Thứ sáu 26/04/2024 16:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quân đội và "vũ khí" chống dịch ở TPHCM

09:01 | 25/08/2021

Những chiến sĩ tham gia chống dịch, họ đang chiến đấu vì chính sinh mạng và sự an toàn của tất cả chúng ta!

quan doi va vu khi chong dich o tphcm

Bộ đội gõ cửa từng nhà dân ở TPHCM trao thực phẩm thiết yếu; Chiến sĩ Quân y hướng dẫn người dân TPHCM làm test nhanh tại nhà… Rất nhiều hình ảnh về hoạt động của lực lượng quân đội tại TPHCM kể từ 23/8 khi TPHCM thực hiện "ai ở đâu ở yên đó" đã được báo chí đăng tải.

Những ngày qua, hình ảnh gây ấn tượng mạnh trong dư luận xã hội là những người lính đội nắng, đội mưa vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm mang đến từng người, từng nhà trong ngõ hẻm. Phố phường cũng trở nên vắng vẻ và trật tự hơn khi ở mỗi chốt chặn có lực lượng kiểm soát quân sự hỗ trợ.

Có thể có những bỡ ngỡ trong ngày đầu, có thể đâu đó còn đôi chút lúng túng chưa quen… nhưng sau tất cả, vẫn là sự hợp tác, vẫn là những lời cảm ơn và sự trân trọng từ phía người dân với màu áo lính. Quân và dân, dù ở thời nào, hoàn cảnh nào, cuộc chiến nào cũng như cá với nước, là sự đoàn kết trên dưới một lòng.

Sự ra quân lần này của những người lính từ nhiều miền quê trên đất nước tới TPHCM cũng chính bởi vì sự bình an và sức khỏe của người dân thành phố. Họ rời xa gia đình xông pha nơi "đầu sóng, ngọn gió", đối diện với rủi ro dịch bệnh. Điều mà họ mang theo là quyết tâm và sự kỷ luật - vũ khí và sức mạnh của quân đội.

Bộ trưởng, Đại tướng Phan Văn Giang nói rất rõ: Việt Nam từng trải qua cuộc trường chinh bảo vệ Tổ quốc bằng vũ khí nóng, giờ cuộc chiến không bằng vũ khí nóng nhưng cũng là cuộc "trường chinh" mới. "Đây như là một trận chiến, nhất định không thắng không về"!.

Bộ trưởng khẳng định, quân đội sẽ tham gia hỗ trợ địa phương trong công tác y tế như chữa trị cho bệnh nhân F0, lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng cũng như việc phân phát lương thực, lo hậu sự cho bệnh nhân tử vong. Tất nhiên, không chỉ có lực lượng quân đội mà còn có sự hợp tác của thanh niên, phụ nữ, tổ dân phố bởi bộ đội từ nơi khác đến không nắm rõ địa bàn, đường phố, ngõ, hẻm…

Đúng như Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phân tích: "Để dập được dịch, phải bảo đảm lương thực, thực phẩm cho người dân trong thời gian giãn cách xã hội. Muốn "ai ở đâu ở đó", không di chuyển để cắt đứt chuỗi lây nhiễm bệnh thì người dân phải được cung cấp hàng hóa thiết yếu, không phải ra chợ, đi làm, tới nơi tập trung đông người".

Nhiệm vụ này rõ ràng không hề dễ dàng, cần vật lực, nhân lực và người viết cho rằng, rất cần sự kỷ luật. TPHCM có một đặc thù, đó là địa bàn rộng, dân số đông và đa dạng, trong đó có bộ phận lớn người lao động từ nhiều nơi tới mưu sinh. Trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, nếu không đảm bảo kịp thời nhu yếu phẩm cho người dân thành phố, rất khó để đảm bảo giãn cách nghiêm túc. Và chỉ cần không nghiêm túc, phá vỡ kỷ luật, lập tức mọi nỗ lực có thể sẽ đổ sông, đổ biển, những hi sinh để giãn cách trở thành lãng phí.

Sáng 23/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khi thị sát, kiểm tra việc thực hiện tăng cường giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn Quận 4 (TPHCM) đã nhấn mạnh: "Lúc này, chúng ta phải thực hiện kỷ luật thật nghiêm. Ai không hoàn thành nhiệm vụ thì thay thế. Chúng ta thực hiện "kỷ thuật thép" để phục vụ nhân dân. Tuyệt đối không được để dịch tiếp tục dây dưa mãi trong cộng đồng".

Ông đòi hỏi chính quyền cơ sở phải cam kết từng việc một. Phường phải cam kết với quận. Dưới phường, từng tổ dân phố cũng phải cam kết để rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm. Cam kết mà không làm được thì phải bị xử lý.

Thời gian giãn cách liên tục tại TPHCM - đầu tàu kinh tế của cả nước, là điều bất đắc dĩ, chẳng đặng đừng. Giãn cách là bắt buộc để kiểm soát dịch khi Covid-19 với biến chủng delta đã lây lan vô cùng phức tạp, số ca nhiễm tăng mạnh ảnh hưởng đến sức chịu tải của ngành y tế.

Trong khi chờ phủ kín vắc xin cho toàn bộ người dân trên địa bàn thành phố thì giãn cách nghiêm túc chính là vũ khí để ngăn chặn nguồn lây nhiễm.

Những chiến sĩ tham gia chống dịch, họ đang chiến đấu vì chính sinh mạng và sự an toàn của tất cả chúng ta!

Theo Bích Diệp/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load