Thứ bảy 27/04/2024 03:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Phú Yên nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đối với Đập Đồng Cam

14:27 | 29/01/2023

Đập Đồng Cam nằm trên sông Ba (thôn Phong Hậu, xã Hòa Hội, Phú Hòa) được xem là hình mẫu về kỹ thuật xây dựng công trình thủy nông phục vụ sản xuất nông nghiệp và là một danh lam thắng cảnh nổi bật.

Phú Yên nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đối với Đập Đồng Cam
Đập Đồng Cam tại xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa. (Nguồn: Trang thông tin tỉnh Phú Yên)

Ngày 29/1, tại xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa (khu vực đầu mối Đập Đồng Cam), Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia Danh lam thắng cảnh Đập Đồng Cam.

Công trình Đập Đồng Cam nằm trên sông Ba thuộc thôn Phong Hậu, xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa (phía bờ Bắc) và thôn Thành An thuộc xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (phía bờ Nam). Từ lúc hình thành ý tưởng cho đến khi hoàn thành công trình này kéo dài trong khoảng 40 năm, trong đó thời gian xây dựng kéo dài gần 10 năm (khởi công xây dựng vào năm 1924 và được khánh thành vào ngày 7/9/1932).

Khi có hệ thống thủy nông Đồng Cam, toàn bộ sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng Tuy Hòa có bước phát triển nhảy vọt. Từ một vùng đồng bằng chỉ sản xuất một vụ bấp bênh trở thành một vùng đồng bằng trù phú với 2-3 vụ lúa, năng suất cao, đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho người dân Phú Yên.

Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, chính nhờ công trình này mà đồng bằng Tuy Hòa được ví như “dạ dày kháng chiến” của vùng tự do Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Thực dân Pháp đã dùng nhiều thủ đoạn để phá hủy hệ thống thủy nông này nhưng quân và dân Phú Yên đã anh dũng “bẻ gãy” cuộc càn quét quy mô của địch tạo nên trận Sông Ba-Trường Lạc nổi tiếng; bảo vệ vững chắc đập đầu mối Đồng Cam và các công trình xung yếu.

Từ lâu, hệ thống thủy nông Đồng Cam đã được xem là “mạch sống quê hương” ăn sâu vào ký ức của người dân ở Phú Yên.

Cho đến nay, Đập Đồng Cam vẫn được xem là hình mẫu về kỹ thuật xây dựng công trình thủy nông phục vụ sản xuất nông nghiệp. Không chỉ thế, Đập Đồng Cam là một danh lam thắng cảnh nổi bật trên sông Ba. Những yếu tố tự nhiên trên đây đã làm cho khu vực đập Đồng Cam là một trong những nơi có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, hấp dẫn của Phú Yên.

Đã thành truyền thống, ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm, hàng vạn người nô nức về dâng hương, tham gia lễ hội Đập Đồng Cam để tôn vinh, tưởng nhớ những người đã góp công sức, xương máu để xây dựng nên công trình này, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn."

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên vô cùng ý nghĩa đó, Đập Đồng Cam đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích quốc gia danh lam thắng cảnh tại Quyết định số 2085 ngày 5/9/2022.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Tạ Anh Tuấn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên, yêu cầu các đơn vị quản lý Đập Đồng Cam và chính quyền các địa phương bảo vệ, gìn giữ lâu dài các giá trị vật chất và tinh thần của di tích. Công trình này vừa đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho đồng bằng lúa Tuy Hòa, vừa đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch cho người dân. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường giới thiệu giá trị di tích trên các phương tiện truyền thông, tạo nên một địa chỉ tham quan du lịch hấp dẫn, ý nghĩa, để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách gần xa…

Nhân dịp này, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thủy nông Đồng Cam (đơn vị quản lý, vận hành Đập Đồng Cam) đã tổ chức lễ mở nước phục vụ tưới cho sản xuất vụ Đông Xuân. Năm nay, hệ thống các công trình thủy lợi do công ty quản lý đảm bảo tưới hơn 18.000 ha lúa, mía, sắn.../.

Theo Xuân Triệu (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load