Thứ hai 20/03/2023 18:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Ninh Bình: Khởi động trồng rừng Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng Đồng bằng sông Hồng

08:22 | 08/02/2023

(Xây dựng) – Chiều 7/02/2023, tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn (Ninh Bình), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ khởi động trồng rừng trong khuôn khổ Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng đồng bằng sông Hồng (viết tắt là Dự án KFS) do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ (thông qua Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc).

Ninh Bình: Khởi động trồng rừng Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng Đồng bằng sông Hồng
Quang cảnh lễ khởi động trồng rừng trong khuôn khổ Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng đồng bằng Sông Hồng.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị đánh giá cao và trân trọng cảm ơn Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc đã quan tâm, hỗ trợ Việt Nam thực hiện dự án quan trọng này, góp phần phát huy hiệu quả, vai trò, chức năng của vùng rừng ven biển tại hai tỉnh tham gia dự án trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải, tạo thu nhập cho người dân, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dân, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1662/QĐ-TTg ngày 4/10/2021.

Quá trình tổ chức triển khai dự án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nhận được sự quan tâm, phối hợp và hỗ trợ tích cực của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan có liên quan thuộc tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định, sự tham gia có hiệu quả của chuyên gia tư vấn Hàn Quốc. Vì vậy, đến hôm nay dự án đã hoàn thành mọi thủ tục pháp lý, mặt bằng và các điều kiện cần thiết khác cho việc trồng mới 250ha và phục hồi 80ha rừng ngập mặn tại hiện trường. Với quyết tâm của các bên, sự hợp tác và hỗ trợ tích cực của Nhà tài trợ, tinh thần trách nhiệm của các địa phương thì dự án sẽ được tổ chức thực hiện thành công và đạt hiệu quả cao.

Ninh Bình: Khởi động trồng rừng Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng Đồng bằng sông Hồng
Các đại biểu, nhà tài trợ cùng các đơn vị, lực lượng địa phương hăng hái trồng rừng sau buổi lễ.

Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng đồng bằng Sông Hồng đã thể hiện trách nhiệm của Chính phủ Hàn Quốc với biến đổi khí hậu trong tình hình hiện nay trên toàn cầu. Tại Đại hội Lâm nghiệp thế giới diễn ra vào tháng 5/2022, Tổng thống Hàn Quốc cũng đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của dự án này đối với nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu và xác định việc khôi phục rừng ngập mặn và hệ sinh thái ven biển là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để yếu tố quan trọng để đảm bảo an ninh môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải khí nhà kính và góp phần phát triển kinh tế xã hội, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, ông Nguyễn Quốc Trị cho biết thêm.

Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng Đồng bằng Sông Hồng (viết tắt là Dự án KFS) do Chính phủ Hàn Quốc thông qua Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc (Korea Forest Service - KFS) tài trợ với tổng vốn đầu tư 4,392 triệu USD (tương đương 93,812 tỷ đồng) trong đó vốn viện trợ không hoàn lại của Hàn Quốc là 3,792 triệu USD (tương đương 89,112 tỷ đồng), vốn đối ứng của Việt Nam là 0,6 triệu USD (tương đương 14,1 tỷ đồng). Thời gian thực hiện: 5 năm (từ 2020 - 2024) bao gồm cả thời gian chuẩn bị dự án. Địa điểm thực hiện: Vườn Quốc gia Xuân Thủy tỉnh Nam Định và huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Dự án có mục tiêu: Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn tại vùng Đồng bằng Sông Hồng (trồng mới rừng ngập mặn 250ha; trồng phục hồi/bổ sung rừng ngập mặn: 80ha; thiết lập vườm ươm cây giống cây rừng ngập mặn tại Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và phát triển du lịch sinh thái; hỗ trợ phát triển sinh kế; hỗ trợ trang thiết bị bảo vệ rừng; đào tạo nâng cao năng lực, truyền thông và tham quan học tập; nghiên cứu phát triển (R&D)...)

Anh Tú

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khu dân cư An Hạ tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh (TPHCM) được chọn bố trí 233 nền đất cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án Vành đai 3 TPHCM. Hiện công tác hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật cho khu dân cư này đang được tất bật triển khai.

  • Bắc Giang: Trồng hơn 100 cây hoa anh đào tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử

    (Xây dựng) - Nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023), UBND tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức chương trình trồng cây hoa anh đào và giao lưu văn hóa Việt - Nhật tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động, Bắc Giang).

  • Khiêm nhường như những đóa hoa

    (Xây dựng) - Vào một ngày cuối năm 1997, ông Vũ Hải – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Xây dựng giới thiệu cho tôi gặp ông Kim Quốc Hoa khi đó vừa nhận quyết định về làm Tổng Biên tập Báo Xây dựng chuẩn bị nhân sự để ra số báo đầu tiên. Cầm tập hồ sơ lướt qua tấm bằng Đại học tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí và biết tôi là một trong số ít sinh viên được kết nạp Đảng trên giảng đường Đại học, Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa có một thoáng hài lòng. Tôi và Báo Xây dựng đã khởi nghiệp cùng nhau như thế đó!

  • Chủ tịch TPHCM chỉ đạo gỡ vướng loạt dự án chậm tiến độ

    Chủ tịch UBND TPHCM chỉ đạo các sở, ban ngành giải quyết vướng mắc các dự án chậm triển khai hoặc mạnh dạn thu hồi như Khu đô thị Sing - Việt, dự án khu E ở Khu Nam Nam Sài Gòn, dự án quy hoạch làng đại học Hưng Long, dự án Khu dân cư Phi Long ở huyện Bình Chánh,…

  • Quảng Ninh: Xã hội hóa xóa nhà ở tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

    Theo báo cáo của Sở Xây dựng Quảng Ninh, địa bàn hiện có 279 hộ gia đình ở nhà tạm, dột nát, cần hỗ trợ cải thiện, trong đó 205 hộ cần được xây mới và 74 cần được hộ sửa chữa.

  • TP.HCM xử lý các điểm mua bán tự phát, lấn chiếm lòng, lề đường

    Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị tăng cường tuyên truyền vận động và xử lý nghiêm các điểm mua bán tự phát, lấn chiếm lòng, lề đường, gây mất an toàn giao thông.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load