Thứ ba 25/06/2024 14:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Nhiều bất cập cần sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

14:17 | 16/06/2024

(Xây dựng) - Sau hơn 13 năm thi hành, Luật Khoáng sản 2010 đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong lĩnh vực quản lý khoáng sản. Nhưng đồng thời cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần sửa đổi, bổ sung như đấu giá quyền khai thác, tài chính và bảo đảm quyền tài sản đối với khai thác khoáng sản…

Nhiều bất cập cần sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên khẳng định mỗi ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đều hết sức quý báu. (Ảnh: Bộ Tài nguyên và Môi trường)

13 năm thực thi Luật Khoáng sản

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội vừa phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản.

Hội thảo có sự góp mặt của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị trực thuộc liên quan cũng như đại diện các Bộ, ngành, các doanh nghiệp, hiệp hội, chuyên gia.

Ban tổ chức Hội thảo cho biết, sau hơn 13 năm thi hành, Luật Khoáng sản 2010 đã đạt được những kết quả nhất định đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, các quy định của Luật Khoáng sản hiện hành như quy hoạch, điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản còn bất cập, thiếu đồng bộ, chưa có sự gắn kết; quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường chưa phù hợp với thực tiễn; chưa có quy định về điều tra cơ bản địa chất…

Nhiều bất cập cần sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
Quản lý khai thác khoáng sản luôn là vấn đề nóng được xã hội quan tâm. (Ảnh: Kế Toại)

Mặt khác, hiện một số luật liên quan đến lĩnh vực địa chất khoáng sản đã được sửa đổi như: Luật Đấu giá tài sản, Luật Đầu tư, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đất đai… Do đó, cần phải rà soát sửa đổi để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, Quốc hội đã xem xét, quyết định đưa dự án Luật Địa chất và Khoáng sản vào Chương trình xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Việc xây dựng, ban hành Luật phải đáp ứng yêu cầu thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho biết: Đóng góp của ngành công nghiệp khai khoáng trong nền kinh tế trong thời gian qua là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn vào sự thật là công nghiệp khai khoáng của chúng ta chưa phát triển hết tiềm năng.

“Chúng ta mới chỉ tập trung khai thác mà chưa có đủ công nghệ cũng như năng lực để đầu tư chế biến nhiều loại khoáng sản kim loại. Một số loại khoáng sản mang tính chiến lược như đất hiếm vẫn chưa được khai thác để mang lại hiệu quả kinh tế, đối ngoại cho đất nước. Việc khai thác xuống sâu, khai thác ngầm nhiều loại khoáng sản còn gặp nhiều khó khăn” - ông Phạm Tấn Công chia sẻ.

Cũng theo ông Phạm Tấn Công, trải qua hơn 13 năm thi hành, Luật Khoáng sản 2010 mang lại nhiều kết quả tích cực nhưng cũng có nhiều vấn đề phải sửa đổi, bổ sung, trong đó có vấn đề đấu giá quyền khai thác khoáng sản, tài chính về khoáng sản và bảo đảm quyền tài sản đối với khai thác khoáng sản.

“VCCI đã tham gia sâu cùng cơ quan soạn thảo trong quá trình soạn thảo Luật Địa chất và Khoáng sản lần này. VCCI cảm ơn sự cầu thị, tinh thần đồng hành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Bộ Tài nguyên và Môi trường”, đại diện VCCI nhấn mạnh.

Đồng bộ, thống nhất và minh bạch

Tại cuộc họp, hầu hết các chuyên gia, đại diện Bộ, ngành đều thống nhất cho rằng, luật mới sau khi sửa đổi cần nhất là hướng tới mục tiêu đồng bộ, thống nhất, minh bạch và phù hợp với các điều ước, cam kết quốc tế.

Ông Trần Phương, Phó Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhận định, dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đã có nhiều điểm mới, nhằm khắc phục những những tồn tại, hạn chế, bất cập trên thực tế sau hơn 13 năm thực thi.

Nhiều bất cập cần sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
Khai thác khoáng sản tại Quảng Ngãi. (Ảnh: Lê Danh)

Các chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp cũng đã có những ý kiến góp ý nhằm tháo gỡ vướng mắc trong quy định về quyền thăm dò bổ sung, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đấu giá quyền khai thác khoáng sản cũng như cần minh bạch trong chi phí bảo vệ môi trường.

Theo ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc Văn phòng Luật sư AIC Lawyers & Consultants, các quy định của dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản cần phải áp dụng tối đa các cơ chế thị trường như đấu giá, đầu thầu trong hoạt động khai thác khoáng sản, để hạn chế tới mức tối thiểu tình trạng “xin - cho” quyền khai thác khoáng sản, hướng tới giải quyết hoàn toàn vấn nạn này trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

Trên cơ sở đó, ông Lê Thanh Sơn đề xuất tất cả các quyền khai thác khoáng sản phải được cấp thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản hoặc đấu thầu thực hiện dự án khoáng sản, trừ khu vực chứa khoáng sản năng lượng, phóng xạ, hạt nhân, khu vực khoáng sản tại vành đai biên giới quốc gia, khu vực chiến lược về quốc phòng, an ninh.

Bà Đặng Thị Ngọc Thủy, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Địa chất & Khoáng sản Việt Nam đề nghị, cần tiếp cận hướng quản lý công suất theo quy luật của thị trường và ranh giới khai thác theo mục tiêu tận thu tối đa khoáng sản không tái tạo để điều tiết công suất khai thác của các dự án và ranh giới khai thác khoáng sản thay vì tiến hành xử lý vi phạm hành chính và hình sự hóa việc khai thác vượt công suất hoặc khai thác ngoài ranh giới (sát biên ranh giới cấp phép) như quy định hiện hành.

Bà Thủy cũng đề xuất cân nhắc cơ chế “Công suất khai thác linh hoạt” để phù hợp với việc tối ưu hóa kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp và chế độ báo cáo xin điều chỉnh ranh giới khai thác khi cần mở rộng để tận thu tối đa tài nguyên; quản lý siết chặt bằng các chế tài xử phạt khi các số liệu không được báo cáo, đóng thuế phí đầy đủ và sản lượng khai thác hàng năm cộng lại vượt quá trữ lượng được cho phép huy động vào khai thác trong thời hạn cấp phép.

Theo đó, doanh nghiệp được phép chủ động điều tiết và điều chỉnh công suất của các dự án khai thác khoáng sản dựa trên nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Vấn đề này giống mô hình điều tiết sản lượng khai thác dầu thô của tổ chức xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới.

Ngay tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên đã phản hồi các ý kiến về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, công suất khai thác khoáng sản, đặc quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản khi thăm dò, phân công, phân cấp quản lý tài nguyên khoáng sản, quyền của doanh nghiệp về thế chấp khoáng sản hay không…

Thứ trưởng Trần Quý Kiên khẳng định, Bộ Tài nguyên và Môi trường luôn cầu thị, lắng nghe và tiếp thu toàn bộ ý kiến của các đại biểu về dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản.

Thu Quỳnh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thanh Hóa: Cấp giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu san lấp

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa ký và ban hành Giấy phép số 93/GP-UBND cho phép Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và xây dựng giao thông thủy lợi Hồng Quân được thăm dò khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc.

    10:45 | 22/06/2024
  • Thanh Hóa: Yêu cầu Công ty Việt Lào tạm dừng hoạt động khai thác mỏ đất làm vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Văn bản số 8796/UBND-CN tạm dừng hoạt động khai thác tại mỏ đất làm vật liệu san lấp và thu hồi đá ong phong hóa không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn.

    20:44 | 21/06/2024
  • Xi măng Long Sơn chinh phục nhiều thị trường khó tính trên thế giới

    (Xây dựng) - Công ty Xi măng Long Sơn đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường quốc tế với nhiều chuyến hàng xuất khẩu xi măng và clinker sang các thị trường khó tính như Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia…

    11:07 | 21/06/2024
  • Đẩy mạnh hiệu quả quản lý Nhà nước về khoáng sản

    (Xây dựng) – Tiếp tục phiên họp chiều 20/6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trình bày trước Quốc hội về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Theo đó, dự án Luật được xây dựng gồm 117 điều và được bố cục thành 12 chương, tăng 01 chương và 31 điều (so với Luật Khoáng sản năm 2010), tăng 01 chương và giảm 19 điều (so với Đề cương đã được thông qua).

    23:01 | 20/06/2024
  • Hà Tĩnh: Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác mỏ đất làm gạch hơn 6 tỷ đồng

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Quyết định số 25/UBND, về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Công ty Cổ phần Trung Đô dự án khai thác mỏ đất làm gạch đồi Cơn Mít (tại xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà).

    10:41 | 20/06/2024
  • Kiến nghị giải pháp cứu ngành Xi măng, vật liệu

    (Xây dựng) - Tại Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt, thép và vật liệu xây dựng, do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, đại diện các Hiệp hội, doanh nghiệp đã kiến nghị loạt khó khăn, đề xuất giải pháp tháo gỡ tới Chính phủ, các Bộ, ngành.

    20:37 | 18/06/2024
  • Bắc Giang: Tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ bãi sông

    (Xây dựng) – Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp khai thác cát sỏi trên địa bàn tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ bãi sông.

    15:55 | 18/06/2024
  • Hà Tĩnh: Đoàn kiểm tra đồng thuận chấm dứt dự án mỏ sắt Thạch Khê

    (Xây dựng) - Vừa qua, Đoàn kiểm tra liên ngành do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh về Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê.

    21:42 | 17/06/2024
  • Bài 1: Cát biển đã và đang được sử dụng như thế nào?

    (Xây dựng) – Cát xây dựng có vị trí quan trọng trong hệ thống vật liệu xây dựng, nhưng với sự phát triển nhanh của các hoạt động xây dựng công trình, nguồn cát sông ngày càng cạt kiệt. Thực trạng này đang diễn ra tại nhiều công trình trọng điểm quốc gia, nhiều nhà thầu, địa phương “kêu” thiếu cát, nhiều Sở, ngành, địa phương rà soát, cung cấp thông tin quy hoạch và hiện trạng nguồn vật liệu xây dựng, bãi đổ thải, lựa chọn những mỏ có vị trí phù hợp, bảo đảm về chất lượng, trữ lượng. Lúc này, ngoài việc tìm những giải pháp khắc phục tình trạng thiếu cát, thì yêu cầu cấp bách cần phải nghiên cứu, thử nghiệm nhằm tìm ra loại vật liệu thay thế cho cát sông, để đáp ứng nhu cầu cho hiện tại và trong tương lai.

    20:50 | 17/06/2024
  • Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild

    (Xây dựng) - Theo Ban tổ chức, Triển lãm quốc tế Vietbuild lần thứ 2 tới đây sẽ được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 400 doanh nghiệp ngành Xây dựng đăng ký tham gia.

    07:49 | 16/06/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load