Thứ ba 10/12/2024 13:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Du lịch /

Phong tục đón Tết đặc biệt của người Mông Cổ

09:02 | 19/01/2023

Người Mông Cổ chuẩn bị đón Tết cổ truyền, một lễ hội truyền thống được gọi là "Trăng trắng" ở nước này.

Phong tục đón Tết đặc biệt của người Mông Cổ
Cặp vợ chồng người Mông Cổ đến thăm người lớn tuổi trong dịp Tết.

Tết cổ truyền của người Mông Cổ là Tsagaan Sar (Trăng trắng). Lễ kỷ niệm đánh dấu năm cũ và năm mới tính theo lịch của người Mông Cổ. Giống như tên gọi, ngày Tết này có liên quan nhiều đến chu kỳ của Mặt Trăng. Năm nay Tsagaan Sar rơi vào ngày 21/2.

Tsagaan Sar đã được người Mông Cổ tổ chức từ nhiều thế kỷ nay và coi là một ngày lễ cổ truyền và quốc gia lớn nhất. Dịp lễ bắt nguồn từ năm 1206 khi đế chế Mông Cổ được thành lập. Thời điểm đó, người Mông Cổ tổ chức Tết Nguyên đán vào những tháng đầu mùa đông, gọi là "Lễ hội sữa", theo lệnh của Thành Cát Tư Hãn. Họ thường ăn mừng ngày lễ bằng cách mặc đồ trắng, cưỡi ngựa trắng, ăn món ăn màu trắng làm từ các chế phẩm sữa và trao đổi những món quà trắng.

Lễ hội này sau đó được gọi là "Lễ hội của người chăn nuôi" và chỉ được tổ chức bởi những người chăn gia súc từ năm 1952 đến năm 1990. Vào năm 1988, ngày lễ truyền thống quan trọng này bắt đầu được tổ chức như Tết Nguyên đán trên toàn quốc. Mọi người ăn mừng Tsagaan Sar với hy vọng có một năm mới dồi dào và xóa bỏ mọi điều xui xẻo của năm trước.

Chuẩn bị Tsagaan Sar

Vì dịp lễ tượng trưng cho một cuộc sống khỏe mạnh và giàu có, người Mông Cổ bắt đầu chuẩn bị cho Tsagaan Sar trước một tháng. Các gia đình bận rộn với việc dọn dẹp nhà cửa, sân vườn, sửa chữa đồ đạc và thiết bị gia dụng bị hỏng. Người Mông Cổ tin rằng nơi nào sạch sẽ thì may mắn sẽ đến.

Phong tục đón Tết đặc biệt của người Mông Cổ
Người Mông Cổ làm bánh bao buuz cho Tết Nguyên đán.

Bên cạnh đó, họ chuẩn bị sẵn trang phục truyền thống (gọi là "Deel") và nấu những món ăn dành riêng cho ngày lễ. Những người phụ nữ may đồ truyền thống mới cho từng thành viên trong gia đình. Mỗi nhà sẽ làm vài trăm đến vài nghìn buuz và bansh (2 loại bánh bao) để tiếp đón họ hàng, hàng xóm và bạn bè đến thăm.

Mọi người chào đón năm mới và lễ Tsagaan Sar với một tâm trí tích cực, lạc quan, trái tim nhân hậu và tâm hồn trong sáng không có những suy nghĩ đen tối. Không được làm, nghĩ và nói những điều xấu trong dịp lễ. Ngoài ra, các khoản nợ phải được trả trước năm mới và không nên tranh cãi trong ngày lễ vì người ta tin rằng cả năm sẽ chỉ có tranh cãi, cãi vã.

Người Mông Cổ ăn mừng Tsagaan Sar như thế nào?

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán

Ngày trước Tsagaan Sar được đặt tên là “bituun” (ngày không có trăng) với tất cả công việc còn dang dở nên được giải quyết trong ngày. Để chuẩn bị cho đêm giao thừa, các gia đình làm một bữa tiệc thịnh soạn với thịt cừu, xếp các lớp bánh truyền thống trên những chiếc đĩa lớn theo số lẻ, trang trí bằng kẹo và các sản phẩm từ sữa.

Trên bàn có đồ uống sữa ngựa lên men Airag, cơm nấu với sữa đông, bánh bao hấp... Người Mông Cổ tin rằng nhiều thức ăn và đồ uống tượng trưng cho một cuộc sống sung túc trong năm tới.

Phong tục đón Tết đặc biệt của người Mông Cổ
Đêm giao thừa chuẩn bị chu đáo các loại đồ ăn, thức uống.

Buổi lễ Bittun bắt đầu sau khi Mặt Trời lặn. Mọi người mặc quần áo mới, sạch sẽ, ngồi quanh bàn và ăn nhiều nhất có thể. Những người hàng xóm, họ hàng và gia đình cũng có thể đến thăm nhau. Trong bữa ăn, người già kể cho con cháu nghe những câu chuyện dân gian, thần thoại. Các thành viên trong gia đình cũng chơi những trò chơi truyền thống.

Một phong tục đặc biệt là các gia đình đặt 3 miếng băng và cỏ khô ở ngưỡng cửa cho vị thần Baldan Lham vì tin rằng vị thần đến thăm họ vào đêm giao thừa Tsagaan Sar. Bạn có thể thấy phong tục này khi bạn trải qua Tsagaan Sar với các gia đình sống trong gers (lều tròn của người Mông Cổ).

Ngày đầu tiên của Tsagaan Sar

Vào ngày đầu tiên của năm mới, mọi người thức dậy trước khi Mặt Trời mọc, mặc quần áo đẹp nhất và đi về hướng quy định theo hoàng đạo để bắt đầu một năm mới đúng hướng. Phong tục này được cho là mang lại may mắn, sức khỏe tốt và an toàn cho năm tới.

Tiếp theo, những người đàn ông leo lên ngọn núi hoặc ngọn đồi gần nhà để đón ánh bình minh đầu tiên. Phụ nữ đun trà sữa và cúng thổ công rồi phục vụ đồ ăn cho các thành viên trong gia đình. Họ đặt bánh bao lớn và nhỏ đã nấu chín lên bàn, sau đó bắt đầu nghi thức chúc mừng năm mới.

Phong tục đón Tết đặc biệt của người Mông Cổ
Người trẻ tuổi thực hiện nghi thức chào ''Zolgolt'' với người lớn.

Người Mông Cổ thực hiện nghi thức chào hỏi gọi là ''Zolgolt'' trong ngày Tsagaan Sar. Kỳ nghỉ lễ Tsagaan Sar chính thức kéo dài 3 ngày. Mọi người thường đến thăm cha mẹ, ông bà và họ hàng lớn tuổi. 15 ngày đầu tiên của năm mới rất quan trọng trong đó, ngày thứ 7 của Tsagaan Sar, mọi người không ra khỏi nhà. Vào dịp Tết, nhiều người tìm đến chùa, thiền viện để nghe những lời cầu nguyện và tụng kinh cầu an lành cho năm mới.

Người Mông Cổ cảm thấy có sự gắn kết về văn hóa và tinh thần với nhau thông qua các nghi lễ. Đây là giá trị của Tsagaan Sar. Du khách có thể đến Mông Cổ du lịch và trải nghiệm đón Tết Nguyên đán cũng như tìm hiểu những di sản văn hóa quan trọng của họ trong dịp này.

Theo An Ngọc/Zingnews.vn

Cùng chuyên mục
  • Hà Giang: Phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - Việc phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng (VHDLCĐ) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) là một định hướng quan trọng của tỉnh Hà Giang. Đến nay, toàn tỉnh đã phát triển trên 50 làng VHDLCĐ…

  • Hà Nội: Ban hành Quy định mô hình quản lý khu du lịch cấp Thành phố

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 68/2024/QĐ-UBND ngày 05/12/2024 về việc ban hành Quy định mô hình quản lý khu du lịch cấp thành phố trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

  • Hé lộ dàn nghệ sĩ VPOP tổng duyệt cho siêu nhạc hội 8WONDER Winter

    (Xây dựng) - Chưa đầy 24 tiếng nữa, 8WONDER Winter – siêu nhạc hội được mong chờ bậc nhất năm sẽ chính thức bắt đầu. Tất cả đã sẵn sàng để đưa hàng chục ngàn khán giả bùng nổ cảm xúc cùng dàn nghệ sĩ hàng đầu VPOP Soobin, Chi Pu, Binz, lần lượt xuất hiện tại buổi tổng duyệt, với mong muốn mang đến những tiết mục thăng hoa và ấn tượng nhất cho khán giả.

  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Sôi động chuẩn bị cho Tuần lễ Du lịch 2024

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa họp báo giới thiệu “Tuần lễ Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu 2024”. Đây là chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và ẩm thực đầy sôi động. Đặc biệt sẽ có 1.000 phòng miễn phí, các tour thăm quan khu văn hóa, lịch sử miễn phí, các dịch vụ giảm từ 10 – 50%... Hoạt động này do UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Sở Du lịch tổ chức từ ngày 27 – 29/12/2024.

  • Lý do khiến hơn 70 doanh nghiệp du lịch hàng đầu thế giới quy tụ tại Phú Quốc

    (Xây dựng) - Hơn 70 đại diện từ các công ty hàng không, lữ hành, các nền tảng du lịch hàng đầu thế giới đã quy tụ về Phú Quốc, trong chương trình famtrip “Hành trình tới đảo thiên đường”. Cơ hội lớn mở ra cho đảo ngọc, khi hầu hết các đại biểu tham dự đều nhận định, họ đang được chứng kiến một “Hawaii của phương Đông”

  • Phúc Yên (Vĩnh Phúc): Nỗ lực đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    (Xây dựng) - Tận dụng lợi thế, tiềm năng, thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc) tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển đa dạng sản phẩm du lịch; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá, từng bước đưa “ngành công nghiệp không khói” trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Xem thêm
  • Chuyên gia khuyến nghị lộ trình đưa Cát Bà thành đảo du lịch xanh toàn diện

    (Xây dựng) - PGS.TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, thành viên Tổ chuyên gia tư vấn Quy hoạch quốc gia vẫn đau đáu về việc du lịch Cát Bà chưa thay đổi nhiều, kể từ sau khi ông cùng nhiều chuyên gia xây dựng bản đề án đóng góp cho phát triển du lịch Hải Phòng cách đây hơn chục năm.

    09:30 | 04/12/2024
  • Tận hưởng “bữa tiệc ánh sáng” tại Symphony of the sea Phú Quốc

    (Xây dựng) - Mỗi đêm show diễn Bản giao hưởng đại dương – Symphony of the Sea vẽ dải ngân hà bằng pháo hoa trên biển trời, kết hợp cùng cuộc “so tài” của những quán quân và á quân jetski, flyboard, hứa hẹn mang đến một hành trình đầy cảm xúc tại Phú Quốc.

    18:14 | 02/12/2024
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Hợp tác phát triển khai thác tài nguyên du lịch đường sông

    (Xây dựng) – Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Tuần lễ Du lịch - Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Sở Du lịch TP.HCM phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ tổ chức Tọa đàm “Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đường sông và công bố tuyến du lịch đường sông kết nối TP.HCM - ĐBSCL”.

    14:01 | 01/12/2024
  • Nghệ An: Khai mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen năm 2024

    (Xây dựng) - Mới đây, Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen năm 2024.

    14:27 | 30/11/2024
  • Cần Thơ: Tưng bừng khai mạc Tuần lễ Du lịch - Thương mại chủ đề “Tinh hoa miền sông nước”

    (Xây dựng) – Tối 29/11, tại Công viên Sông Hậu (quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ), Lễ khai mạc Tuần lễ Du lịch - Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ năm 2024 đã diễn ra với chủ đề “Tinh hoa miền sông nước”.

    12:11 | 30/11/2024
  • Về Long An hòa mình trong “Khát vọng sông Vàm”

    (Xây dựng) - Tối 28/11, Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 chủ đề “Khát vọng sông Vàm” sẽ chính thức khai mạc. Tuần lễ bao gồm chuỗi hoạt động phong phú, hấp dẫn, hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị…

    22:18 | 28/11/2024
  • Khách du lịch đến Bình Định đạt hơn 9 triệu lượt

    (Xây dựng) - Ngày 28/11, Sở Du lịch tỉnh Bình Định cho biết, Sở đã có báo cáo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Theo đó, năm 2024, khách tham quan, du lịch đến Bình Định ước đạt 9,2 triệu lượt; doanh thu ước đạt 25.500 tỷ đồng.

    14:53 | 28/11/2024
  • Hà Tĩnh: Quảng bá tiềm năng, tăng cường hợp tác phát triển du lịch theo hướng nhanh và bền vững

    (Xây dựng) - Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư Hà Tĩnh phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội du lịch Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch năm 2024. Hội nghị xúc tiến du lịch năm 2024 là cơ hội để Hà Tĩnh giới thiệu, quảng bá tiềm năng và chính sách kích cầu, góp phần đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tạo cơ hội tăng cường hợp tác phát triển du lịch theo hướng nhanh và bền vững.

    11:15 | 28/11/2024
  • Sun Group lưu giữ văn hóa trong công viên lễ hội gần 9ha tại Hà Nam

    (Xây dựng) - Mùa xuân năm 987, Vua Lê Đại Hành đã khai mở Lễ hội Tịch điền cầu mùa màng tốt tươi tại chân núi Đọi (Duy Tiên, Hà Nam). Hơn một thiên niên kỷ sau, tại vùng đất này, một cuộc khai mở khác cũng bắt đầu: tôn vinh và làm giàu tài nguyên văn hóa tại “bảo tàng” công viên lễ hội gần 9ha giữa lòng đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, Phủ Lý.

    18:16 | 27/11/2024
  • Tiềm năng tăng giá hấp dẫn của biệt thự khoáng nóng

    (Xây dựng) - Tính khan hiếm, giá trị sức khỏe và nhu cầu du lịch tăng cao đã tạo nên tiềm năng tăng giá mạnh mẽ cho loại hình bất động sản này.

    08:00 | 27/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load