Thứ ba 07/05/2024 05:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Những bất thường giá đất

15:20 | 18/01/2022

(Xây dựng) - Mặc dù dịch bệnh và những cảnh báo đưa ra từ các chuyên gia, nhưng chưa bao giờ giá BĐS ở Việt Nam lại đứng ở mức cao như hiện nay. Sau những thất thường của thị trường vàng, rồi chứng khoán, dường như BĐS đang là sự lựa chọn số 1 của các nhà đầu tư.

nhung bat thuong gia dat
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Câu chuyện giá BĐS đô thị cứ ngày một tăng cao là một thực tế nhìn thấy. Có rất nhiều nguyên nhân của tình trạng này, trong đó, việc đầu tư phát triển các dự án nhà ở thương mại gặp nhiều khó khăn do thủ tục pháp lý về đất đai, đầu tư, xây dựng (kéo dài 1 - 2 năm trước, mới được tháo gỡ nhưng chưa có tác động rõ nét) dẫn đến nguồn cung BĐS hạn chế.

Thêm nữa, việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức (thiếu quỹ đất, nguồn vốn hỗ trợ thiếu…) dẫn đến nguồn cung nhà ở xã hội thiếu nhiều so với nhu cầu của người dân. Trong khi đó, nhiều nơi, hàng loạt dự án chiếm đất để hoang, nhiều khu đô thị mới mọc lên với các căn hộ, khu biệt thự có chủ, nhưng đóng im, không người ở.

Đặc biệt, theo các chuyên gia, vấn đề cốt lõi - điều đã được nhắc đến nhiều lần - là do giá BĐS đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý. Chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ để các nhà đầu tư, người dân thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chia tách, "phân lô, bán nền" tại các khu vực chưa được đầu tư, hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng; thực hiện mua đi, bán lại, giao dịch trao tay nhiều lần để đẩy giá. Cộng thêm, việc các địa phương ban hành bảng giá đất mới tăng hơn so với trước đây, mặc dù chưa tác động trực tiếp làm tăng giá nhà ở, đất ở của các dự án nhưng cũng có tác động tâm lý đến giới đầu tư BĐS đặc biệt là giá nhà đất của người dân tại các khu vực hiện hữu.

Các chuyên gia nhận định, mặc dù đã có những thay đổi cơ bản trong đền bù đất đai giải phóng mặt bằng, nhưng còn những kẽ hở gây ra sự méo mó về giá cả trên thị trường và làm nảy sinh tham nhũng trong công tác quản lý đất đai.

Đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra nhằm đến đối tượng là người thu nhập thấp, người dân có nhu cầu thực về nhà ở… nhưng dường như các giải pháp này vẫn gặp phải những trở ngại vô hình. Có người thẳng thắn rằng, nếu không hạ được giá BĐS thì chủ trương phát triển nhà cho người có thu nhập thấp của Chính phủ sẽ gặp khó khăn, người có nhu cầu thực sẽ mãi gặp khó khăn trong tìm mua nhà, và câu chuyện nóng lạnh trên thị trường vẫn tái diễn.

Thực tế cũng cho thấy, dùng biện pháp hành chính để điều tiết thị trường là điều không thể. Đã gọi là thị trường, thì phải có các công cụ về kinh tế. Công cụ hành chính chỉ nên xem như bà đỡ mà thôi. Biết vậy, nhưng chẳng hiểu sao mọi sự vẫn “giậm chân một chỗ”. Và đằng sau sự chậm trễ của các chính sách, dường như vẫn còn một sự lựa chọn khó khăn - bởi các chi phối vô hình - để đưa nhưng kế sách từ phòng họp ra thực tiễn thị trường.

Đặc biệt, rất nhiều câu hỏi đặt ra sau sự kiện cuối tháng 12/2021, khi qua 70 lượt trả giá từ các bên, ông chủ Tân Hoàng Minh trúng thầu lô đất 2 - 12 (khu đô thị Thủ Thiêm - TP.HCM) có diện tích hơn 10 nghìn m2 với mức giá 24.500 tỷ đồng, tương đương 2,4 tỷ đ/m2 đất, cao gấp 8 lần giá khởi điểm. Với giá này, đất tại khu vực Thủ Thiêm thực tế đã tăng 50 - 80% thậm chí 90% so với đầu năm. Nhưng sau đó, đúng một tháng, doanh nghiệp này xin đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán.

Những người đã kinh qua các đợt nóng lạnh bất thường của thị trường này thì cho rằng, không bao giờ nhà đầu tư thiệt, chỉ những người có nhu cầu thực sự về nhà ở phải chịu giá “cắt cổ” mà thôi”. Bởi lẽ, để có được những dự án “thành vàng”, những khu đất vốn là đồng không trống vắng, các nhà đầu tư đã phải “bươn trải” không ít.

Ngọc Lý

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load