Thứ bảy 27/04/2024 01:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Phong thủy là gì - Mê tín hay kinh nghiệm sống?

14:20 | 26/03/2020

(Xây dựng) - Từ xưa đến nay, khi đi mua đất, mua nhà, chắc hẳn ai cũng phải xem xét địa thế, môi trường xung quanh. Trước khi làm nhà, chắc hẳn ai cũng xem hướng, tính toán bố trí các phòng, cửa chính cửa sổ… Thậm chí nhiều người còn chọn màu gạch lát, màu sơn tường hợp với tuổi của mình để mong mang lại may mắn và sức khỏe… Tất cả những điều đó và nhiều điều khác nữa, người ta gọi chung là Phong thủy.

phong thuy la gi me tin hay kinh nghiem song
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Từ thời xa xưa, phong thủy đã gắn với đời sống con người, được con người vận dụng vào đời sống. Ấy thế nhưng, cũng từ xa xưa, cũng có không ít người phản bác phong thủy, cho đó là trò mê tín, bịp bợm: Hòn đất mà biết nói năng/ Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn (ca dao).

Nhưng dù tin hay không, dù cuồng tín hay bài xích… thì phong thủy vẫn tồn tại cùng với xã hội Á Đông. Khi mua nhà, người ta vẫn phải chọn đất và khi làm nhà vẫn phải xem hướng… Thậm chí, càng ngày càng nhiều người ở các nước phương Tây tin và vận dụng phong thủy vào cuộc sống.

Vậy thực chất phong thủy là mê tín?

Phong thủy chiết tự là gió và nước. Trong Kinh Dịch, gió thuộc quẻ Tốn, hành Mộc, còn nước thuộc quẻ Khảm, hành Thủy. Đây là hai trong 5 yếu tố cơ bản của Ngũ hành, được coi là 5 nguyên tố cấu tạo nên vũ trụ. Tuy nhiên, phong thủy không chỉ xem xét ở khía cạnh vật chất cụ thể của gió và nước, mà quan trọng hơn là xem xét sự tương tác của chúng với môi trường và những hình thức biểu hiện của chúng trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Thực ra, bản chất của phong thủy là Khí. Gió và nước tương tác với Khí tạo ra môi trường có tính phong thủy. Khí là vô hình, khi ẩn khi hiện. Khi phát lộ ra là dòng sông, dãy núi…, khi ẩn trong lòng đất gọi là Long mạch. Câu kinh điển trong phong thủy là: Khí gặp gió thì tán, gặp nước thì tụ. Vì vậy, phong thủy lấy gió và nước là hai yếu tố chính để xác định địa hình, môi trường, không gian thuận lợi cho cuộc sống, đem lại sức khỏe, mùa màng tươi tốt và cuộc sống no đủ cho con người.

Điểm qua một số quan niệm của phong thủy thì thấy, thực chất của phong thủy là giúp con người sống hòa hợp với thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên và cải tạo thiên nhiên để đem lại cho mình môi trường sống tốt nhất và bảo vệ, giữ gìn cảnh quan để phục vụ cho cuộc sống con người.

Chẳng hạn như trong phong thủy có khẩu quyết về thế đất cơ bản để lập làng hay làm nhà như sau: Trước mặt là ruộng lúa chiêm/ Hai bên hai tay liềm/ Phía sau ruộng đỗ.

Diễn giải thế đất đó là: Phía trước bằng phẳng, có nước (ruộng lúa, ao, hồ, sông…), hai bên có dải đất cong cong ôm lại như hai lưỡi liềm, phía sau là thế đất cao (đồi, núi, gò, đống…). Xét thực tế, đây là thế đất lý tưởng, vì ao hồ phía trước tạo không gian thông thoáng, gò đống phía sau che chắn gió lạnh về mùa đông, còn thế đất hai bên bao bọc ngôi nhà cũng có tác dụng bảo vệ rất tốt. Hay việc tầm long điểm huyệt trong phong thủy thường chú trọng đến những thế đất có núi có sông, cây cỏ tươi tốt. Đặc biệt các huyệt đất tốt thường ở khúc quanh của sông suối và chọn bên bồi tránh bên lở. Đối với xã hội nông nghiệp thời cổ, đây là điều kiện lý tưởng: Có nước để phục vụ đời sống sinh hoạt con người và canh tác, giao thông thuận tiện vì ngày trước đường thủy chiếm ưu thế. Hơn thế, ở khúc cong của con sông sẽ có lợi cho việc phòng thủ, ở bên bồi sẽ bảo đảm an toàn và cuộc sống lâu dài…

Như vậy, thực chất những quan niệm trong phong thủy là việc lựa chọn môi trường sống hài hòa, thân thiện với thiên nhiên, lợi dụng điều kiện ngoại cảnh để phục vụ tốt nhất cho con người. Do đó phải khẳng định một điều, phong thủy về bản chất không phải sự mê tín mà là sự tổng kết, đúc rút kinh nghiệm sống của người xưa, được kiểm nghiệm qua thực tế và truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác…

Từ số báo này, Báo Xây dựng sẽ mở lại chuyên mục “Phong thủy ứng dụng” với tinh thần gạn đục khơi trong, chắt lọc những gì tinh túy trong kinh nghiệm sống của người xưa để lại, cố gắng lý giải dưới góc nhìn khoa học của xã hội hiện đại, nhằm mục đích bảo đảm một môi trường sống xanh, sống thân thiện với thiên nhiên, bảo đảm cho con người một cuộc sống hài hòa, bền vững.

Tuệ Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đặc điểm và phân loại các loại hình nhà phố

    (Xây dựng) - Hiện nay, nhà phố đã trở thành kiểu kiến trúc nhà ở rất phổ biến đối với nhiều gia đình, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Loại hình nhà ở này không chỉ tối ưu hóa không gian sống trong diện tích hẹp mà còn mang lại nhiều lợi ích. Hãy cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của nhà phố cũng như các loại hình nhà phố hiện nay.

  • Các đặc trưng thiết kế nổi bật phong cách Địa Trung Hải

    (Xây dựng) - Phong cách Địa Trung Hải không chỉ mang lại cảm giác thoải mái, tinh tế mà còn thể hiện tinh thần tự do và lãng mạn. Vậy phong cách Địa Trung Hải là gì? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm và cách áp dụng phong cách này vào không gian sống.

  • 100 mẫu vẽ tranh tường quán cafe, trà sữa, trà chanh đẹp giá rẻ độc đáo hút khách

    (Xây dựng) - Hiện nay xu hướng vẽ tranh tường trang trí các quán cafe, trà sữa, trà chanh được rất nhiều các chủ đầu tư lựa chọn vì không gian quán sẽ rất ấn tượng, độc đáo. Hãy cùng tìm hiểu về giá, các phong cách được vẽ.

  • Top 100 mẫu vẽ tranh tường văn phòng trang trí đẹp xu hướng hiện nay

    (Xây dựng) - Xu hướng trang trí vẽ tranh tường văn phòng, công ty khá phổ biến hiện nay, được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Hãy cùng hoihoasivietnam.com tham khảo 100 mẫu tranh tường văn phòng đẹp ấn tượng nhất.

  • 9 mẹo thiết kế nhà phố gần gũi thiên nhiên có nhiều cây xanh

    (Xây dựng) - Tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, nơi khói bụi và tiếng ồn luôn hiện hữu, nhu cầu sở hữu một không gian sống xanh mát, gần gũi thiên nhiên ngày càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, việc thiết kế nhà phố hài hòa với thiên nhiên trong bối cảnh diện tích đất hạn hẹp lại là một thách thức không nhỏ.

  • Những nguyên tắc, tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non

    (Xây dựng) - Thiết kế mầm non là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, các cơ sở giáo dục cần chú trọng đầu tư vào việc này. Cùng tìm hiểu các tiêu chuẩn và kinh nghiệm trong quá trình thiết kế, xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load