Thứ ba 03/10/2023 10:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Những trục giao thông kết nối khu xây trụ sở bộ, ngành ở Tây Hồ Tây

10:08 | 31/05/2023

Nằm ở trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây, khu đất xây dựng trụ sở 13 bộ, ngành có hạ tầng giao thông đồng bộ với các tuyến vành đai, trục hướng tâm, đường nội khu rộng 8-12 làn xe.

Những trục giao thông kết nối khu xây trụ sở bộ, ngành ở Tây Hồ Tây
Theo Quyết định 423 được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký phê duyệt, khu vực Tây Hồ Tây (Hà Nội) sẽ trở thành nơi đặt trụ sở làm việc của 13 bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các đoàn thể. Việc xây dựng sẽ được thực hiện làm 3 giai đoạn, bắt đầu từ năm 2023 và đến năm 2035 sẽ hoàn thành.
Những trục giao thông kết nối khu xây trụ sở bộ, ngành ở Tây Hồ Tây
Khu vực được quy hoạch xây trụ sở bộ, ngành là một khu đất rộng 35 ha nằm ở trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây. Trong đó có 20,7 ha thuộc phường Xuân La (quận Tây Hồ) và 14,3 ha thuộc phường Xuân Tảo (quận Bắc Từ Liêm). Hiện trạng khu vực này có hạ tầng giao thông được quy hoạch bài bản, thuận lợi đi lại.
Những trục giao thông kết nối khu xây trụ sở bộ, ngành ở Tây Hồ Tây
Đường vành đai 2,5 đoạn Nguyễn Văn Huyên chạy xuyên qua khu đô thị Tây Hồ Tây thông qua một cây cầu vượt trị giá hơn 500 tỷ đồng được hoàn thành tháng 9/2020.
Những trục giao thông kết nối khu xây trụ sở bộ, ngành ở Tây Hồ Tây
Con đường rộng 8-10 làn xe này cũng là trục chính hướng Cầu Giấy vào khu đô thị Tây Hồ Tây. Mặt cắt ngang rộng lại có cầu vượt tránh xung đột giao thông với đường Hoàng Quốc Việt khiến trục đường gần như không bao giờ xảy ra ùn tắc.
Những trục giao thông kết nối khu xây trụ sở bộ, ngành ở Tây Hồ Tây
Phía đông của khu vực này là tuyến vành đai 2 với trục đường Võ Chí Công - cầu Nhật Tân. Ngoài ra, đường Hoàng Minh Thảo vốn là một phần của tuyến Tây Thăng Long (kéo dài tới Sơn Tây) cũng được hoàn thiện.
Những trục giao thông kết nối khu xây trụ sở bộ, ngành ở Tây Hồ Tây
Ngoài ý nghĩa là trục chính đô thị, hiện đường Hoàng Minh Thảo còn đóng vai trò kết nối 3 tuyến vành đai có lưu lượng đông bậc nhất Hà Nội là vành đai 2, vành đai 2,5 và vành đai 3.
Những trục giao thông kết nối khu xây trụ sở bộ, ngành ở Tây Hồ Tây
Đường Hoàng Minh Thảo có 10 làn xe chạy, trong đó có 6 làn xe cơ giới và 4 làn dành cho xe máy và xe thô sơ.
Những trục giao thông kết nối khu xây trụ sở bộ, ngành ở Tây Hồ Tây
Giữa làn ôtô và xe máy được xây dựng sẵn dải phân cách cứng để tránh việc xung đột giữa các làn và đảm bảo an toàn cho các phương tiện nhỏ.
Những trục giao thông kết nối khu xây trụ sở bộ, ngành ở Tây Hồ Tây
Cuối tuyến giao với đường vành đai 3 (Phạm Văn Đồng) chưa được hoàn thiện. Trong khi đó giai đoạn 2 của trục Tây Thăng Long đã được thi công một số hạng mục và chờ đấu nối với đường Hoàng Minh Thảo. Khu vực này đang được đề xuất xây dựng một hầm chui vượt qua đường Phạm Văn Đồng.
Những trục giao thông kết nối khu xây trụ sở bộ, ngành ở Tây Hồ Tây
Theo quy hoạch, trục Tây Thăng Long có hướng tuyến song song với đại lộ Thăng Long hiện tại. Tuyến đường chạy qua nhiều quận, huyện phía tây thành phố và kết thúc ở Sơn Tây. Hiện, vướng mắc lớn nhất trong giai đoạn 2 của dự án là loạt nhà dân dày đặc nằm sát sông Nhuệ và khu vực tiếp giáp đường Phạm Văn Đồng chưa thể giải phóng mặt bằng.
Những trục giao thông kết nối khu xây trụ sở bộ, ngành ở Tây Hồ Tây
Bên cạnh trục vành đai, hướng tâm, các trục đường nội khu chạy trong khu đô thị Tây Hồ Tây cũng được quy hoạch bài bản theo kiến trúc ô bàn cờ.
Những trục giao thông kết nối khu xây trụ sở bộ, ngành ở Tây Hồ Tây
Dù là những trục đường trong khi đô thị, các tuyến này cũng được xây dựng với mặt cắt rộng 2-8 làn xe.
Những trục giao thông kết nối khu xây trụ sở bộ, ngành ở Tây Hồ Tây
Hệ thống cây xanh, vỉa hè cũng được hoàn thiện.
Những trục giao thông kết nối khu xây trụ sở bộ, ngành ở Tây Hồ Tây
Do khu hành chính xây dựng trụ sở bộ, ngành chưa được phê duyệt, một số trục nội bộ như đường Nguyễn Phúc Chu chưa thể đấu nối trực tiếp vào lô đất này.
Những trục giao thông kết nối khu xây trụ sở bộ, ngành ở Tây Hồ Tây
Những trục giao thông kết nối khu xây trụ sở bộ, ngành ở Tây Hồ Tây
Những trục giao thông kết nối khu xây trụ sở bộ, ngành ở Tây Hồ Tây
Những trục giao thông kết nối khu xây trụ sở bộ, ngành ở Tây Hồ Tây
Theo quy hoạch, khu trụ sở bộ ngành Tây Hồ Tây sẽ bố trí 13 trụ sở làm việc có hình khối kiến trúc thống nhất về phía bắc và nam gắn với 2 trục đường đô thị. Các công trình trụ sở được xây dựng thống nhất chiều cao 12-25 tầng. Khối công cộng phụ trợ, dịch vụ thương mại cao 6-24 tầng, thống nhất chỉ giới xây dựng lùi so với mặt đường chính là 20 m. Ảnh phương án thiết kế: Nikken Seikei Ltd.
Những trục giao thông kết nối khu xây trụ sở bộ, ngành ở Tây Hồ Tây
Khu vực quy hoạch xây dựng trụ sở bộ, ngành trong khu đô thị Tây Hồ Tây. Ảnh: Google Maps.

Theo Thành Đông - Hồng Quang Zingnews.vn

Cùng chuyên mục
  • Chậm tiến độ bàn giao mặt bằng Dự án Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu

    Nếu vấn đề giải phóng mặt bằng không theo đúng kế hoạch, Dự án đường bộ Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu sẽ bị ảnh hưởng tiến độ đối với các nhà thầu thi công.

  • Dự án đường bộ cao tốc trước áp lực 'kép'

    Nhiều dự án đường bộ cao tốc quy mô lớn được triển khai cùng lúc tại Đồng bằng sông Cửu Long đang khiến nhu cầu về đất đắp, đá, cát tăng đột biến gây khó cho chủ đầu tư, đơn vị thi công cũng như địa phương. Các chủ đầu tư, nhà thầu đang chịu áp lực “kép” về tiến độ và nguồn vật liệu xây dựng, nhất là nguồn cát đắp nền.

  • Cần hơn 150 tỷ đồng để nâng cấp các dự án khẩn cấp trên Quốc lộ 27C

    Quốc lộ 27C kết nối 2 thành phố du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) và Đà Lạt (Lâm Đồng) có địa hình hiểm trở, đèo dốc quanh co, hay bị sạt lở nên xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

  • Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1: Khẩn trương điều phối nguồn vật liệu san lấp

    (Xây dựng) – Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc điều phối nguồn vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vừa được Văn phòng Chính phủ thông báo mới đây.

  • Đà Nẵng: Chi gần 500 tỷ để cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14B

    (Xây dựng) - Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng vừa ký quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14B, Đà Nẵng theo hình thức lựa chọn đấu thầu rộng rãi trong nước qua mạng với phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. Thời gian thực hiện hợp đồng 540 ngày, giá dự toán gần 481,3 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của Bộ Giao thông vận tải và Đà Nẵng. Đây là gói thầu có giá trị lớn nhất tại dự án Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14B qua địa phận Đà Nẵng.

  • Dự án Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau: Tập trung thi công đường công vụ, cầu ngay lúc thiếu cát

    (Xây dựng) - Báo cáo của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, đến nay Dự án cao tố Cần Thơ – Cà Mau đạt hơn 10% giá trị hợp đồng. Cả hai dự án thành phần đều đang chậm tiến độ. Nguyên nhân chậm tiến độ được xác định là do thiếu vật liệu cát đắp nền đường. Trước tình hình trên, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã yêu cầu nhà thầu thay đổi phương pháp thi công, tập trung thi công cầu, cống trên tuyến.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load