Thứ hai 29/04/2024 10:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Ông thầy bất đắc dĩ của lũ trẻ nghèo khu “gò mả”

22:56 | 20/11/2023

(Xây dựng) - Không được đào tạo nghề sư phạm, cũng chẳng được lên giảng đường ngày nào… thế nhưng 13 năm nay, anh công nhân Hoàng Trọng Khánh (38 tuổi, trú tại phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) vẫn miệt mài làm tròn bổn phận của một thầy giáo. “Thầy giáo Khánh” chẳng được ai công nhận, chỉ có lũ trẻ xóm nghèo thừa nhận anh là thầy.

Ông thầy bất đắc dĩ của lũ trẻ nghèo khu “gò mả”
Lớp học của anh công nhân Hoàng Trọng Khánh ở khu trọ nghèo phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Dạy học ở khu “gò mả”

Năm 2010, khu gò mả ở phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức (Quận 9 cũ) còn rất hoang sơ. Hồi đấy, người lao động ở khu gò mả đa phần là dân tứ xứ kéo nhau vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống, làm ăn. Dân lao động thuê trọ ở nhiều, lâu dần thành xóm. Xóm nghèo, nên trẻ em ở đây cũng “nghèo con chữ” vì thường nghỉ học sớm để phụ giúp ba mẹ làm ăn.

Thời điểm này, khi mới “chân ướt chân ráo” từ Thừa Thiên - Huế vào Thành phố Hồ Chí Minh xin làm công nhân, anh Hoàng Trọng Khánh có tới phòng trọ của một người bạn ở đường Tăng Nhơn Phú xin nhờ giúp đỡ.

“Lúc đi qua khu gò mả, tôi thấy một nhóm 4 đứa trẻ đang ngồi học nhưng không ai dò bài, chẳng ai chỉ dạy nên không biết đáp án đúng, sai. Lân la hỏi thăm thì mới biết tụi nhỏ vì phụ gia đình nên rất ít khi tới lớp, người lớn thì không quản do bận mưu sinh. Trẻ nhỏ mất kiến thức thì rất dễ nản, cũng mất luôn đam mê đến lớp”, anh Khánh nhớ lại.

Ông thầy bất đắc dĩ của lũ trẻ nghèo khu “gò mả”
Thời gian rảnh, anh Khánh lại chuẩn bị nội dung cho bài học tiếp theo để học trò tiếp thu hiệu quả nhất.

Thời còn học phổ thông, Hoàng Trọng Khánh cũng là một học sinh giỏi, nhưng vì gia đình nghèo nên anh không được học hành đến nơi đến chốn, phải đi làm công nhân vất vả. Nghĩ tới mình, rồi nhìn sang lũ trẻ, anh Khánh quyết định lại gần làm quen rồi tiện thể anh giảng giải, chỉ bảo cho tụi nhỏ làm bài tập.

Sau buổi đầu tiên, lúc chia tay một vài đứa cất tiếng “Chú ơi, mai chú có đến nữa không? Chú ơi mai chú lại quay lại nhé…”, chỉ đơn giản là câu nói ngây ngô của trẻ nhỏ, nhưng Khánh đã hứa và Khánh giữ lời.

Từ đó, chiều nào cũng vậy, vừa tan ca, Khánh lại đến khu gò mả để làm thầy giáo cho đám nhỏ. Cứ vậy, cái lớp học gò mả lúc đầu chỉ có vài ba đứa theo học, chẳng ai buồn để ý. Rồi đến lúc càng nhiều trẻ nhỏ xin ba mẹ ra gò mả để học bài, sĩ số lớp học ở khu gò mả bắt đầu tăng lên thì cũng là lúc “thầy giáo Khánh”, ông thầy bất đắc dĩ bị nhiều người chú ý.

“Có người nghi ngờ mục đích dạy học của tôi, cũng có người chê tôi gầy gò. Có người thì sợ tôi nghiện ngập làm hư con họ…”, anh Khánh mỉm cười kể lại.

Mặc kệ lời ra tiếng vào, Khánh vẫn đều đặn ra khu gò mả, giữ lời hứa dạy tụi nhỏ làm bài. Lớp học ban đầu chỉ có cái bàn nhỏ đặt ở khu đất trống, thấy thương, dân xóm trọ dựng cái chòi nhỏ để thầy trò che nắng, che mưa.

Có cái chòi, việc học tập của lũ trẻ cũng tốt hơn, sĩ số lại tiếp tục tăng cao. Học ở khu gò mả phần vì muỗi mòng nhiều, phần thì mưa gió khó khăn, thấy thương bà chủ trọ tài trợ hẳn cho cái sân nhà. Sân nhà bà chủ trọ sạch đẹp, có hẳn mái che.

Dân xóm trọ người hùn cái bàn, người góp cái ghế, có người bán đồ ăn dạo còn dư cũng tài trợ luôn cho nhóm thầy trò. Từ đó, lớp học gò mả chính thức lên đời.

Chỉ là “thầy” của lũ trẻ xóm nghèo

“Thoắt cái đã 13 năm, hết lứa học sinh này lại đến lứa học sinh khác… Lúc đầu, tôi không nghĩ mình sẽ làm thầy tụi nhỏ lâu như vậy. Thế nhưng, niềm vui khi dạy tụi nhỏ theo thời gian đã trở thành thói quen, không thể thiếu. Học trò của tôi, giờ cũng đã có đứa học lên cao, theo đuổi ước mơ của mình”, anh Khánh thỏa mãn bộc bạch.

Có những lúc đi làm về rất mệt, nhưng nghĩ tới niềm vui khi gặp tụi nhỏ thì anh Khánh lại có động lực. Nhiều khi vừa bước vào lớp, tụi nhỏ đã nhao nhao reo hò “Thầy ơi con đói có gì ăn không thầy, hoặc “Sao hôm nay thầy về trễ vậy…” sự ngây thơ, chân tình của tụi nhỏ là niềm vui lớn nhất mà anh Khánh nhận được.

Ông thầy bất đắc dĩ của lũ trẻ nghèo khu “gò mả”
Thầy Pascal người Bỉ, nghe tiếng cũng đến tham gia giảng dạy, tiếp lửa cho lớp học của Khánh.

Tiếng lành đồn xa, người hảo tâm, mạnh thường quân khắp nơi cũng tìm tới giúp Khánh, giúp cái lớp học của Khánh… cứ vậy lớp học đã kéo dài 13 năm.

“Có lần cuối tuần, một nhà hảo tâm người Bỉ tên Pascal tìm đến phụ tôi dạy tụi nhỏ. Thầy Pascal chia sẻ nhiều, dạy tụi nhỏ nhiều bài học bổ ích về con người và văn hóa Bỉ. Không chỉ những người có tâm, các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương cũng giúp đỡ, đó chính là liều thuốc để lớp học này kéo dài đến hôm nay”, anh Khánh chia sẻ.

Đến nay, sĩ số lớp học đã lên đến gần 40 em, cái sân xóm trọ không còn đủ chỗ cho lũ trẻ theo học nên anh Khánh phải sắp thành 2 ca, dạy đều các môn Văn, Toán, Lý, Hóa, Anh văn. Học sinh của Khánh chủ yếu là cấp 2, cứ lớp trước kết thúc thì lại tất bật chuẩn bị cho lớp sau bắt đầu.

Ông thầy bất đắc dĩ của lũ trẻ nghèo khu “gò mả”
Lớp học của Khánh sĩ số ngày càng tăng, Khánh phải chia làm 2 ca để giảng dạy.

Phụ huynh của các em cũng bắt đầu cảm nhận được tấm lòng của ông thầy công nhân ốm yếu. Con họ từ học lực yếu, kém sau thời gian được kèm cặp đã có thành tích học tập tiến bộ rõ rệt, có em vươn lên khá, giỏi. Vậy là lớp học của Khánh lại một lần nữa phải thay đổi chỗ. Phụ huynh gom góp lại thuê hẳn 1 căn nhà nhỏ với giá 3,5 triệu/tháng để làm chỗ học cho thầy trò.

“Khánh không lấy tiền nên phụ huynh tiếp sức bằng cách của họ để duy trì lớp học ý nghĩa này”, chỉ tay về căn phòng trọ kiêm luôn lớp học của anh Khánh, một người hàng xóm nói.

Chẳng qua trường lớp chuyên môn nào, để có thể truyền đạt cho học sinh những kiến thức cần có, Khánh phải vận dụng hết vốn liếng từ thời phổ thông; lại tìm tòi học hỏi thêm những kiến thức mới trên internet, hoặc tham khảo kiến thức từ những thầy cô giáo có mối thân tình. Cách dạy của Khánh vừa thực tế, vừa dí dỏm nên học sinh rất nhanh hiểu bài.

“Học với thầy tụi con thích vì dễ hiểu, không khí học không gò bó, vui nhộn, cách truyền đạt của thầy gần gũi, nhiệt tình nên tụi con không thấy áp lực mà càng học càng thích”, bé Như học sinh lớp 9, trường Đặng Tấn Tài, hồn nhiên kể về thầy khánh.

Không chỉ bé Như, mà chị gái của Như và nhiều đứa trẻ trước đó của xóm nghèo đều đã từng theo học Khánh. Truyền thống này cứ thế kéo dài suốt 13 năm; và cũng từng ấy năm Hoàng Trọng Khánh phải vừa làm công nhân vừa làm “thầy” của tụi nhỏ xóm nghèo.

Cứ buổi sáng, Khánh rời nhà với vai trò công nhân, khoảng 5 giờ chiều tan ca về Khánh lại vào vai thầy giáo. Khánh dạy lũ nhỏ đến tận 8 giờ tối mới xong, ròng rã suốt 13 năm. Đối tượng học sinh của Khánh cũng chỉ là con em của những gia đình lao động nghèo. Khánh không được ai công nhận là “thầy”, không có bằng cấp làm “thầy” nhưng Khánh có cái tâm của người thầy.

Khánh dạy chữ không phải vì mưu sinh hay vì danh vọng. Mục đích của Khánh chỉ đơn giản là vì niềm vui, vì tương lai của những đứa trẻ đã gọi anh là “thầy”.

Thiên Nam - Như Mai

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Trường Đại học Công nghệ Đông Á công bố chỉ tiêu theo phương thức xét học bạ năm học 2024 - 2025

    (Xây dựng) - Trong năm 2024, việc xét tuyển vào các trường đại học thông qua hồ sơ học bạ sớm đang dần trở thành một xu hướng được nhiều học sinh và phụ huynh lựa chọn. Trường Đại học Công nghệ Đông Á đang là một trong những ngôi trường thuộc top đầu cả nước đã công bố chỉ tiêu dành cho phương thức xét học bạ.

    18:49 | 18/04/2024
  • Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành công nghệ

    (Xây dựng) - Ngày 13/4, Chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành công nghệ” diễn ra tại Trường THPT Lý Thường Kiệt, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội với sự tham gia của đại diện Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), đại diện các trường đại học, doanh nghiệp, doanh nhân và hơn 1.000 học sinh THPT tham gia trực tiếp.

    15:30 | 13/04/2024
  • Lễ Bế giảng lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung K69.B16 Bộ Ngành 2 (khóa học 2022-2024)

    (Xây dựng) – 41 học viên lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung K69.B16 Bộ Ngành 2 (khóa học 2022-2024) đã hoàn thành khoá học và nhận bằng tốt nghiệp tại Lễ Bế giảng được Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Khu vực I tổ chức sáng 6/4/2024 vừa qua. Lễ Bế giảng trang trọng được tổ chức đồng thời cùng các lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung K69.B09 Địa phương 1, K69.B15 Bộ ngành 1, K69.B16 Bộ Ngành 2. TS. Phạm Thị Ngọc Dung – Phó Giám đốc Học viện chủ trì buổi lễ.

    21:53 | 08/04/2024
  • 100 suất học bổng cho các lãnh đạo trẻ tương lai

    (Xây dựng) - Học bổng Lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2024 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy, tầm nhìn và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và toàn cầu.

    19:09 | 05/04/2024
  • Bắc Ninh: Phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết trường Đại học Công nghệ Đông Á

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có Văn bản số 109/QĐ-UBND, về việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết trường Đại học Công nghệ Đông Á tại phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh.

    21:23 | 04/04/2024
  • Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đại học Thái Nguyên

    (Xây dựng) - Ngày 4/4, Đại học Thái Nguyên đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự và trao Huân chương cho nhà trường. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

    16:29 | 04/04/2024
  • Thanh Hóa: Sẽ nâng cấp cơ sở vật chất Trường Chính trị tỉnh với tổng mức đầu tư hơn 237 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng vừa ký và ban hành Quyết định số 1287/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất Trường Chính trị tỉnh với tổng mức đầu tư hơn 237 tỷ đồng.

    21:13 | 03/04/2024
  • Lớp Cao cấp lý luận chính trị K74.A04 thực hiện chuyến đi thực tế tại thành phố Hải Phòng

    (Xây dựng) – Từ ngày 1/4 – 4/4/2024, lớp Cao cấp lý luận chính trị K74.A04 (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) đã thực hiện chuyến đi nghiên cứu thực tế tại thành phố Hải Phòng và nghe báo cáo về: Công tác phát triển Đảng viên mới ở thành phố Hải Phòng, thực trạng và những vấn đề đặt ra.

    22:04 | 02/04/2024
  • Tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong ngành Điện gió ngoài khơi

    (Xây dựng) - Ngày 28/3, tại Hà Nội, Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) - Đan Mạch, phối hợp với trường Điện – Điện tử, Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức hội thảo “Cơ hội nghề nghiệp ngành điện gió ngoài khơi”. Hội thảo là cơ hội để các chuyên gia trong nước và quốc tế chia sẻ toàn diện về tiềm năng phát triển nghề nghiệp của nhân sự Việt trong ngành Điện gió ngoài khơi, một lĩnh vực khá mới mẻ và hiện đang trong giai đoạn tương đối sơ khai của Việt Nam.

    16:10 | 28/03/2024
  • Quảng Nam: Tiến độ dự án trường học 61 tỷ đồng được điều chỉnh thời gian hoàn thành

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam điều chỉnh thời gian thực hiện dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa, huyện Quế Sơn từ năm 2019-2024 và yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh (chủ đầu tư) có trách nhiệm phối hợp với UBND huyện Quế Sơn tập trung giải quyết dứt điểm các trường hợp còn tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

    15:46 | 27/03/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load