Chủ nhật 03/11/2024 05:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Phát triển đô thị thân thiện với môi trường và chống chịu biến đổi khí hậu

10:34 | 09/11/2023

(Xây dựng) – Đó là chủ đề Hội thảo chuyên đề 3 nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam 2023. Bộ Xây dựng phối hợp với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) chủ trì Hội thảo.

Phát triển đô thị thân thiện với môi trường và chống chịu biến đổi khí hậu
Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường Vũ Ngọc Anh phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường Vũ Ngọc Anh cho biết: Hiện nay thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều đang bị ảnh hưởng từ những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) tới đời sống, kinh tế - xã hội, sức khỏe con người. Do đó, cần phải có giải pháp cho đô thị phát triển xanh, sạch, hiện đại, thông minh và chống chịu BĐKH.

Nhân Ngày đô thị Việt Nam 8/11, Bộ Xây dựng phối hợp với Cơ quan Phát triển Pháp AFD và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ tổ chức Hội thảo chuyên đề 3 trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam 2023.

Hội thảo này là một trong những hoạt động thuộc Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Vụ trưởng Vũ Ngọc Anh nhận định: Phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, ứng phó với BĐKH là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới và của Việt Nam, cùng chung tay để bảo vệ trái đất, tầng ozon.

Tại Hội nghị COP26 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết với cộng đồng quốc tế về thích ứng BĐKH và đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Sau đó, Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ ngành.

Trong đó, ngành Xây dựng cần nỗ lực nghiên cứu phát triển đô thị xanh, hạ tầng xanh bền vững, thích ứng với BĐKH; Phát triển công trình xây dựng, sản xuất vật liệu tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, phát thải carbon thấp, tiến tới đạt net zero.

Trong năm 2021 - 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Chiến lược quốc gia về BĐKH giai đoạn đến năm 2050; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030; Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26. Nội dung phát triển hạ tầng đô thị, đô thị xanh bền vững, thích ứng với BĐKH là một trong những nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt các văn bản pháp luật.

Vụ trưởng Vũ Ngọc Anh cho biết: Về phía Bộ Xây dựng, Bộ đã ban hành Quyết định số 385/QĐ-BXD ngày 12/2/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động của ngành Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26; Quyết định số 1052/QĐ-BXD ngày 15/11/2022 của Bộ Xây dựng về việc giao nhiệm vụ cho các đơn vị triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 và Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26.

Tại Quyết định số 385/QĐ-BXD, Bộ Xây dựng đặt mục tiêu trong lĩnh vực phát triển đô thị: Phấn đấu 100% đô thị loại III trở lên lồng ghép nội dung thích ứng BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính vào quy hoạch đô thị; Ít nhất 25% khu đô thị mới áp dụng tiêu chí đô thị xanh, phát thải carbon thấp.

Các nội dung trong các Quyết định hướng đến hoàn thiện hệ thống văn bản, cơ chế chính sách, xây dựng cơ sở dữ liệu, tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá, nghiên cứu phát triển, ứng dụng vào công trình, hạ tầng kỹ thuật tăng trưởng xanh theo hướng thông minh, bền vững, chống chịu với BĐKH, thiên tai…

Vụ trưởng Vũ Ngọc Anh nhấn mạnh: Với tốc độ đô thị hóa nhanh, số lượng đô thị ngày càng tăng thì việc phát triển đô thị theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, ứng phó với BĐKH đã cho thấy vai trò lớn của ngành Xây dựng, chính quyền địa phương, các cấp. Ngoài hoàn thiện pháp luật, công tác quy hoạch, thiết kế xây dựng, quản lý đô thị thì còn cần nghiên cứu giải pháp phù hợp, tăng cường hợp tác quốc tế cần phải được quan tâm, đầu tư hơn nữa.

Thời gian qua, Bộ Xây dựng phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế và các địa phương trong việc nghiên cứu chính sách phát triển hạ tầng đô thị, công trình xây dựng; quản trị đô thị thông minh, bền vững, ứng phó BĐKH, từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách.

Tại hội thảo lần này, các đại biểu tham gia được nghe tham luận của các chuyên gia có kinh nghiệm tại Việt Nam và trên thế giới; cùng thảo luận giúp Việt Nam triển khai phát triển đô thị trong thời gian tới, ứng phó tốt hơn với các tác động tiêu cực của BĐKH.

Các ý kiến đóng góp của đại biểu tại Hội thảo sẽ giúp các bên có thêm góc nhìn mới, hướng đi phù hợp trong việc phát triển đô thị và thực hiện hiệu quả cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

Phát triển đô thị thân thiện với môi trường và chống chịu biến đổi khí hậu
Trưởng ban Hợp tác phái đoàn Liên minh Châu Âu EU tại Việt Nam Kristina Buende phát biểu tại Hội thảo.

Còn theo Trưởng ban Hợp tác phái đoàn Liên minh Châu Âu EU tại Việt Nam Kristina Buende, phát triển thành phố thích ứng với BĐKH là vấn đề cấp thiết không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới.

Hiện nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh tại các quốc gia, dân số bùng nổ mạnh mẽ chủ yếu tại châu Phi và châu Á. Điều này đã gây ra nhiều hệ lụy, tác động tiêu cực đến môi trường sống và sức khỏe con người.

Các đô thị hiện đang đối diện với nhiều thách thức, cần phải được quan tâm, hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng 0, trung hòa carbon. Do đó, các bên liên quan phải nhanh chóng phối hợp, tập trung thực hiện hiệu quả cam kết tại Hội nghị COP26; xây dựng tính chống chịu, giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương, phát triển hệ sinh thái, tăng cường khả năng sinh kế của người dân.

“Có thể thấy rõ Chính phủ Việt Nam đang thực hiện chuyển hóa cam kết này thành những giải pháp cụ thể để giải quyết các thách thức hiện nay. Liên minh Châu Âu EU sẽ quan tâm, hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện không chỉ các mục tiêu trong Chiến lược quốc gia mà còn hướng tới bảo vệ Trái đất, chống chịu tốt hơn với BĐKH; cam kết hợp tác bền vững trong các lĩnh vực quan trọng khác”, bà Kristina Buende nói.

Phát triển đô thị thân thiện với môi trường và chống chịu biến đổi khí hậu
Phó cơ quan Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam Sibylle Bachmann phát biểu tại Hội thảo.

Về phía Thụy Sĩ, Phó cơ quan Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam Sibylle Bachmann cho rằng, việc hợp tác với Việt Nam về phát triển đô thị bền vững, thân thiện với môi trường và chống chịu với BĐKH là một trong những lộ trình quan trọng của quốc gia này trong thời gian tới. Đồng thời đánh giá cao Bộ Xây dựng đã có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế để thúc đẩy chương trình phát triển đô thị.

“Có thể hiểu rằng thành phố và các đô thị đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Tuy nhiên, việc phát triển đô thị nhanh đã tạo ra gánh nặng lên môi trường, cuộc sống của người dân. BĐKH đã gây ra nhiều rủi ro về thiên tai, do đó cần phải xây dựng một đô thị có khả năng chống chịu với BĐKH, thiên tai; tăng cường đổi mới về công nghệ, làm giảm phát thải nhà kính, từ đó phát triển một thành phố xanh, sạch. Đây cũng là mục tiêu mà Việt Nam đã đề ra, chúng tôi sẽ ủng hộ và hỗ trợ thực hiện mục tiêu này”, bà Sibylle Bachmann chia sẻ.

Phát triển đô thị thân thiện với môi trường và chống chịu biến đổi khí hậu
Toàn cảnh Hội thảo.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã trình bày tham luận đề cập đến những thách thức về quản trị theo lãnh thổ đối với phát triển đô thị bền vững với BĐKH; Khả năng chống chịu của đô thị thông qua mô hình thành phố bọt biển; Đo lường tốt hơn khả năng chống chịu ở Việt Nam; các nội dung về tăng trưởng xanh; Thiết kế dựa vào thiên nhiên, phát triển hài hòa các không gian đô thị…

Yến Mai – Nhật Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Long An đẩy nhanh phát triển đô thị theo hướng bền vững

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, chương trình phát triển đô thị không chỉ đơn thuần là một chiến lược phát triển kinh tế mà còn là một động lực mạnh mẽ giúp các địa phương định hình tương lai. Chương trình phát triển đô thị tạo động lực, định hướng để các địa phương triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn, nâng loại các đô thị hiện hữu và hình thành, phát triển các đô thị mới, hướng đến sự bền vững.

  • Sở Xây dựng Đà Nẵng tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam

    (Xây dựng) – Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Phùng Phú Phong cho biết, việc tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phát triển các đô thị theo mục tiêu bền vững. Đây không chỉ là dịp để nhìn lại các thành tựu đã đạt được mà còn là cơ hội để đặt ra những mục tiêu cao hơn trong tương lai.

  • Bài 1: Thiên Thời, địa lợi, nhân hòa - hướng tới đô thị loại I

    (Xây dựng) - Trên hành trình hướng tới mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, tỉnh đang tập trung thu hút, lựa chọn nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị lớn, đa tiện ích.

  • UBND thành phố Hà Nội xem xét đề án giao thông thông minh trên địa bàn

    Sáng 1-11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11-2024 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố và theo Chương trình công tác năm 2024 của UBND thành phố.

  • Đồng Nai hạ quyết tâm kiến tạo, bứt phá đô thị

    Tốc độ đô thị hóa của tỉnh Đồng Nai thời gian qua diễn ra khá chậm, dẫn đến tỷ lệ đô thị thấp nhất trong “tứ giác kinh tế” vùng Đông Nam Bộ, đó là chưa kể chất lượng các đô thị cũng còn nhiều hạn chế. Để thúc đẩy đô thị phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, gia tăng giá trị, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đang quyết liệt đôn đốc, điều hành nhiều giải pháp nhằm tạo đột phá lĩnh vực này theo đồ án quy hoạch tỉnh giai đoạn mới, trong bối cảnh hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia chuẩn bị đi vào hoạt động.

  • Xác định giải pháp để 5 huyện ở Thủ đô “tăng tốc” lên quận

    Thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND (ngày 23-9-2021) của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, các ngành, địa phương đang nỗ lực tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, nhất là mục tiêu 5 huyện phấn đấu lên quận.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load