Chủ nhật 03/11/2024 05:53 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Phát triển đô thị thông minh tại các nước phát triển: Không thể thiếu cơ chế chính sách

19:12 | 16/11/2020

(Xây dựng) - Đô thị hóa ngày càng tăng tốc trên quy mô toàn cầu và các thành phố đang phát triển phải đối mặt với thách thức lớn khi tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng gia tăng, môi trường sống ngày càng xuống cấp, quá tải hạ tầng, gia tăng dân số nhanh chóng, cạn kiệt tài nguyên… Xu hướng xây dựng đô thị thông minh là giải pháp được nhiều thành phố trên thế giới nhìn nhận như một lời giải hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề trên.

phat trien do thi thong minh tai cac nuoc phat trien khong the thieu co che chinh sach
Xây dựng đô thị thông minh là xu hướng tất yếu của các thành phố trên thế giới (Ảnh: Internet).

Xây dựng đô thị thông minh của một số nước đang phát triển

Thực tiễn trên thế giới, nhiều thành phố đang xây dựng đô thị thông minh để cân bằng giữa việc theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, nâng cao chất lượng đô thị hóa, hướng đến phát triển bền vững. Để làm được điều này, cần ứng dụng các công nghệ thế hệ mới để nâng cao hiệu quả công tác quản lý phát triển đô thị. Chính vì lẽ đó, đô thị thông minh đang trở thành xu thế tất yếu, hướng tới việc đảm bảo cho sự bền vững trong quá trình đô thị hóa.

Tại các quốc gia đang phát triển, nơi tỷ lệ đô thị hóa còn đang ở mức thấp, các thành phố phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn như ùn tắc giao thông, ngập úng, thu gom và xử lý nước thải, rác thải, ô nhiễm không khí, nhà ổ chuột, thiếu nhà ở cho người thu nhập thấp…

Để giải quyết các vấn đề này, tại quốc gia đang phát triển, các chiến lược phát triển đô thị thông minh ở cấp quốc gia hoặc các thành phố xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển đô thị thông minh nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường đặt ra.

Tại Malaysia, riêng về chính sách cho đô thị thông minh, việc phát triển đô thị thông minh nằm trong Chính sách quốc gia về đô thị hóa của Malaysia với mục tiêu thúc đẩy và điều phối quy hoạch phát triển đô thị bền vững, nhấn mạnh vào sự phát triển cân bằng về thể chất, môi trường, xã hội và kinh tế ở Malaysia.

Để hiện thực hóa, chính sách đô thị hóa quốc gia đưa ra 4 nguyên tắc đó là quản trị đô thị tốt, thành phố đáng sống, kinh tế đô thị cạnh tranh và phát triển đô thị bao trùm và công bằng.

Trong đó, Malaysia đã tham khảo nghiên cứu của Frost và Sullivan (2014) để xác định 8 trụ cột của đô thị thông minh gồm: Quản trị thông minh, năng lượng thông minh, tòa nhà thông minh, giao thông thông minh, cơ sở hạ tầng thông minh, công nghệ thông minh, chăm sóc sức khỏe thông minh và công dân thông minh.

Tương tự, trong xây dựng đô thị thông minh, Thái Lan sử dụng cách tiếp cận theo 2 chiều: Từ trên xuống thông qua việc xây dựng Ban chỉ đạo Quốc gia về xây dựng đô thị thông minh và từ dưới lên thông qua Liên minh các đô thị thông minh và các công ty phát triển đô thị.

Mỗi thành phố của Thái Lan đưa ra một mục tiêu khác nhau khi xây dựng đô thị thông minh. Thành phố Bangkok đưa ra 4 mục tiêu cụ thể gồm: An toàn, chỉ dẫn thông minh, xanh và chất lượng sống dành cho mọi người. Thành phố Khon Kaen lại đưa ra 2 mục tiêu chính là cơ hội cho đổi mới sáng tạo và chất lượng cuộc sống. Còn Thành phố Laem Chabang lại đặt ra 3 mục tiêu là cửa ngõ của hành lang kinh tế phía đông, môi trường trong sạch, cân bằng công việc và cuộc sống khi xây dựng đô thị thông minh.

Tại Ấn Độ, nhiệm vụ xây dựng đô thị thông minh là một sáng kiến do Chính phủ Ấn Độ sáng tạo để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở nước này. Mục tiêu của sáng kiến là thúc đẩy các thành phố cung cấp cơ sở hạ tầng cốt lõi và mang lại chất lượng cuộc sống tốt cho người dân, môi trường sạch sẽ, bền vững và áp dụng giải pháp thông minh.

Trọng tâm là phát triển bền vững, toàn diện với ý tưởng tạo ra một mô hình nhỏ gọn, thiết lập các điển hình để nhân rộng cho việc tạo ra các đô thị thông minh tương tự trên cả nước.

Phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam

Riêng tại Việt Nam, trong khoảng 4 năm trở lại đây, Chính phủ ngày càng quan tâm đến phát triển đô thị thông minh. Rất nhiều các cam kết, thỏa thuận hợp tác đã được ký kết giữa Việt Nam với các đối tác quan trọng là các quốc gia, tổ chức đã phát triển thành công đô thị thông minh bao gồm: Hà Lan, Hàn Quốc, các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới… và gần đây nhất là với cộng đồng chung ASEAN để xây dựng mạng lưới đô thị thông minh ASEAN.

Bên cạnh đó, để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc xây dựng đô thị thông minh, các Bộ, ngành đã ban hành các hướng dẫn, quyết định, bộ chỉ số về xây dựng đô thị thông minh theo chức năng, lĩnh vực quản lý riêng.

Theo thống kê đến tháng 3/2020, trên cả nước đã có 38/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh. Có khoảng 30 tỉnh, thành phố đã triển khai phát triển một số dịch vụ về đô thị thông minh; 12/63 tỉnh đã triển khai xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh; 13/63 tỉnh đã triển khai ứng dụng dịch vụ du lịch thông minh; hơn 10 tỉnh đã triển khai các ứng dụng về giao thông thông minh, kiểm soát trật tự an toàn đô thị…

Theo các chuyên gia, việc phát triển đô thị thông minh tại các địa phương thời gian qua có sự khác biệt do tình hình thực tế, đặc thù của mỗi địa phương. Đa số các tỉnh, thành phố mới đang ở giai đoạn ban đầu của quá trình xây dựng đô thị thông minh như ký kết hợp đồng, tạo lập đề án phát triển đô thị thông minh, xây dựng các khung kiến trúc, triển khai thí điểm một số dịch vụ đô thị thông minh… Tuy nhiên, các bước tiến hành tiếp theo của các địa phương còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển đô thị thông minh, xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu và tính liên thông đa ngành.

Việc thiếu cơ chế chính sách về xây dựng và vận hành đô thị thông minh dẫn đến các địa phương khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn lực, đặc biệt vốn ngân sách khi đô thị thông minh chưa được cụ thể hóa trong văn bản quy phạm pháp luật.

Hiện trạng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đang còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Do đó, để có thể phát triển hiệu quả các đô thị thông minh cần có các giải pháp cụ thể. Đó là, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản liên quan để tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai đô thị thông minh; ban hành hướng dẫn, định hướng tổng thể cấp quốc gia về xây dựng và triển khai đô thị thông minh ở các cấp độ; ban hành quy định về việc phải liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các sở, ngành của địa phương và giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng như giữa chính quyền và người dân.

Bên cạnh đó, chuẩn bị nguồn nhân lực cho đô thị thông minh; tham vấn người dân trong quá trình phát triển đô thị thông minh.

Linh Đan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Long An đẩy nhanh phát triển đô thị theo hướng bền vững

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, chương trình phát triển đô thị không chỉ đơn thuần là một chiến lược phát triển kinh tế mà còn là một động lực mạnh mẽ giúp các địa phương định hình tương lai. Chương trình phát triển đô thị tạo động lực, định hướng để các địa phương triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn, nâng loại các đô thị hiện hữu và hình thành, phát triển các đô thị mới, hướng đến sự bền vững.

  • Sở Xây dựng Đà Nẵng tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam

    (Xây dựng) – Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Phùng Phú Phong cho biết, việc tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phát triển các đô thị theo mục tiêu bền vững. Đây không chỉ là dịp để nhìn lại các thành tựu đã đạt được mà còn là cơ hội để đặt ra những mục tiêu cao hơn trong tương lai.

  • Bài 1: Thiên Thời, địa lợi, nhân hòa - hướng tới đô thị loại I

    (Xây dựng) - Trên hành trình hướng tới mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, tỉnh đang tập trung thu hút, lựa chọn nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị lớn, đa tiện ích.

  • UBND thành phố Hà Nội xem xét đề án giao thông thông minh trên địa bàn

    Sáng 1-11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11-2024 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố và theo Chương trình công tác năm 2024 của UBND thành phố.

  • Đồng Nai hạ quyết tâm kiến tạo, bứt phá đô thị

    Tốc độ đô thị hóa của tỉnh Đồng Nai thời gian qua diễn ra khá chậm, dẫn đến tỷ lệ đô thị thấp nhất trong “tứ giác kinh tế” vùng Đông Nam Bộ, đó là chưa kể chất lượng các đô thị cũng còn nhiều hạn chế. Để thúc đẩy đô thị phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, gia tăng giá trị, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đang quyết liệt đôn đốc, điều hành nhiều giải pháp nhằm tạo đột phá lĩnh vực này theo đồ án quy hoạch tỉnh giai đoạn mới, trong bối cảnh hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia chuẩn bị đi vào hoạt động.

  • Xác định giải pháp để 5 huyện ở Thủ đô “tăng tốc” lên quận

    Thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND (ngày 23-9-2021) của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, các ngành, địa phương đang nỗ lực tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, nhất là mục tiêu 5 huyện phấn đấu lên quận.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load