn, cắt phát tia lửa có nguy cơ gây cháy rất cao.

Với cấu trúc kín, khi đã xảy ra cháy thì lửa khói bốc nhanh, nạn nhân khó nhận biết hiểm họa đang tới cũng như khó thoát ra ngoài . Các vật liệu cách âm bằng nhựa tổng hợp cháy nhả khói độc làm nhiều người ngạt khói nhanh hơn khi ngọn lửa lan tới. Phần lớn các thiết kế, thi công loại hình này không thấy rõ bản quyền của ai, đơn vị thi công có đủ năng lực trình độ kiến thức an toàn cháy nổ hay không, nên rủi ro rất cao.

Nếu xác định cơ sở karaoke là loại hình công trình nguy hiểm thì các cơ quan chức năng cũng như xã hội cần có cách tiếp cận, ứng xử khác. Chúng ta không cấm đoán, nhưng phải đặt yêu cầu phòng chống cháy nổ với loại hình dịch vụ này lên cao nhất, chặt chẽ nhất, thậm chí yêu cầu cao hơn đối với một cây xăng.

Cần làm rõ ai chịu trách nhiệm về phòng cháy đối với cơ sở karaoke? Nếu như cả chủ đầu tư, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng cùng chịu trách nhiệm thì mỗi chủ thể chịu trách nhiệm đến đâu, ở khâu nào?

Cần gắn chặt trách nhiệm tổ chức, cá nhân lãnh đạo các cơ quan liên quan trong việc cấp phép cho cơ sở karaoke, được hay không được hoạt động một cách tường minh. Đừng để đến lúc xảy ra sự cố, chủ đầu tư thì nói do thiếu hiểu biết; chính quyền địa phương tự nhận là thiếu sót bởi không có nghiệp vụ; còn lực lượng chức năng lại cho rằng do ý thức, sự chủ quan lơ là của người dân…

Nếu trách nhiệm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân còn mù mờ thì nguy cơ cháy, thiệt hại về người và của vẫn rất tiềm tàng. Đây là vấn đề không thể cứ mãi cảnh báo. Và không thể cứ mãi rút kinh nghiệm, bởi sẽ trả giá bằng tính mạng người dân.

Theo KTS Trần Huy Ánh/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load