Thứ năm 02/05/2024 05:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Phát triển xanh với các đô thị loại II

15:12 | 13/04/2021

(Xây dựng) - Tốc độ đô thị hóa bên cạnh những mặt tích cực, cũng đang tạo ra tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên và biến đổi khí hậu, trong đó có nhóm các đô thị loại II.

phat trien xanh voi cac do thi loai ii
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Trước thực tế này, Bộ TN&MT đã phối hợp với ADB và Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) xây dựng nội dung hỗ trợ kỹ thuật thực hiện Dự án “Lồng ghép bảo vệ môi trường và thích ứng với khí hậu để phát triển xanh tại các đô thị loại II” triển khai trong 5 năm.

Việc triển khai Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Lồng ghép chống chịu biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường để phát triển các đô thị xanh loại II” phù hợp với các chiến lược và định hướng của Chính phủ trong việc ưu tiên sử dụng vốn ODA; góp phần hoàn thiện các thể chế, chính sách pháp luật bảo vệ môi trường và thích ứng với khí hậu để phát triển bền vững các đô thị nói chung, đô thị loại II nói riêng ở Việt Nam.

Dự án tập trung vào các nhóm giải pháp về thiết lập và hoàn thiện thể chế, công cụ pháp lý, giải pháp tài chính trong bảo vệ môi trường và phục hồi khí hậu, giải pháp về khoa học và công nghệ, tăng cường năng lực quản lý môi trường… để mở rộng phát triển đô thị bền vững.

Dự án hoạt động tại cấp Trung ương và 3 tỉnh Hà Giang, Vĩnh Phúc, TT-Huế và sẽ mở rộng ra 6 thành phố loại II. Trong đó, tại Trung ương dự án sẽ tập trung hoàn thiện các quy định pháp luật, chính sách về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu nhằm phát triển các đô thị xanh loại II; tại các tỉnh dự án, đặc biệt là 3 tỉnh Hà Giang, Vĩnh Phúc và TT-Huế, dự án sẽ hỗ trợ hoàn thiện các kế hoạch hành động để phát triển xanh thành phố, đồng thời thí điểm các mô hình/giải pháp phát triển xanh, thân thiện môi trường và chống chịu với biến đổi khí hậu.

Nhận thức được rằng đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính, nhiều thành phố trên thế giới đang tiến hành các biện pháp sáng tạo mang tính căn nguyên để giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.

Các chuyên gia nhận định rằng: Chúng ta chỉ còn khoảng một thời gian ngắn trước khi việc phát thải khí nhà kính lên đến đỉnh điểm và loài người sẽ phải đối mặt với thảm họa biến đổi khí hậu toàn cầu. Thế nên, nhiều thành phố đã xây dựng kế hoạch hành động, bao gồm cả mục tiêu cho việc cắt giảm phát thải, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng trong nhà ở và công trình thương mại, tăng đầu tư vào giao thông công cộng và đề xuất các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo quy mô vừa và nhỏ trong thành phố. Một số thành phố đó áp dụng việc thu phí giao thông ở khu vực trung tâm hay trong giờ cao điểm. Chính quyền các thành phố có thể thực hiện nhiều giải pháp để giảm thiểu phát thải khí nhà kính: ban hành các quy định yêu cầu các toà nhà mới phải ứng dụng các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, thoả mãn các tiêu chuẩn về công trình xanh.

Ngay như với thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, để phát triển xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, theo đại diện tỉnh này, sự hỗ trợ từ các Bộ ngành, Trung ương về tăng cường năng lực, chế độ, chính sách cho đô thị loại II (là các thành phố trung tâm của các tỉnh) để triển khai trực tiếp các chiến lược phát triển là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng xanh theo sáng kiến của ADB và nhân rộng ra các phương thức khác trên địa bàn tỉnh đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của phát triển bền vững. Ngoài ra, cần có sự hỗ trợ phát triển cộng đồng nông nghiệp hữu cơ, tự động hóa nông nghiệp, công nghiệp từ các nhà tài trợ, nhà đầu tư, cùng nguồn vốn xã hội hóa; nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư đô thị am hiểu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và có khả năng ứng dụng với khí hậu biến đổi…

Biến đổi khí hậu hiện đang là vấn đề phát triển quan trọng nhất đang được thảo luận trên cả phạm vi quốc gia và quốc tế. Và các thành phố là nơi dễ bị ảnh hưởng nhất (cũng là nơi góp phần gia tăng ảnh hưởng). Đây là nơi tiêu thụ nhiều hàng hoá và phát thải nhiều khí nhà kính.

Mặt khác, đây cũng là nơi tập trung dân số và các hoạt động kinh tế và khi chịu tác động của biến đổi khí hậu thì các thiệt hại về kinh tế và xã hội sẽ là rất lớn, lớn hơn tất cả các nơi khác. Chính vì vậy, các thành phố có vai trò chính trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.

Lồng ghép bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu của các thành phố càng hiệu quả bao nhiêu thì tương lai của trái đất càng sáng sủa bấy nhiêu.

Ngọc Lý

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load