Thứ tư 05/02/2025 14:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Ninh Bình: Chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông trong xây dựng Nông thôn mới

19:11 | 17/10/2023

(Xây dựng) – Trong suốt những năm triển khai Chương trình xây dựng Nông thôn mới, việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hạ tầng giao thông luôn được tỉnh Ninh Bình quan tâm, chú trọng, góp phần không nhỏ trong việc “thay da, đổi thịt” vùng quê Cố đô.

Ninh Bình: Chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông trong xây dựng Nông thôn mới
Tỉnh Ninh Bình đã làm mới, nâng cấp 16.904 tuyến đường với tổng chiều dài hơn 2.138,7 km trong suốt những năm qua.

Tính đến nay, toàn tỉnh Ninh Bình có 119/119 xã bằng 100% tổng số xã đã có đường ôtô đến trung tâm xã, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán của người dân, cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con. Hệ thống đường giao thông nông thôn hoàn thiện đã trở thành động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn; điều kiện phục vụ sản xuất thuận lợi hơn, sản phẩm của nông dân được thông thương tiêu thụ tốt hơn, năng suất, chất lượng sản xuất, doanh thu từ nông nghiệp từ đó cũng được nâng lên rõ rệt.

Hầu hết các xã đã đạt chuẩn Nông thôn mới đều có đường ôtô đến trung tâm xã và từ trung tâm xã đến các thôn được rải nhựa hoặc đổ bê tông đảm bảo chất lượng; đường trục chính nội đồng và đường ngõ xóm cũng được cứng hóa không bị lầy lội trong mùa mưa. Cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đến nay toàn tỉnh Ninh Bình đã làm mới, nâng cấp 16.904 tuyến đường với tổng chiều dài hơn 2.138,7 km bằng 269.276 tấn xi măng do tỉnh hỗ trợ.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Ninh Bình Lê Trọng Thành cho biết: Những năm qua, Sở Giao thông Vận tải đã phối hợp với các Sở, ngành lồng ghép nguồn vốn bảo trì kết hợp với nguồn vốn ngân sách Nhà nước triển khai đầu tư xây dựng các tuyến đường trục xã cần nguồn vốn lớn góp phần hoàn thành tiêu chí số 2 về giao thông. Tiêu biểu như: Tuyến đường trục xã Gia Tiến, tuyến đường trục xã Gia Trung (huyện Gia Viễn); tuyến đường trục xã Kim Chính, xã Chính Tâm, xã Xuân Thiện, tuyến đường liên xã Lưu Phương – Cồn Thoi (huyện Kim Sơn). Trong hơn 10 năm qua các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn ước tính khoảng trên 3.500 tỷ đồng; trong đó ngân sách Nhà nước 2.718 tỷ (chiếm 77%), vốn nhân dân đóng góp 496 tỷ (chiếm 14%), vốn huy động từ cộng đồng, doanh nghiệp 404 tỷ (chiếm 9%).

Ninh Bình: Chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông trong xây dựng Nông thôn mới
Hệ thống đường giao thông nông thôn hoàn thiện đã trở thành động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn ở Ninh Bình.

Trong thời gian tới, đặc biệt là từ năm 2023 đến năm 2030, ngành Giao thông Vận tải Ninh Bình sẽ tập trung huy động tổng hợp mọi nguồn lực từ nhân dân đóng góp, từ ngân sách tỉnh, ngân sách huyện xã; tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương hỗ trợ đầu tư phát triển, hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới của Trung ương, của tỉnh, vốn của các tổ chức nước ngoài như: WB, AFD và các nguồn vốn hợp pháp khác để tiếp tục hoàn thiện hạ tầng giao thông nông thôn.

“Cùng với đó, làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, công tác quản lý duy tu sửa chữa thường xuyên các tuyến đường hiện có và các tuyến đường sau khi được nâng cấp, cải tạo, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả hệ thống giao thông nông thôn. Ngoài ra, tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng Nông thôn mới” để làm chuyển biến hơn nữa nhận thức về nội dung, lợi ích của việc phát triển hệ thống giao thông nông thôn”, ông Thành cho biết thêm.

Anh Tú

Theo

Cùng chuyên mục
  • Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Diện mạo nông thôn mới ngày càng khởi sắc

    (Xây dựng) – Luôn xác định xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, những năm qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, UBND huyện Lập Thạch, các địa phương trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, tập trung mọi nguồn lực giúp diện mạo nông thôn mới huyện Lập Thạch ngày càng khởi sắc, góp phần hoàn thành tiêu chí huyện nông thôn mới vào năm 2025.

  • Triệu Sơn (Thanh Hóa): Nỗ lực về đích nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 31/QĐ-TTg, công nhận huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

  • Hà Nội: Nông thôn mới diện mạo mới

    (Xây dựng) - Thời gian qua, Thủ đô Hà Nội đã bám sát Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới. Qua đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày. Hòa mình vào kỷ nguyên mới mà Trung ương phát động, nhiều quận, huyện chủ động tinh giản, sắp xếp lại bộ máy hành chính để tạo động lực vươn mình.

  • Hà Tĩnh: Công nhận thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải vừa ký Quyết định số 227/QĐ-UBND về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao và xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2024.

  • Nghệ An: Bỏ phiếu xét công nhận huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

    (Xây dựng) - Sáng 22/1, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An đã tổ chức cuộc họp để thảo luận, bỏ phiếu xét, công nhận huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

  • Hà Tĩnh: Đề xuất công nhận 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu đợt 3 năm 2024

    (Xây dựng) - Tại cuộc họp vừa qua, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh, Hội đồng thẩm định đã bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thị xã Kỳ Anh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đề nghị công nhận 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đợt 3 năm 2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load