Thứ ba 07/05/2024 15:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Những lưu ý quan trọng về sổ đỏ hộ gia đình

14:16 | 04/04/2023

(Xây dựng) – Sổ đỏ hộ gia đình hiện nay và sổ đỏ cá nhân luôn được quan tâm, bởi nó quyết định trực tiếp quyền lợi của các cá nhân, hộ gia đình, tránh xảy ra tranh chấp. Vì vậy, người dân cần nằm rõ một số lưu ý sau trước khi chuyển nhượng và cho tặng.

Những lưu ý quan trọng về sổ đỏ hộ gia đình
Người dân cần tìm hiểu rõ về sổ đỏ hộ gia đình để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, tránh xảy ra tranh chấp không đáng có.

Phân biệt sổ đỏ hộ gia đình và sổ đỏ cá nhân

Sổ đỏ hộ gia đình là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng đất (theo Điều 212 của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).

Sổ đỏ cá nhân là người có quyền sử dụng đất do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất bằng các hình thức như nhận chuyển nhượng (mua đất), nhận tặng cho, nhận thừa kế, chuyển đổi quyền sử dụng đất với người khác.

Điều kiện cấp sổ đỏ hộ gia đình

Các thành viên trong gia đình có chung quyền sử dụng đất nếu đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

Thứ nhất, có quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống (cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ…), quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi).

Thứ hai, đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Thứ ba, quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: Cùng nhau đóng góp, tạo lập hoặc được tặng cho, thừa kế chung…

Ai là người đứng tên sổ đỏ hộ gia đình?

Tại Điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định ghi tên tại trang 1 của sổ đỏ hộ gia đình như sau:

“Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi "Hộ ông" (hoặc "Hộ bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình".

Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó”.

Như vậy, nếu chủ hộ có quyền sử dụng đất chung với các thành viên trong gia đình, thì sổ đỏ sẽ ghi tên chủ hộ.

Bán đất, sang tên sổ đỏ phải có sự đồng ý của các thành viên trong gia đình?

“Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật”, Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định rõ.

Như vậy, khi gia đình muốn chuyển nhượng, cho tặng quyền sử dụng đất phải có sự đồng ý của các thành viên trong gia đình bằng văn bản có công chứng.

Thảo Phương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thị trường bất động sản kỳ vọng được trợ lực từ kiều hối

    Với các quy định thông thoáng về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều trong các bộ luật liên quan đến đất đai sắp được ban hành, lượng kiều hồi ước tính hàng tỷ USD/năm về Việt Nam đang được các chuyên gia bất động sản (BĐS) kỳ vọng là trợ lực tạo dòng tiền cho thị trường bất động sản thời gian tới, nhất là trong bối cảnh các dự án BĐS vẫn gặp khó khăn về huy động vốn.

  • ‘Đỏ mắt’ tìm nhà giá rẻ, người trẻ tìm tới vùng phụ cận TP.HCM

    Trong bối cảnh nguồn cung căn hộ tại TP.HCM khan hiếm và giá bán leo thang, Bình Dương đang trở thành nơi thu hút người mua nhà khi nhiều dự án tung ra thị trường với giá phải chăng.

  • Kon Tum cần sớm ban hành giá đất để thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư công

    (Xây dựng) - Chậm trễ trong việc ban hành giá đất đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vướng mắc cho các dự án đầu tư công tại tỉnh Kon Tum. Việc sớm giải quyết vấn đề này được xem là chìa khóa để thúc đẩy tiến độ và chất lượng của các dự án, đồng thời tạo đà cho sự phát triển bền vững của khu vực.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Tin vui cho người dân chuyển mục đích sử dụng đất

    (Xây dựng) - Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa có Thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường tại cuộc họp nghe báo cáo về chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tại khu vực quy hoạch nhóm nhà ở trong các đồ án quy hoạch phân khu theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị.

  • Đà Nẵng: Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ thực hiện xây dựng nhà ở xã hội địa bàn

    (Xây dựng) - Để hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội để bán theo quy định Luật Nhà ở được thông qua năm 2023. Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố có những đóng góp ý kiến liên quan về Sở Xây dựng để tổng hợp và UBND thành phố có những Nghị quyết ban hành cơ chế hỗ trợ đối với thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố ngày càng tốt hơn.

  • Thái Nguyên: Nhiều tiềm năng cho phát triển thị trường bất động sản

    (Xây dựng) – Để đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa của Thái Nguyên đạt trên 45%, đến năm 2030 đạt trên 60%. Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh đạt trên 7% vào năm 2025, trên 10% vào năm 2030. Thái Nguyên đang tập trung thúc đẩy phát triển mạnh các dự án các khu đô thị, khu nhà ở.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load